Trò chuyện với chuyên gia để sáng tỏ các bí ẩn của giấc ngủ

Trò chuyện với chuyên gia để sáng tỏ các bí ẩn của giấc ngủ

Nếu những suy nghĩ lo lắng làm bạn phải thức giấc mỗi đêm, nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên thêm việc thiếu ngủ vào danh sách những phiền muộn của mình.

Ảnh: BookingCare

Báo Epoch Times đã trao đổi với Horne, một nhà thần kinh học về giấc ngủ và giáo sư danh dự ngành tâm thần sinh lý học của Đại học Loughborough ở Mỹ, về chức năng của giấc ngủ và làm thế nào để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về giấc ngủ, từ đó sẽ có được những giấc ngủ tốt hơn.

Jim Horne, nhà thần kinh học, Đại học Loughborough

Epoch Times: Giấc ngủ có những chức năng gì?

Tiến sĩ Jim Horne: giấc ngủ có rất nhiều chức năng. Đối với con người, giấc ngủ thực sự là thứ của não, cho não bộ. Vỏ não – trung tâm cao nhất của não chúng ta – luôn luôn hoạt động, không bao giờ ngừng. Nó ở trạng thái sẵn sàng trong tĩnh lặng.

Tất cả những cơ quan khác có thể thực sự nghỉ ngơi và hồi phục thoải mái trong sự tỉnh táo, nhưng vỏ não không thể làm như vậy. Nếu bạn nằm trên giường vào buổi tối và chúng tôi đo hoạt động của tất cả cơ quan trong cơ thể, thì cách duy nhất mà chúng tôi có thể biết là bạn có ngủ thật sự và trải qua những thay đổi và phục hồi đáng kể hay không chính là nhìn vào vỏ não.

Đối với chúng ta, giấc ngủ không bảo tồn nhiều năng lượng nếu so với những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho vỏ não cấp cao của chúng ta.

 Jim Horne, nhà thần kinh học, Đại học Loughborough

Đối với chúng ta, giấc ngủ không bảo tồn nhiều năng lượng nếu so với những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho vỏ não cấp cao của chúng ta.

Epoch Times: Cuốn sách của ông có thảo luận về vấn đề thiếu ngủ vẫn thường thấy trong nhiều nghiên cứu khác nhau trong các năm qua. Ông cho rằng những tuyên bố về thiếu ngủ trong xã hội hiện đại thường là phóng đại. Điều ấy như thế nào?

Tiến sĩ Jim Horne: Có rất nhiều sự quan tâm đến việc thiếu ngủ, nhưng những gì mà chúng tôi có thể nói là thiếu ngủ hiện nay và 150 năm về trước không khác biệt là mấy. Nếu bạn nhìn vào những tạp chí Y khoa 150 năm trước, bạn sẽ phát hiện rằng mọi người vẫn phàn nàn về việc không ngủ đủ giấc, và họ đổ lỗi cho sự hối hả và nhộn nhịp của thời đại công nghiệp. Cố gắng để mọi người có thể ngủ nhiều hơn khi ấy cũng chẳng hiệu quả là bao so với ngày nay.

Tôi không chỉ trích việc thiếu ngủ. Nhưng bản chất của con người là vậy, bạn phải hi sinh một số khía cạnh của sự tỉnh táo.

Nguyên nhân chính làm người ta thiếu ngủ là tâm trí của họ đang chạy đua. Những việc họ làm trong lúc thức đang xâm nhập vào trong giấc ngủ của họ. Với những người bị mất ngủ, suy nghĩ rằng nếu họ không ngủ nhiều hơn thì có khả năng mắc các căn bệnh như béo phì, tim mạch, hoặc bất kì bệnh gì, có lẽ là một sự lo lắng quá mức cần thiết.

Nguy hại lớn nhất đối với những ai không ngủ đủ giấc chính là buồn ngủ lúc ban ngày, và những hậu quả là gây tai nạn do buồn ngủ.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cải thiện giấc ngủ là tâm trí thanh thản trong lúc ngủ

– Jim Horne, nhà thần kinh học, Đại học Loughborough

Một trong những yếu tố quan trọng nhất cải thiện giấc ngủ là tâm trí thanh thản trong lúc ngủ.

Epoch Times: Chúng ta cần ngủ bao lâu?

Tiến sĩ Horne: Có sự khác biệt cá nhân và sự biến đổi tự nhiên xung quanh giấc ngủ.

Ở Mỹ, trong hơn mấy trăm năm qua, thời gian ngủ trung bình mà một người có là khoảng 7 giờ mỗi đêm. Điều này thực sự không thay đổi nhiều.

Nhưng bạn không thể đánh giá giấc ngủ dựa trên thời lượng giấc ngủ, bởi chất lượng giấc ngủ rất quan trọng. Ví dụ, một giấc ngủ sâu dài 6 giờ tốt hơn hẳn so với một giấc ngủ dài 10 giờ nhưng lại không sâu và bị gián đoạn.

Epoch Times: Thói quen ngủ chúng ta khác biệt so với người xưa bao nhiêu?

Tiến sĩ Horne: Theo lịch sử, ở Châu Âu và Bắc Mỹ, người ta thường có hai giấc ngủ. Họ sẽ đi ngủ vào buổi tối trong khoảng 2 đến 3 giờ, sau đó thức dậy lúc 1 hay 2 giờ sáng. Họ sẽ thức dậy, cầu nguyện, ăn một chút gì đó, kiểm tra sự an toàn của nhà cửa, nhóm lửa, và chăm sóc vật nuôi, v.v. Họ thường thức dậy trong khoảng 1 giờ hoặc hơn và trở lại giường ngủ để ngủ giấc thứ hai.

Một giấc ngủ dài 7 giờ không gián đoạn mỗi đêm thường được thấy nhiều hơn ở thời đại công nghiệp.

– Jim Horne, nhà thần kinh học, Đại học Loughborough

Một giấc ngủ dài 7 giờ không gián đoạn mỗi đêm thường được thấy liên quan nhiều hơn với thời đại công nghiệp. Đèn điện cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể và nhận thức về an toàn của chúng ta. Rất nhiều bằng chứng cho thấy sự cố gắng để có một giấc ngủ 7 đến 8 giờ không gián đoạn ban đêm có lẽ xuất hiện khá gần đây trong lịch sử.

Epoch Times: Ngắt quãng giấc ngủ của chúng ta có đem lại lợi ích?

Tiến sĩ Horne: Thú vị thay, một trong những hình thức phổ biến của chứng mất ngủ là việc thức dậy vào lúc nửa đêm trong khoảng 1 giờ hay hơn và không thể ngủ lại sau đó. Người ta tự hỏi liệu điều này có phải là sự nhìn lại về quá khứ.

Chúng ta có một chút năng lượng vào đầu giờ chiều bởi cơ thể chúng ta được cấu tạo tự nhiên để có hai giấc ngủ một ngày: một giấc dài buổi tối và một giấc khác trong khoảng buổi sớm đến giữa trưa. Một giấc ngủ trưa có thể mang lại lợi ích cho rất nhiều người.

Tranh thủ ngủ trưa giúp bạn tái tạo năng lượng. Ảnh: Thuocdantoc.vn.

Epoch Times: Chúng ta thường nghe những lo ngại về việc không ngủ đủ giấc, nhưng liệu chúng ta có thể ngủ nhiều hơn mức cần thiết?

Tiến sĩ Horne: Một trong những điều quan trọng để xem xét là một người có thể ngủ để thỏa ý thích, cũng như nhu cầu cần thiết. Cũng giống như những chức năng sinh học khác, bạn có thể thưởng thức nó, giống như cách mà chúng ta tiêu thụ thức ăn và nước uống nhiều hơn nhu cầu cần thiết. Nó không chỉ là để thỏa mãn cơn đói và cơn khát, mà còn để thỏa mãn ý thích.

Epoch Times: Ông có những hiểu biết gì về giấc mơ? Chúng có chức năng gì?

Tiến sĩ Horne: Mơ là thứ mà chúng ta không hiểu đủ. Tôi không nghĩ mơ có thể giải quyết những lo lắng và xung đột nội tại như Freud tuyên bố. Nhưng ông ta đã đúng khi nói rằng mơ là những gì chúng ta nghĩ. Những giấc mơ là sự pha trộn của những gì bạn nghĩ, làm, và những gì trong tâm trí bạn khi đang thức.

Những giấc mơ thường xảy ra trong giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM tạo ra sự kích thích nội tại làm bạn ngủ, nhưng nó vẫn giữ cho tai của bạn hoạt động để nghe những nguy hiểm khiến bạn thức giấc nếu cần thiết.

Bạn có thể nghĩ não mình như một chiếc máy vi tính. Nếu bạn thức dậy trong một giấc ngủ sâu nửa đêm, nó cần thời gian để bộ não khởi động. Trong khi giấc ngủ REM giống như chế độ screensaver.

Chúng ta mơ khoảng 4 lần mỗi đêm, trong tổng thời gian khoảng 1 giờ rưỡi. Chúng ta thường không nhớ gì đến những giấc mơ trừ khi chúng ta thức dậy nhanh chóng, nhưng nói chung chúng ta có thể nhớ lại những phút cuối cùng.

Cơ thể khiến những quá trình quan trọng được hoàn thành ngay trong lúc ban đầu, và khi giấc ngủ tiếp diễn, chúng càng ngày càng ít quan trọng.

– Jim Horne, nhà thần kinh học, Đại học Loughborough

Hầu hết giấc mơ xuất hiện vào lúc gần sáng. Cơ thể khiến những quá trình quan trọng được hoàn thành ngay trong lúc ban đầu, và khi giấc ngủ tiếp diễn, chúng càng ngày càng ít quan trọng. Vậy nên bất kể thứ gì được nạp vào lúc gần cuối của giấc ngủ, như là giấc mơ, thì ít quan trọng và cần thiết.

Nằm mộng là một hiện tượng, nhưng tôi nghĩ người duy nhất có thể giải thích những giấc mộng chính là người nằm mộng. Một người khác – một người không biết bạn đang định làm gì, bạn đang suy nghĩ gì và làm gì, và những điều trong tâm trí bạn – thì sẽ có sự khó khăn lớn để hiểu được ý nghĩa của giấc mơ.

Epoch Times: Vậy nếu chúng ta mơ thấy cây nấm rơm, chẳng hạn, điều này không tượng trưng cho một điều nhất định đối với tất cả mọi người.

Tiến sĩ Horne: Chính xác, một vài người có thể mơ thấy nấm rơm bởi vì họ thích canh nấm. Những người khác có lẽ sẽ liên tưởng đến một đám mây nổ hạt nhân khi mơ thấy nấm rơm.

Epoch Times: Theo ông thì nghiên cứu về giấc mơ nên đi theo hướng đi nào?

Tiến sĩ Horne: Tôi nghĩ những nhà nghiên cứu giấc mơ đã tốn quá nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm để hiểu về giấc mơ. Giấc mơ linh hoạt hơn chúng ta vẫn thường nghĩ. Có lẽ chúng ta nên liên kết với những nhà xã hội học và sử học, và có một hiểu biết rộng lớn hơn về giấc mơ từ góc độ môi trường cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân chúng ta ngủ là vì để tránh buồn ngủ lúc ban ngày. Nhưng chúng ta cần nghĩ thoáng hơn những hiểu biết của chúng ta về giấc ngủ chỉ để giảm buồn ngủ. Giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và sáng tạo của chúng ta như thế nào? Đây là những điều rất khó để đo lường.

Vấn đề chính đo lường độ buồn ngủ rất dễ dàng, và chúng ta thường chú tâm vào công nghệ. Nhưng có lẽ chúng ta nên lùi lại một chút, và không để mình bị dẫn động quá nhiều bởi những thứ dễ đo lường.

Những câu trả lời đã được chỉnh sửa cho rõ ràng và ngắn gọn.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN