Trái Đất đã tác động lên bề mặt của Mặt Trăng như thế nào?

Trái Đất đã tác động lên bề mặt của Mặt Trăng như thế nào?

Ai cũng biết lực hút của Mặt Trăng là nguyên nhân gây hiện tượng thủy triều trên Trái Đất. Nhưng điều hầu hết mọi người không biết là Trái Đất cũng có tác động tương tự đối với Mặt Trăng.

Tuy các nhà thiên văn học đã ý thức được các ảnh hưởng ngược lại này (Trái Đất lên Mặt Trăng) từ lâu nhờ các quan sát được ghi nhận bởi vệ tinh do thám Mặt Trăng (LRO) của NASA, nhưng hiện nay họ đã có thể xác thực được rằng, trọng lực của Trái Đất có thể đã tạo ra các đường nứt gãy trên bề mặt của Mặt Trăng.

Trái Đất lên Mặt Trăng

Các vách phân thùy trong hình cũng giống như các bậc thang được hình thành trong tự nhiên khi vật chất của lớp vỏ được đẩy vào nhau, đứt gãy và đùn lên phía trên, dọc theo một đường đứt gãy để hình thành nên một vách đá. (Ảnh: Viện Smithsonian)

“Có một mô thức trong cách sắp xếp của hàng nghìn vết đứt gãy và điều đó cho thấy có thứ gì khác đang tác động đến sự hình thành của chúng. Đáng ngạc nhiên là thứ đó cũng đang khởi tác dụng trên quy mô toàn cầu và nó chính là trọng lực của Trái Đất”, TS Watters, một nhà khoa học về hành tinh tại Bảo tàng Hàng không và Không gian trực thuộc Viện Smithsonian nói trong một buổi thông cáo báo chí.

“Khi Trái Đất di chuyển đến gần và ra xa Mặt Trăng, nó sẽ tạo ra ‘các vách đứt gãy’ trên bề mặt Mặt Trăng theo các mô thức có thể được phân biệt. Trọng lực của Trái Đất sẽ tạo ra các áp lực lên bề mặt Mặt Trăng tương tự như cách Mặt Trăng tác động lên thủy triều trên Trái Đất. Chúng tôi đã mất 5 năm thu thập dữ liệu để có thể quan sát được mô thức này”, TS Watters, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

“Quả thật là đáng kinh ngạc khi chúng ta vẫn không ngừng phát hiện được rất nhiều các đặc điểm kiến tạo chưa từng được phát hiện trước đây, theo các bức ảnh chụp có độ phân giải cao của vệ tinh do thám LRO. Vào thời kỳ đầu chúng tôi đã ngờ rằng trọng lực của Trái Đất đã đóng một vai trò nào đó trong việc hình thành các đặc điểm kiến tạo, nhưng chỉ là chúng tôi không có đủ thông tin để đưa ra một tuyên bố chắc chắn”, Giáo sư Mark Robinson, đồng tác giả và điều tra viên chủ chốt của LRO, nhận định.

TS Watters tin rằng các đường đứt gãy này khá trẻ và vẫn đang trong quá trình hình thành, đồng thời cho rằng nếu các đường đứt gãy vẫn hoạt động, các “nguyệt địa chấn” nông sẽ có thể xuất hiện dọc theo chúng. Các nguyệt địa chấn sẽ chủ yếu xuất hiện khi Mặt Trăng nằm ở cách xa Trái Đất nhất.

Vách đứt gãy mặt trăng

Một vách đứt gãy phân thùy nổi tiếng ở khu vực cụm Vitello Cluster là một trong số vài nghìn đường đứt gãy được phát hiện trong các hình ảnh chụp bởi vệ tinh Lunar Reconnaissance Orbiter. (Ảnh: Viện Smithsonian)

Theo Watters, trong vòng 6 năm qua, khoảng 3.000 vết đứt gãy đã được phát hiện và hầu hết trong số chúng không dài quá 10 km.

Lần tới khi bạn ngắm nhìn Mặt Trăng, hãy nghĩ về cách thức hành tinh xanh lam và xanh lục của chúng ta đang dịch chuyển các hòn đá trên đó.

Tác giả: Troy Oakes, Vision Times
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải, dkn.tv biên dịch

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN