Tổng hợp 55 “tứ đại” đặc sắc nhất trong văn hóa Trung Hoa

Tổng hợp 55 “tứ đại” đặc sắc nhất trong văn hóa Trung Hoa

Trong lịch sử Trung Hoa xưa, các danh nhân, những địa điểm, thành tựu văn hóa, dấu mốc lịch sử,… đều được cô đọng thành các nhóm “tứ đại”, được gọi là “Trung Quốc tứ đại”. Dưới đây là danh sách 55 “tứ đại” đặc sắc nổi bật nhất trong văn hóa Trung Hoa.

Tử Cấm thành, văn hóa trung hoa

1. Tứ đại tài tử Giang Nam: Đường Bá Hổ, Văn Chính Minh, Chúc Chi Sơn, Từ Trinh Khanh;

2. Tứ đại tài nữ: Thái Văn Cơ, Ban Chiêu, Trác Văn Quân, Lý Thanh Chiếu;

3. Tứ đại kiệt tác: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Thủy hử, Hồng lâu mộng.

Ảnh: dkn.tv

4. Tứ đại mỹ nhân: Tây Thi giặt áo, Chiêu Quân ra biên giới, Điêu Thuyền vái trăng, Quý Phi say rượu;

5. Tứ đại bi kịch: Quan Hán Khanh (oan Đậu Nga), Mã Trí Viễn (Hán cung thu), Bạch Phác (Ngô Đồng Vũ), Kỷ Quân Tường (cô nhị họ Triệu);

6. Thanh cung Tứ đại kỳ án: Thái hậu hạ giá, Thuận Trị xuất gia, Uông Chính bị ám sát, Trộm rồng đổi phượng;

7. Tứ đại truyền thuyết dân gian: Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài, truyện Bạch Xà, Ngưu Lang và Chức Nữ, Mạnh Khương Nữ;

8. Tứ đại danh sơn Phật giáo: núi Nga Mi – Tứ Xuyên, núi Phổ Đà – Chiết Giang, núi Ngũ Đài – Sơn Tây, núi Cửu Hoa – An Huy;

9. Tứ đại danh viên: Di Hòa viên – Bắc Kinh, sơn trang Thừa Đức, Chuyết Chính viên – Tô Châu, Lưu viên – Tô Châu;

10. Tứ đại danh đán (diễn viên): Mai Lan Phương, Trình Nghiên Thu, Thượng Tiểu Vân, Tuân Tuệ Sinh;

11.Tứ đại danh lâu: Nhạc Dương Lâu, Đằng Vương Các, Hoàng Hạc Lâu, Quán Tước Lâu (ba vị trí đầu được thống nhất công nhận, vị trí cuối còn có thuyết cho rằng là Bồng Lai Các hoặc Việt Vương Lâu);

12. Tứ đại phát minh: Làm giấy, kim chỉ nam, thuốc nổ, kỹ thuật in;

13. Tứ đại chỉ dẫn nông nghiệp: Tề dân yêu thuật, Nông tang tập yêu, Nông thư, Nông chính toàn thư;

14. Tứ đại cố đô: Tây An, Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh;

15. Tứ đại cổ trấn: Phật sơn trấn – Quảng Đông, Cảnh Đức trấn – Giang Tây, Hán Khẩu trấn – Hà Bắc, Chu Tiên trấn – Hà Nam;

16. Tứ đại ẩm thực: Lỗ thực (Sơn Đông), Xuyên thực (Tứ Xuyên), Hoài Dương thực, Việt thực (ẩm thực Quảng Đông, Cantonese Cuisine);

17. Tứ đại danh ngật (món ăn vặt): Món ăn vặt tại miếu miếu Phu Tử – Nam Kinh, món vặt tại miếu Thành Hoàng – Thượng Hải, món vặt tại Huyền Diệu quan – Tô Châu, món vặt tại Hỏa Cung điện – Hồ Nam;

18. Tứ đại danh tửu: rượu Mao Đài – Quý Châu, rượu Phần – Sơn Tây, Lão Giáo – Lư Châu Tứ Xuyên, rượu Phượng Tưởng – Thẩm Dương;

19. Ngày lễ lớn truyền thống: Tết đón năm mới, Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ, Tết Thanh minh;

20. Tứ đại hý khúc: Kinh kịch, Hoàng Mai hồ, Việt kịch, Dự kịch;

21. Tứ đại danh kịch: Tây Sương ký, Mẫu đơn đình, Trường sinh điện, Đào hoa phiến;

22. Tứ đại dòng họ: Lý, Vương, Trương, Lưu;

23. Tứ đại đồ chơi: Thất xảo bản, cửu liên hoàn, hoa dung đạo, Khổng Minh tỏa;

24. Tứ đại danh sơn: Hoàng Sơn, Hoa Sơn, Lư Sơn, Thái Sơn;

25. Tứ đại danh tự: Linh Nham tự – Sơn Đông, Thê Hà tự – Nam Kinh, Quốc Thanh tự – Chiết Giang, Ngọc Tuyền tự – Hồ Bắc; [ads1]

26. Tứ đại thư viện: Thư viện Tung Dương – Hà Nam, thư viên Ưng Thiên – Hà Nam, thư viện Nhạc Lộc – Hồ Nam, thư viện Bạc Lộc Động – Giang Tây;

27. Tứ đại thư pháp: Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư;

28. Tứ đại danh gấm: Gấm Tứ Xuyên, gấm Vân Nam, gấm Tống, gấm Choang;

29. Tứ đại danh tú (thêu): Hàng thêu Tô Châu, hàng thêu Hồ Nam, hàng thêu Tứ Xuyên, hàng thêu Quảng Đông;

30. Tứ đại kỳ quan thiên nhiên: Rừng đá Vân Nam, sương trắng Cát Lâm, non nước Quế Lâm, Tam Hiệp – Trường Giang;

31. Tứ đại hồ: Động Đình, Phàn Dương, Thái Hồ, Hồng Trạch;

32. Tứ đại cổ thành: Lang Trung – Tứ Xuyên, Lệ Giang – Vân Nam, Bình Dao – Sơn Tây, huyện Hấp – An Huy;

33. Tứ đại danh đình: Đình Túy Ông, đình Đào Nhiên, đình Ái Vãn, đình Hồ Tâm;

34. Tứ đại danh tháp: Tháp Tung Nhạc, tháp Thích Ca, tháp Thiên Tầm, tháp Phi Hồng;

35. Tứ đại danh thú: Rồng, phượng, kỳ lân, rùa.

36. Tứ đại nam dược: Cau, ích trí nhân, sa nhân, ba kích thiên;

37. Tứ đại “hỏa lò”: Vũ Hán, Nam Kinh, Trùng Khánh, Nam Xương;

38. Tứ biệt danh của Trung Quốc cổ đại: Thần Châu, Cửu Châu, Hoa Hạ, Trung Nguyên;

39. Tứ đại danh sơn trong Đạo giáo: Võ Đang – Hồ Bắc, Thanh Thành – Tứ Xuyên, Long Hổ – Giang Tây, Tề Vân – An Huy;

40. Tứ đại danh quạt: Quạt Đàn Hương – Giang Tô, quạt Hỏa Họa – Quảng Đông, quạt Trúc Ti – Tứ Xuyên, quạt Lăng Quyên – Chiết Giang;

41. Tứ đại làn điệu hí khúc hiện đại: Côn khúc, cao khúc, mõ khúc, điệu Tây Bì và Nhị Hoàng.

42. Tứ đại danh ngọc: ngọc Hòa Điền – Tân Cương, ngọc Độc Sơn – Hà Nam, ngọc Tụ Nham – Liêu Ninh, ngọc Lục Tùng – Hồ Bắc.

43. Tứ nhã hoa cảnh: Lan, cúc, thủy tiên, xương bồ.

44. Tứ đại hang đá: Hang Mạc Cao – Đội Hoàng, hang Vân Cương Thạch – Đại Đồng, hang Long Môn – Lạc Dương, hang Mạch Tích Sơn – Thiên Thủy;

45. Tứ đại kiểng: Cây dương vàng, mai hoàng tước, hoa nghinh xuân, bách nhung trâm;

46. Tứ quân tử quốc họa: Mai, lan, trúc, cúc;

47. Tứ đại di sản văn hóa: Giáp cốt văn, Thẻ tre Cư Diên triều Hán, sách kinh Đội Hoàng, Tài liệu Minh Thanh;

48. Tứ đại danh thạch: Đá Thọ Sơn – Phúc Kiến, đá Thanh Điền – Chiết Giang, đá Xương Hoa – Chiết Giang, đá Ba Lâm – Nội Mông Cổ;

49. Tứ đại danh kiều: Cầu Triệu Châu – Hà Bắc, cầu Lạc Dương – Phúc Kiến, cầu Quảng Tế – Quảng Đông, cầu Lư Câu – Bắc Kinh;

50. Tứ đại danh cầm: Hào chung, nhiễu lương, lục khởi, tiêu vĩ;

51. Tứ đại thánh nhân: Văn thánh Khổng tử, trí thánh Gia Cát Lượng, võ thánh Quan Vũ, binh thánh Tôn Vũ;

52. Tứ đại tiểu thuyết lên án: Quan trường hiện hình ký, Nhị thập niên mục đổ chi quái hiện trạng, Nghiệt hải hoa, Lão tàn du ký; (Thực trạng quan trường hiện nay,” “Hiện trạng quái gở mắt thấy hai mươi năm,” “Hoa biển tội lỗi,” “Du ký cuối đời”)

53. Tứ đại danh tướng thời Chiến quốc: Bạch Khởi, Lý Mục, Liêm Pha, Vương Tiễn;

54. Tứ đại danh kỹ Trung Quốc cổ đại: Tô Tiểu Tiểu, Lý Sư Sư, Liễu Như Thị, Trần Viên Viên;

55. Tứ chuyên gia khải thư: Âu Dương Tuần nhà Đường, Nhan Chân Khanh nhà Đường, Liễu Công Quyền nhà Đường, Triệu Mạnh Phủ nhà Nguyên.

Theo Secretchina

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN