Trẻ nhỏ bị căng thẳng: nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết

Trẻ nhỏ bị căng thẳng: nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết

Mọi người thường nhớ đến thời thơ ấu với những khoảng thời gian bình dị vô lo vô nghĩ. Nhưng trẻ con không nhìn nhận cuộc sống như vậy. Mặc dù chúng không phải quan tâm đến công việc hoặc tình trạng tài chính, nhưng các vấn đề gia đình và sự thay đổi trong cuộc sống cũng có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng cho trẻ. Và khác với người lớn, trẻ con chưa phát triền nhiều kỹ năng để đối mặt với sự căng thẳng này. Nhưng là cha mẹ, bạn có thể giúp chúng.

trẻ nhỏ bị căng thẳng

Khác với người lớn, trẻ con chưa phát triền nhiều kỹ năng để đối mặt với sự căng thẳng này. Ảnh minh họa: Pixabay.com

Các nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến ở trẻ nhỏ

1. Gia đình

Một nguyên nhân chủ yếu gây ra căng thẳng ở trẻ nhỏ là sự cãi cọ giữa cha mẹ, đặc biệt là việc li dị. Khi cha mẹ li dị nhau, con trẻ không chỉ có thể cảm thấy thiếu vắng sự hiện diện của cha hoặc mẹ mà còn cảm thấy đau buồn cho sự mất mát của gia đình. Thậm chí li dị có là điều tốt nhất cho trẻ, nhưng đối với chúng một sự việc như thế luôn khiến chúng buồn. Sự cam kết và giao tiếp là chìa khóa ở đây. Hãy để con bạn hiểu rằng những cảm xúc chúng đang có là hoàn toàn bình thường.

Những sự thay đổi vui vẻ hơn trong gia đình, như là sự chào đời của một đứa em ruột, cũng có thể gây căng thẳng cho trẻ. Một lần nữa, điều quan trọng là cần cam kết với trẻ rằng chúng luôn được yêu quý và những cảm xúc của chúng là bình thường.

2. Trường học

Nếu con bạn chỉ vừa mới đi học hay sắp phải đi học, có lẽ chúng sẽ bị căng thẳng. Nếu chúng căng thẳng vào giữa học kỳ, hãy hỏi chúng xem điều gì đang diễn ra. Có thể chúng đã vướng vào  tranh cãi với bạn bè, bị điểm kém, sợ hãi với các bài kiểm tra hoặc nghiêm trọng hơn là bị bắt nạt.

3. Chuyển nhà

Tôi biết rằng việc chuyển nhà vẫn ám ảnh tôi, và điều đó còn tệ hơn cho một đứa trẻ. Cuộc sống vốn đã quen thuộc với chúng bỗng dưng biến mất. Những người bạn thân cũng bỗng dưng biến mất. Mọi thứ đều rất là tệ. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi: Tôi đã chuyển nhà nhiều lần khi còn là một đứa trẻ, nên bố mẹ tôi luôn luôn bảo tôi và anh trai tôi rằng “nhà” là gia đình chúng ta, chứ không phải là một ngôi nhà.  Dường như điều đó đã giúp chúng tôi vực dậy và đồng thời giúp định nghĩa cách tôi nhìn vào gia đình và những người thân yêu

4. Cái chết

Cái chết của một người thân yêu hoặc thậm chí một người quen biết cũng là một tác nhân gây căng thẳng mạnh mẽ.

5. TV

Tin tức trên tivi có lẽ sẽ không tốt cho trẻ nhỏ. Khủng bố, chiến tranh và các thảm họa tự nhiên có thể dọa bất kỳ ai đến chết khiếp. Bên cạnh đó, truyền thông thường có khuynh hướng làm chúng ta lo lắng vì sợ hãi là một cách thúc đẩy khán giả mạnh mẽ cho dù bạn là một chính trị gia hay là một nhà quảng cáo.

Làm thế nào để biết được trẻ đang bị căng thẳng?

1. Tâm trạng xấu

Hầu hết trẻ con không nhận ra được trạng thái căng thẳng của chính chúng và cũng không biết cách để biểu đạt cảm xúc của chúng. Vì thế căng thẳng của trẻ có thể thường biểu hiện ra sự khó chịu hoặc các loại tâm trạng xấu.

2. “Cảm thấy ốm”

Bất cứ thứ gì từ đau dạ dày, sự nôn mửa cho đến chúng đau đầu đều có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng.

3. Tè dầm

Nếu một đứa trẻ thường không tè dầm, thì việc nó bắt đầu tè dầm một cách thường xuyên rất có thể là biểu hiện của sự căng thẳng (mặc dù nó có thể là một vấn đề bệnh lý). Hãy tìm kiếm bất cứ mối liên hệ nào giữa các các sự kiên trong cuộc sống của con bạn với việc tè dầm.

4. Khó ngủ

Nó có thể biểu hiện ra với trạng thái mệt mỏi hoặc khả năng tập trung kém.

5. Các thói quen lo lắng

Cắn móng tay, bứt tóc, nghiến răng hoặc cắn đầu bút đều có thể là các dấu hiệu của sự căng thẳng.

Giúp trẻ giải quyết căng thẳng?

1. Nói một điều gì đó

Nếu cho rằng con bạn đang bị căng thẳng, hãy nói điều gì đó. Điều này sẽ giúp chúng biết rằng bạn quan tâm và đang trông chừng chúng. Cũng vậy, việc này sẽ gợi mở chúng chuyện trò. Hãy chắc rằng bạn không có vẻ gì là trách mắng, mà chỉ đơn thuần là quan tâm đến chúng.

2. Lắng nghe

Lắng nghe với sự quan tâm và kiên nhẫn. Hỏi kỹ khi cần để biết được toàn bộ câu chuyện. Cố gắng kiềm chế sự thôi thúc muốn được chen ngang để trách mắng hoặc giáo huấn con trẻ.

3. Đặt tên cho con

Vào thời đạo Do Thái cổ, đã có một triết lý rằng việc đặt tên cho cái gì đó sẽ giúp bạn có sức mạnh để kiểm soát nó. Tôi không biết việc này có tác dụng trong lĩnh vực tâm linh hay không, nhưng trong cảm xúc thì việc đặt tên cho một cảm xúc có thể giúp con bạn hiểu, giao tiếp, và nắm được một chút quyền kiểm soát đối với cảm xúc đó của chúng.

4. Hạn chế các tình huống khiến trẻ căng thẳng

Không phải tình huống căng thẳng nào cũng đều giải quyết được, nhưng rất nhiều là có thể. Nếu ai đó bắt nạt con bạn ở trường, bạn có thể tìm đến giáo viên, hoặc nếu con bạn đang phải vật lộn với một môn học nào đó thì bạn có thể dạy chúng học hoặc tìm một gia sư.

5. Làm điều gì đó thú vị

Trao đổi cởi mở về các tình huống căng thẳng tốt hơn nhiều nếu cứ ôm khư khư trong lòng. Làm một điều gì đó thú vị sẽ giúp con bạn không phải chăm chăm vào tình huống gây căng thẳng đó. Chơi một trò chơi, xem một bộ phim, hoặc đi ra ngoài để khám phá tự nhiên. Chỉ riêng việc đi chơi với con bạn cũng đã tạo ra rất nhiều sự khác biệt rồi.

Bởi: Austin Sheeley, www.naturalpapa.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN