Trí tuệ cảm xúc của con trẻ quan trọng như thế nào?

Trí tuệ cảm xúc của con trẻ quan trọng như thế nào?

Khái niệm Trí tuệ Cảm xúc (emotional intelligence – EI) có thể là mới nhưng khá hấp dẫn đối với hầu hết các bậc cha mẹ. Định nghĩa, mô tả và giải thích sau đây tất cả đều dựa trên nghiên cứu của Daniel Goleman, một nhà tiến sĩ tâm lý học của Đại học Harvard. Ông là một ký giả của tờ New York Times đã viết nhiều sách về chủ đề này. Theo Daniel Goleman, EI có thể thậm chí còn quan trọng hơn IQ (intelligence quotient – chỉ số thông minh).

trí tuệ cảm xúc

Ảnh: i-a.com.vn

“Trí tuệ Cảm xúc” đề cập đến khả năng nhận biết cảm xúc của chính mình và của những người đã khiến chúng ta bộc lộ cảm xúc, đồng thời đề cập đến khả năng chế ngự cảm xúc trong chính chúng ta và trong các mối quan hệ. Goleman cho biết, nhiều người thông minh nhưng thiếu trí tuệ cảm xúc, thế nên họ phải làm việc cho những người có chỉ số IQ thấp hơn nhưng lại giỏi hơn họ trong các kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Không ngạc nhiên khi Daniel Goleman đã viết một cuốn sách với tựa đề ‘Emotional Intelligence: Why It Can Matter More Than I.Q.’ (Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó có thể quan trọng hơn IQ)

Goleman cho rằng quan điểm của chúng ta về trí thông minh của con người là quá hạn hẹp: “Bạn khống chế cảm xúc bởi vì bạn sợ cảm xúc chỉ huy bạn”. Trí tuệ cảm xúc cũng bao hàm một loạt những năng lực quan trọng (một kiểu thông minh khác), đó là: tự nhận thức, kiểm soát sự bốc đồng, kiên trì, nhiệt huyết và tự tạo động lực cho bản thân, sự đồng cảm (thấu hiểu cảm xúc của người khác) và kỹ xảo xã hội.

Trí tuệ Cảm xúc không phải là bất biến. Nó có thể được nuôi dưỡng và củng cố trong tất cả chúng ta, không giống như IQ, là một thứ được di truyền, là cố định và không thể thay đổi.

Có rất nhiều thứ mà người có chỉ số IQ cao phải loay hoay mới làm được, trong khi những người có IQ khiêm tốn lại làm được tốt, điều đó là do những yếu tố nào? Goleman cho rằng sự khác biệt thường thuộc về năng lực gọi là “Trí tuệ Cảm xúc”.

Năm năng lực cơ bản về cảm xúc và xã hội được liệt kê ở trên được giải thích chi tiết như sau:

  1. Tự nhận thức: Nhận biết cảm xúc của chúng ta ngay thời điểm hiện tại và sử dụng sở thích làm chỉ dẫn cho quyết định; có một đánh giá đúng thực tế về khả năng của chính mình và có một nền tảng vững chắc cho sự tự tin vào bản thân.
  2. Tự điều chỉnh: Xử lý cảm xúc sao cho cảm xúc trở thành tác nhân hỗ trợ chứ không phải là quấy nhiễu đến công việc trước mắt; tận tụy và khoan vội hài lòng để theo đuổi các mục tiêu; phục hồi tinh thần sau khi gặp chuyện phiền muộn.
  3. Động lực: Sử dụng sở thích sâu kín nhất làm kim chỉ nam cho hành động và hướng dẫn chúng ta tới mục tiêu, giúp chúng ta chủ động phấn đấu để cải thiện và kiên trì đối mặt với những thất bại và sự thất vọng.
  4. Cảm thông: Cảm nhận được những gì người khác đang cảm thấy, có khả năng tiếp nhận quan điểm của họ, và nuôi dưỡng các mối quan hệ và hòa hợp với nhiều dạng người.
  5. Kỹ năng xã hội: Xử lý tốt các cảm xúc trong các mối quan hệ và nhận biết chính xác các tình huống và các mối quan hệ cần thiết trong xã hội; hòa đồng; sử dụng các kỹ năng này khi thuyết phục và lãnh đạo, đàm phán và giải quyết tranh chấp, hợp tác và làm việc theo nhóm.

Điều đáng lo ngại nhất trong cuốn sách của Goleman, là dữ liệu từ một cuộc khảo sát lớn về các bậc cha mẹ và giáo viên, trong đó cho thấy một xu hướng toàn cầu của thế hệ trẻ ngày nay là họ gặp khó khăn về mặt cảm xúc hơn các thế hệ trước, cô đơn và chán nản hơn, giận dữ và ngang bướng hơn, bồn chồn hơn và dễ bị lo lắng, bốc đồng và hung hăng hơn.

Các biện pháp khắc phục, Goleman cảm thấy, nằm ở sự chuẩn bị hành trang vào cuộc sống cho giới trẻ của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể mang cả lý tính và cảm tính vào trong lớp học?

Làm thế nào chúng ta có thể đưa sự thông minh vào trong cảm xúc, sự văn minh đến đường phố và sự quan tâm đến đời sống trong cộng đồng của chúng ta?

Giáo dục sẽ phải bao gồm việc khắc sâu những năng lực cần thiết của con người như lòng tự trọng, tự kiểm soát, sự đồng cảm, nghệ thuật lắng nghe, giải quyết xung đột (Sáng tạo giải quyết vấn đề) và hợp tác.

Hai trong số các lập trường đạo đức quan trọng nhất mà thời đại chúng ta kêu gọi, là tự kiềm chế (kiểm soát sự xúc động) và lòng trắc ẩn (thể hiện sự cảm thông bằng việc hiểu cảm xúc của người khác).

Với mỗi cảm xúc, cơ thể tự có những biểu hiện sinh lý chuẩn bị cho phản ứng của nó.

Một số cảm xúc là:

  1. Phẫn nộ – máu dồn đến bàn tay sẵn sàng chiến đấu
  2. Hạnh phúc – não ức chế những cảm xúc tiêu cực
  3. Sợ hãi – máu đến chân sẵn sàng để chạy
  4. Yêu thương – đưa đến những cảm xúc thoải mái và yên bình
  5. Ngạc nhiên – lông mày nhướn lên
  6. Kinh tởm – trề môi, nhăn mũi
  7. Đau buồn/sầu khổ – mất năng lượng
  8. Xấu hổ – rút lui, không giao tiếp bằng mắt
  9. Vui thích

Chúng ta có tâm và trí – một là cảm xúc và một là suy nghĩ – tim và đầu – tình cảm và lý trí – cảm giác so với lý luận.

Sáu bước tín hiệu chỉ đường giúp kiểm soát tình cảm

buông bỏ

Ảnh: Thư viện hoa sen.

Điều này được giảng dạy trong các lớp học về hiểu biết cảm xúc cho lớp 5 và lớp 6 tại một số trường học và có thể bạn muốn áp dụng với con của bạn ở nhà, khi cháu bùng phát tức giận, bỏ đi giận dữ vì bị coi thường, hoặc òa khóc vì bị trêu chọc.

Sáu bước tín hiệu chỉ đường giúp kiểm soát tình cảm:

  1. Dừng lại, bình tĩnh, và suy nghĩ trước khi hành động
  2. Nói hay phát biểu ra vấn đề và con cảm thấy thế nào.
  3. Thiết lập một mục tiêu tích cực
  4. Hãy nghĩ ra thật nhiều giải pháp
  5. Hãy nghĩ đến những hậu quả
  6. Nào hãy bắt đầu thử phương án tốt nhất.

Thông tin khá sốc sau đây đến từ một lời bình cho cuốn sách ‘Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó có thể quan trọng hơn I.Q’ của Daniel Goleman, bởi Launa Ellison, tại trường Clara Barton, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Cô viết: Những nghiên cứu mà Goleman trích dẫn cho thấy rằng trí tuệ cảm xúc là nền tảng để xây dựng nên những trí thông minh khác, và nó có mối liên hệ chặt chẽ hơn đến thành công trong suốt cuộc đời so với chỉ số IQ. Ví dụ như “tính bốc đồng ở bé trai 10 tuổi là một yếu tố dự báo mạnh mẽ cho sự phạm pháp sau này, gấp 3 lần so với chỉ số IQ”

Goleman cảnh báo về sự sụt giảm đáng kể trong “năng lực cảm xúc” trong hai thập kỷ qua. Để chứng minh, ông dẫn chứng sự tăng vọt trong tốc độ bắt giữ trẻ vị thành niên phạm tội bạo lực; những thiếu nữ tuổi teen mang thai; nhiều trẻ bị lãnh đạm, bồn chồn, và chán nản, cùng nhiều vấn đề trong khả năng suy nghĩ và tập trung. “Các thầy cô giáo lâu nay vẫn hay lo lắng về điểm số tụt hậu của học sinh trong môn toán và môn đọc hiểu, nhưng họ đang dần nhận ra rằng có một sự thiếu hụt khác đáng báo động hơn, đó là: Thất học tình cảm”

Goleman cho rằng nhà trường phải dạy cho trẻ em cách nhận biết và chế ngự cảm xúc của chúng, và thầy cô giáo phải làm hình mẫu về trí tuệ cảm xúc qua sự chăm sóc và tương tác với trẻ một cách tôn trọng. “Mạch cảm xúc được khắc ghi bằng kinh nghiệm suốt thời thơ ấu”, và “chúng ta hoàn toàn bỏ đi những kinh nghiệm ấy để dấn mình vào hiểm nguy.”

Pat Kozyra là một công dân Canada hiện đang sinh sống tại Hồng Kông, là tác giả của cuốn sách “Lời khuyên và mẹo hay dành cho các bậc cha mẹ và giáo viên – kỷ niệm 50 năm trong nghề dạy học và những chia sẻ từ những gì tôi đã học được”. Cuốn sách hiện có trên trang Amazon.com, và trong rất nhiều cửa hàng sách ở Hồng Kông.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN