Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XV

Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – phần XV

Chiều hôm trước Hóm ngồi giữ kín mề mỏi lấm lết nhìn trộm ông cai mới. Nó nghĩ mãi không ra là nó đã gặp cái ông này ở đâu một lần rồi. Trông quen lắm. Nó hỏi Cán:

-Mày ơi, bảo cái lão này ác lắm phải không?

-Hình như thế. Trước nó làm ở Đáp-cầu đấy mà. Nó đã đánh nợ ác khét tiếng tên đấy. Mà lại nịnh xếp ghê lắm.

À! Phải rồi! Hóm nhớ ra rồi. Chồng mới của dì ghẻ nó! Phải cái anh chàng hôm đi với dì nó ở Bách-thú đấy mà! Thảo nào trông quen thế! Bỗng nhiên bao nhiêu nỗi oan thù đối với người đàn bà độc hiểm kia lại bừng bừng thức dậy trong lòng nó. Nó có linh cảm rằng, nếu lão cai này cứ trông coi ở đây mãi thì rồi sẽ xảy ra nhiều chuyện không hay cho nó, nhất là cho mẹ nó. Nghĩ đến mẹ, nó lại quay về phía bờ đê bên kia, lấy mắt tìm kiếm. Bác Sinh gái đang chăm chỉ vun vun những mảnh than vụn vào đống. Hình như cái lo âu của Hóm bí mật truyền sang bác hay sao mà đúng cái lúc Hóm nhìn sang thì bác cũng ngừng tay xẻng trông lại chỗ Hóm. Bác được vào làm phụ ở đây đã hai hôm nay. Bác cẩn thận, lại chăm chỉ, lại đứng đắn, lại có duyên, nên thợ và phụ người nào cũng quý bác, vể bác. Người ta gọi đùa bác là phụ vì trông bác hiền tử, hay giúp việc người khác. Bác nhìn con giây lâu rồi lại bắt tay vào việc. Bác súc than đổ đầy hai thùng, đi qua cái cầu ván gỗ, gánh vào tàu, để thợ thuyền dùng đốt lò rèn. Cùng làm việc ấy với bác có chín mười người đàn bà con gái khác, trong số đó một người chửa đến tám tháng vừa gành vừa thở ì à – ì ạch.

Bọn phụ đang gánh than như vậy thì nghe thấy ông Cai gọi ở phía cuối đà.

-Này các chị kia, hẵng đặt gánh xuống đấy. Lại tôi bảo đây. Cả mấy anh đang gõ gỉ kia, lên đây.

Tất cả đến mười sáu mười bẩy người chạy lại. Ông Cai nhìn mặt từng ngừi rồi chọn lấy mười người.

-Thôi, còn sáu anh kia xuống làm đi. Cái này mười người khiêng cũng đủ. Hắn vừa nói vừa chỉ vào một cái vi-lơ-bơ-canh đợi khiêng. Đó là một khí cụ bằng thép hình ba chữ u nối vào nhau. Nó dùng để quay lên lộn xuống chung quanh trục máy, đầu mạnh cái bi-en, cái này là đầu cái pít-tổng làm chạy các máy khác. Nó lềnh khềnh và nặng lắm.

Ông Cai bảo phu:

-Các người chạy ra đống sắt đằng kia vác lại đay một tấm tôn dày, và một ít dây thừng. Rồi đặt tấm tôn xuống đặt cái vi-lơ-bơ-canh này lên trên. Rồi liệu buộc thế nào cho nó khỏi tuột. Xong làm như là quanh gánh ấy, đòn lấy cái thật dài, mỗi đầu năm người, gánh vào trong tầu cho thợ người ta làm, nhanh lên!

Mười người phu đều khẽ lắc đầu. Ai cũng thấy là công việc khiêng này rất nặng nhọc, rất nguy hiểm. Có phải khiêng ở trên mặt đất liền thì cũng chẳng ngại gì. Đằng này lại phải khiêng qua cái cầu kia, vô ý một chút là rơi xuống đà vỡ sọ. Nhưng lệnh ông Cai đã ra, phu không có quyền từ chối. Họ chia nhau công việc. Một lúc họ đã buộc thành một cái quang to và đã chọn cái đòn cân rất dài, chắc nịch. Họ sâu đòn vào mũi quang, kề vai nhấc thử. Họ lại đặt xuống, lè lưỡi. Một người đàn bà đứng tuổi được chị em cử đến nói với ông Cai:

-Thưa ông, ông cho thêm hai người phu đàn ông nữa mới khiêng nổi được. Nặng lắm ạ.

Ông Cai trợn mắt, mắng:

-Thêm, thêm cái con khỉ! Đồ ăn hại! Có một cái vi-lơ-bơ-canh thế mà cho mười người khiêng cũng là quá lắm rồi lại đòn đòi gì nữa. Gọi cả kíp đến khiêng với các chị nhé. Ra khiêng đi.

-Thưa ông…

-Chị còn nói nữa tôi sẽ phạt lương nửa buổi hôm nay.

Người đàn bà tiu nghỉu về chỗ chín bạn đồng nghiệp đứng bảo nhỏ.

-Thôi khiêng đi, không thèm xin thêm nữa, nó nặng lắm.

Một người nói càu nhàu:

-Nặng bỏ mẹ đi thế này, khiêng làm sao?

-Thôi ta cố một tý vậy.

Người đàn bà có mang thở dài:

-Các chị thì còn dễ, chứ tôi mới khổ chứ.

Họ đang thì thào với nhau, tiếng ông Cai đã hắt lại:

-Không khiêng đi còn đứng bàn tán gì đấy? Đồ lười ây! Có thế mà cũng kêu nặng. Muốn việc nhẹ thì ở nhà có được không?

Một bác phu đàn ông cau có:

-Mày thử lại đây khiêng xem có nặng không! Chỉ đứng nói thì ai chẳng nói được. Bác Sinh gái ôn tồn bảo mọi người:

-Thôi lão ấy đã bảo thế thì ta chịu nặng tí vậy. Nào ta kè vai vào đi. Không có nó lại ồn lên bây giờ. Khiêng xong cái này tắm là vừa.

Họ nể lời bác, kề vai khiêng. Hai người đàn ông khỏe đi hai đầu, đàn bà đi giữa, họ ì ạch khiêng, cứ đi được vài bước lại phải đặt xuống thở.

Hóm gọi Cán:

-Cán ơi, mày trông kìa. Thế kia thì đi qua cầu thế nào được.

-Ừ nhỉ.

-Đáng nhẽ lão ấy phải cho thêm bốn người nữa thì mới đủ sức.

-Thế nó mới ác khét tiếng.

-Mẹ khiếp, cứ dần cho nó một trận là hết ác.

Hóm ngồi cầm kim mà mắt thì cứ nhìn theo lũ người khiêng cái vi-lơ-bơ-canh. Nó lo cho mẹ nó, lo cho tất cả. Sốt cả ruột, nó đứng dậy vứa kim đục đấy, chạy lại lều ông Cai:

-Thưa ông, ông cho con và thằng Cán lại khiêng thêm vào chứ thế kia thì nặng quá ạ.

Một cái bạt tai trả lời nó. Ông Cai chửi liền, sau khi đánh Hóm:

-Tiên sư ôn con! Mày biết việc mày ai cho mày chõ sang việc người khác. Ông lại đuổi cổ ra bây giờ.

Choáng óc, Hóm bưng đầu lùi về chỗ. Cán khúc khích cười:

-Tao đã bảo mày mà. Sơi cái bạt tai có ngon không? Cầm kim, không có nó lại giờ thì lại ăn móng giò cả hai.

Hóm siu sịu mặt, giữ kim. Lúc ấy, mười người kia đã khiêng được cái vật nặng đến bờ đá, chỗ đầu cầu ván bắc nói vào tầu. Họ đặt vi-lơ-bơ-canh xuống lau hồ hôi. Một người phu chạy lon ton ra giữa cầu, rún lên rún xuống thử xem tấm ván liệu có chịu được cái khối nặng họ khiêng không. Y hồi với vào bờ.

-Được anh em ạ.

Có tiếng đáp lại.

-Được gì! Ván đã nát cả ở đầu này. Vô phúc mà nó gẫy thì cả mười đứa chúng mình mất mạng.

Có tiếng khác, buồn buồn hơn:

-Chào! Sống chết có số cả, cần gì!

Lại có tiếng nữa gật gồng:

-Hay tất cả kéo lại nói với hắng vậy. Chứ thế này thì nặng lắm, nguy lắm.

Người phu ban nãy bị cử đi nói chĩu môi:

-Úi sà! Không thèm. Cứ khiêng đi. Mình chết là nó cũng hết sống.

-Nào khiêng.

Tất cả đều nhấc đòn lên vai, bước một bước lên ván tàu. Ván cầu rung rung. Họ lại đặt xuống nghỉ và lo sợ.

Hóm vẫn ngó theo mẹ nó. Mồ hôi nó toát ra đẫm cả người. Nó lo quá. Thế kia, nhỡ ra gẫu cầu thì mẹ nó nhừ ra như cám còn gì. Tay nó cầm kìm uể oải… Thì vừa lúc đó chiếc búa tạ của Cán rơi xuống đầu đục.

-Bỏ mẹ rồi!…

Hóm thét lên, ôm lấy ống chân. Cái đục giữ không chắc, đã văng vào ống chân nó. Nó vén quần lên xem: một vết tím cục cục hằn hằn như bốn năm quả bồ quan chụm lại. Cán suýt soa theo, nhăn nhó:

-Khỉ, đã bảo phải cẩn thận. May đấy! Nó lại văng đằng lưỡi vào thì thủng chân.

Thấy ông Cai đi sắp tới, nó hốt hoảng giục Hóm:

-Cai đến kìa, cầm kìm đi mày.

Hóm cố gượng gạo cầm lấy gọng kìm, mặt nhăn như khỉ ăn phải gừng. Mé xa, mười người phu đã đi được hai bước lên ván cầu. Biết cái vi-lơ-bơ-canh cũng nặng thật, cứ làm lơ cho họ vừa khiêng vừa dỗ, miễn là vào được đến kia thì thôi.

Một người thợ đang đứng bên dòng bắc cạnh thành tầu, quai búa vào đầu một cái ri-vê đỏ rực, ngừng tay nói nhỏ với bạn:

-Này, nói đại cái cầu mà gãy bây giờ thì có đứa bỏ cha.

-Tiên sư nó ra, nặng thế mà nó cho có mười người khiêng…

-Giá ở trên đất thì được…

-Thế thì còn nói gì nữa.

-Úi kìa! Ghê không mày. Ván cầu cứ rung chĩu hẳn xuống.

Bọn phu đã gần đến giữa cầu, đặt xuống thở, một bác phu khác đang cạo hà ngước lên bảo.

-Này, không khiêng mau chân lên, cầu nó mà gẫy thì vỡ óc chết tươi bây giờ. Những tấm ván ấy cũng chẳng chắc gì lắm đâu. Mẹ nó ra, bảo thay thì nó không cho thay.

Mé đằng kia, Hóm cũng nín thở trông. Nó vừa thấy cả mười người năng chiếc vi-lơ-bơ-canh lên thì một tiếng sầm ghê rợn làm nó mất vía. Nó rú lên: “Thôi chết rồi” vứt cả kim đục chạy đến đầu cầu. Đồng thời có tiếng: “Thôi chết rồi” của các người thợ nhất loạt nổi lên vang động cả đà. Tất cả đều nghỉ tay, ngó xuống. Trong tàu, mọi người đang làm cũng vứt đồ đạc hốt hoảng chạy ra. Ông Cai đang kéo dở điếu thuốc lào đánh rơi cả ống cày, hớt hơ hớt hải chạy lại. Mặt người nào cũng lấy tái xanh tái tử. Tiếng kêu khóc ở dưới đà, trên bờ đà nổi lên ghê sợ.

Ván cầu đã gẫy đôi. Dưới đà, một người đàn bà bị chính cái vi-lơ-bơ-canh dơi trúng đầu nên dập sọ nát nhừ. Cạnh y, người bụng chửa bị tấm tôn liệng ngang bụng đứt thân thể ra làm đôi, mình đứa hài nhi cũng bị cưa ngang cổ. Ghếch đầu lên bụng người này , một bác phu đàn ông đứt hẳn một chân nằm ngắc ngoải kêu rên. Ngay dưới chân bác, mẹ thằng Hóm mặt mày nát bét, đầu vỡ, ngực rách đôi nằm úp dưới tấm tôn, còn thoi thóp thở. Còn các người kia kẻ thì đứt một bàn chân, kẻ thì một mảng lưng, kẻ thì rách một cái mông, kẻ thì thủng cạnh sườn … nằm kêu la vang giời, dậy đất. Tất cả đều lăn lộn trong vũng máu pha lẫn với chất óc, chất mỡ trông hung hung đỏ, nhầy nhợt.

Người cai sợ xanh mắt, vội sai người lấy thang trèo xuống, xem xét. Hắn cuống quýt phái người về sở trình và cho người đi gọi xe băng ca. Rồi hắn quát sắng lên:

– Ơ hay! Ai việc nào cứ làm việc đáy đi chứ đứng xem cả đấy à?

Nhưng chẳng một ai tuân lệnh hắn. Người này thì thào:

– Chuyến này thì nó bỏ mẹ nó! Người khác thì thầm:

– tổ cha nó ra. Ác mà làm chết đến bốn năm mạng người. Người ta lại không oán nó ba đời ấy à. Làm sao mà mọc mũi sủi tăm lên được nữa.

Một rì-rầm sợ- sệt chạy vòng quanh đà. Giữa cái thanh-âm rùng-rợn ấy, nổi bật hẳn tiếng khóc của Hóm:

-U ơi! Là u ơi! Con vừa được gặp u có vài hôm thì giời đã cướp u đi, u ơi là u ơi!

Ai nghe cũng động lòng rưng-rưng nước mắt. Hóm vật mình vật mẩy lăn lộn trên bờ đà kêu khóc thảm-thiết. Thỉnh-thoảng nó lại cúi nhìn hình ảnh rập vỡ của mẹ nó rồi lại bưng mặt khóc. Hai người phu đã lật được tấm tôn ra. Bác Sinh gái cũng đã tắt thở. Trông cặp mắt toàn lòng trắng của mẹ nó lần cuối cùng. Hóm càng gào: U ơi! U ơi! U ơi! Sao U bỏ con u ơi là u ơi !

Xem xét song, ông Cai lên bờ, gọi tất cả các thợ và phu lại, hỏi cứng:

-Lát nữa ông cẩm lại hỏi duyên do tai nạn thì các ông định trả lời thế nào?

Chưa ai kịp nói gì thì Hóm cũng đứng đấy đã hét lên:

-Bảo tại ông chứ còn bảo cái gì nữa? Chính ông giết ngần ý người.

Ông Cai giật mình ngoảnh tìm như trực để đánh Hóm. Hiếu giữ tay ông lại, nói:

-Nó trẻ con, ai tin nó. Nhưng thực ra thì phần lớn tai nạn này lỗi là ở ông. Ông phải nhận với chúng tôi như thế.

-Không phải ! Nó thế này…

Một người thợ khác đã chẹn lời:

-Lại còn thế nào nữa. Nếu ông cho thêm người khiêng thì việc gì? Rồi mọi người đều nhao nhao:

-Chứ lại còn gì nữa?

Thấy thợ và phu cùng đồng thanh đổ tội cho mình, người cai hết hồn hết vía, nói như van lơn:

-Thế này này các ông này. Tôi xin các ông. Thật quả lỗi không ở tôi. Tý nữa cám người có hỏi nhờ các ông cứ trả lời rằng có một người phu tuột chân nên lôi tuột cả xuống đà. Tôi không dám quên ơn các ông.

Mọi người đều nín thinh nhìn nhau. Một người cất tiếng:

-Thôi ông cai đã hạ mình xuống xin anh em thế thì anh em cũng nên thương ông ấy một chút, cứ trả lời như thế.

Ông ai lại năn nỉ:

-Vâng, canh em thương tôi một chút…

Ông chưa nói dứt câu thì một thỏi đã ở đâu bổ xuống đầu ông. Ông thét lên một tiếng, ngả gụ xuống đất. Hóm đã trả thù cho vong hồn mẹ nó. Trong một phút phẫn uất và đau đớn đến cực điều, nó đã nhân lúc mọi người mải nghe ông cai bàn chuyện đi tìm được một thỏi sắt, đâu đằng sau đít, chạy lại, đứng lên đống sắt vụn ở phía lưng ông rồi thừa lúc bất ý nó phang ông một cái. Ông đã gục xuống rồi, mọi người còn ngơ ngác thì nó đã xông đến phang ông luôn một cái nữa vào ngực. Máu ở mồm ông hộc ra. Hiếu thất đảm, chạy lại giằng thói sắt ở tay Hóm ra và nắm lấy vai nó.

Nó không chạy, đứng nhìn ông cai, thỏa chí. Nó bảo mọi người:

-Thưa các ông, tôi xin ở đây lát nữa nhận với quan Cẩm lả chính tôi đánh nó. Nó giết mẹ tôi, tôi phải giết nó. Ai giết tôi thì giết.

Trên các gò trán, mồ hôi vã ra. Mọi người đều trầm trồ kính phục cái can đảm, cái hiếu thảo của một đứa trẻ mười bảy mười tám tuổi.

Tiếng ô tô đỗ xịch ở mé ngoài đường. Ông xếp sở Lục lộ. Ông Cẩm và hai cảnh sát ta rầm rập đi vào. Thấy lão cai nằm vật trên mặt đất, ông Cẩm hỏi: “Cái gì đây thế này?” Một người thợ chứng khá tiếng Pháp nhất bọn bước ra vòng tay thưa:

-Thưa các ông tai nạn xảy ra chính là vì lão cai không cho thêm người khiêng chiếc vi-lơ-bơ-canh. Tất cả anh em đều nhận thế. Và thằng bé học việc kia, vì quá thương mẹ nó đã vô tình phang một cái thỏi sắt vào đầu ông cai ngã quay ra bất tỉnh.

Cả ông Xếp lẫn ông Cẩm đều nhìn trừng trừng. Hóm khoanh tay đứng đấy mặt nhợt nhạt như xác chết đuối. Ông Cẩm ra lệnh cho cảnh sát xích tay Hóm lại. Rồi ngài làm biên bản hai cái tai nạn xảy ra liền một lúc.

Xe băng ca vừa đến. Người ta khiêng xác chết, các người bị tai nạn trong số đó có cả ông Cai – về nhà thương của thành phố. Ông xếp thì thầm với ông Cẩm: “Thật là một đứa trẻ ghê gớm” ông Cẩm cười trả lời: Nhưng cũng chưa ghê gớm bằng cái tai nạn này. Thật là quá sức tưởng tượng.

Thợ và phu đứng im phăng phắc xem. Hóm kim dim mắt đợi giờ về bóp. Ông Cầm và ông xếp đi đi lại lại, xét kỹ chỗ xảy ra tai nạn. Phóng viên nhà báo tới chụp ảnh, biên, chép…

Một tiếng khóc đàn bà bỗng ở ngoài đường vẳng vào: “Anh ơi là anh ơi”. Một thiếu phụ, đầu tóc rũ rợi, quần áo sộc sệch đang chạy qua sân trường kỹ nghệ. Hiếu nói nhỏ với người đứng cạnh: “Vợ lão Cai đấy”. Hóm cũng nhìn ra. Nó nghiến răng kèn kẹt: À ! dì nó ! dì ghẻ nó. Nó xông ra toan đánh, quên mất rằng mình đang bị xích.

Thiếu phụ được tin báo nên đâm bổ lại đá. Nàng đã hiểu sơ sơ câu chuyện. Thấy Hóm bị xích đứng đấy, nàng đoán ngay ra là nó đã đánh chồng mình. Không phân phải trái, nàng chạy lại, rút guốc đập vào mặt Hóm chửi:

-Cha mẹ tiên nhân mày, mày giết chồng bà, mày thì bà mày giết chồng bà.

Ông Cầm chạy đến giữ nàng lại, quát:

-Im, Mày là ai?

Một viên cảnh sát trình:

-Thưa ông, đấy vợ người Cai.

Ông Cẩm “à à” mấy tiếng rồi sai một viên cảnh sát trông coi không được để đánh Hóm “Việc ra sao đã có pháp luật trừng trị”. Đó là lời ông nói lúc quay đi làm nốt cuộc điều tra. Thiếu phụ vẫn chửi om sòm rồi giằng tay người cảnh sát, cắm đầu chạy ra đường thuê xe xuống nhà thương. Còn Hóm thì trái lại, nó chỉ mỉm cười. Nó tự nhủ: “Thôn ! Có chết cũng cam lòng” Bất giác nó vụt nghĩ đến Tún. Cả người bó rung động mạnh. Và nó òa khóc bây giờ nó mới thương Tún, tiếc Tún bội phần. Ai cũng lấy làm lạ rằng sao nó đang mỉm cười mà đã lại bù loa khóc ngay. Ai cũng cho nó là thương mẹ nó và cũng ái ngại cho nó.

Có người nói khẽ:

-Không biết lão Cai thế nào. Vết thương xem ra cũng nặng lắm.

Người nữa đáp:

-Thằng bé thế mà ghê nhỉ. Lão Cai không khéo rập phổi chết chứ chẳng chơi.

 Ông Cầm đã làm xong cuộc điều tra, quay lại, truyền lệnh giải Hóm về Cẩm. Lúc bước ra khỏi đá, ông rút đồng hồ, nói với ông xếp: “Thế mà sáu giờ mười lăm rồi đấy”. Ông xếp bảo một thợ “cho họ nghỉ việc cả đi”.

Rồi hai ông tây lên xe ô tô đi. Hai viên cảnh sát ta nhảy xe đạp áp giải Hóm về Cẩm. Đà vắng hẳn. Mọi người lúi húi thu xếp đồ đạc, yên lặng, như những cái bóng…

*

**

Cũng như hôm kia và hôm qua, sáu giờ chiều tầm đã kéo, Tún vội vàng sang phà, đi đón Hóm và bác Sinh gái để cùng về cho vui, chiều nay, cô vừa tới cửa trường kỹ nghệ thì cảnh sát dắt Hóm bị xích tay đi ra. Ngạc nhiên Tún sán lại hỏi không ra tiếng:

-Anh Hóm, anh làm sao thế?

Hóm nhìn Tún nước mặt dàn dụa, nhẹ nhàng:

-Em ơi! U anh bị nạn chết rồi, từ nay anh không thể về đấy với em được nữa đâu…

Một viên cảnh sát đã tàn nhẫn kéo giật Hóm đi. Tún nắm áo Hóm giữ lại, kêu khóc. Viên ấy can mặt, lấy chân đạp mạnh vào người Tún rồi phóng xe đạp.

Tún ngã lăn ra đường, nhìn theo Hóm, rên rỉ “Anh Hóm ơi! Anh bỏ em anh đi đấy ư, anh Hóm ơi” tiếng rên rỉ ai oán như một khúc trường sầu!

Hết

 (Mùa hè 1940)

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN