Trung Quốc: Những người già cô đơn bị tước mất đời sống gia đình

Trung Quốc: Những người già cô đơn bị tước mất đời sống gia đình

Chính sách một con của Trung Quốc có một tập hợp các nạn nhân nữa: những người già cô đơn bị tước mất đời sống gia đình.

>> Những điều người Trung Quốc thấy hối tiếc khi về già

ông già

Một người ông già nằm nghỉ trên một chiếc ghế dài ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 1, 2014. (Wang Zhao / AFP / Getty Images)

“Tứ đại đồng đường” là một thành ngữ Trung Quốc phổ biến, một chỉ báo của cuộc sống thành công và thịnh vượng. Bây giờ, một gia đình mà chỉ có hai thế hệ thôi thì cũng đã là một thách thức mà ngày càng ít đi số người Trung Quốc có thể đảm nhận. Hơn 70 phần trăm người cao niên của Trung Quốc trong các khu vực đô thị sống xa con cái của họ, theo số liệu gần đây được báo chí chính thức của Trung Quốc đưa tin.

Xun Qi, một cư dân 77 tuổi ở Thường Châu tỉnh Giang Tô, đã đăng quảng cáo trên báo với hy vọng tìm được một gia đình “nhận nuôi” ông. Ông đã sống cô đơn trong nhiều năm, dựa vào tiền trợ cấp.

“Tôi không có ai để nói chuyện,” ông Xun nói với Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước. “Tôi tự nói chuyện một mình mỗi ngày và thường lẩm bẩm tới một hoặc hai giờ mỗi khi ngắm những album ảnh cũ.”

Ông Xun đơn độc nhưng không muốn trở thành gánh nặng cho thân nhân của ông đang sống nơi xa bằng việc chuyển đến ở với họ, vì họ “không có khả năng kinh tế.”

Đối với gia đình sẵn sàng chấp nhận ông vào ở cùng, ông Xun sẽ chia sẻ khoản lương hưu hàng tháng và sẽ tự trả tiền cho đám tang của chính mình.

Một phần động cơ thúc đẩy ông Xun đăng quảng cáo trên là cái chết đột ngột của người hàng xóm trong thời gian đón năm mới 2012. Tại thời điểm đó, người chăm sóc của ông ta đi nghỉ và thi thể ông ta chỉ được phát hiện sau kỳ nghỉ.

Ông Xun Qi chỉ là một trong hàng triệu người già sống trong những hộ gia đình không con cái đang phổ biến ở Trung Quốc – thường được gọi là “những bậc cha mẹ cô đơn”.

Theo nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi ở Trung Quốc, khoảng giữa các năm từ năm 2015 đến năm 2035, mỗi năm sẽ tăng thêm 10 triệu người cao tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi ở các thành phố lớn và trung bình sống một mình đạt đến 70 phần trăm, đặt lên hệ thống chăm sóc y tế và an sinh xã hội một sự căng thẳng đáng kể.

Hiện tượng này là một sản phẩm của những thay đổi kinh tế xã hội nhanh chóng của Trung Quốc, cũng như những tác động từ chính sách một con của chế độ cộng sản, thứ đã dẫn đến một thế hệ dân số già nua.

Tôi thường lẩm bẩm một mình tới một hai giờ mỗi ngày mỗi khi xem những album ảnh cũ.

— Xun Qi, người hưu trí Trung Quốc

Chính sách một con, bắt đầu vào năm 1979, đã cấm hầu hết các cặp vợ chồng đẻ nhiều hơn một con, một sự đảo chiều đột ngột của truyền thống ưa thích những gia đình lớn đông người, vốn đóng vai trò hỗ trợ trên phương diện truyền thống cho các bậc cha mẹ và ông bà.

Để giữ cho dân số ổn định, mức sinh phải bằng hoặc cao hơn 2,1 con cho một phụ nữ, nhưng ở Trung Quốc con số này chỉ là 1,5. Trong khi không có dự báo nào về việc tổng dân số của Trung Quốc sẽ giảm đáng kể trong tương lai gần, người già hiện chiếm một phần lớn hơn bao giờ hết trong dân số.

Li Jianxin, giáo sư xã hội học tại Đại học Bắc Kinh, nói với tờ Reference News của nhà nước rằng những tác động của chính sách một con dẫn đến việc các gia đình “4-2-1” ngày càng nhiều lên, trong đó một đứa trẻ phải đối mặt với áp lực của việc chăm sóc cho hai cha mẹ và bốn ông bà sau này. Đồng thời, hàng triệu gia đình người mà lỡ mất đi người con trai hay con gái duy nhất thì sẽ bị tước đoạt đi sự hỗ trợ từ thân nhân sau này.

“Rủi ro lớn nhất mà dân số Trung Quốc đang phải đối mặt không phải là tổng số, mà là sự lão hóa,” Li nói.

Năm 2013 người ta ước tính có hơn 100 triệu các bậc cha mẹ cô đơn ở Trung Quốc . Con số đáng sợ này sẽ vọt lên đến 200 triệu vào năm 2030, theo nghiên cứu của Ủy ban. Đến năm 2035, tổng dân số cao tuổi của Trung Quốc sẽ lên tới trên 400 triệu người.

Mạng tin People’s Net, bản tin trực tuyến của tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước, năm 2013 đã tiến hành một cuộc khảo sát với kết quả rất đáng quan tâm: 90 phần trăm người sinh ra sau năm 1980 cho biết họ không tin tưởng vào khả năng bản thân có thể hỗ trợ được gì cho cha mẹ mình. Bảy mươi tư phần trăm đồng ý rằng do áp lực công việc và cuộc sống, họ sẽ không thể chia sẻ nhiều cho những người già. Một nửa số người được khảo sát nói rằng họ sống xa cha mẹ và không đủ khả năng kinh tế để sống chung với họ.

Khoảng hai phần năm chỉ ra rằng các tiêu chuẩn an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe không thích hợp đã cản trở họ sinh sống cùng cha mẹ, theo khảo sát.

Lianhe Zaobao, một nhà báo người Singapore, đã phỏng vấn bà Li Wanyuan, một người phụ nữ lớn tuổi sống ở khu vực Dongcheng của Bắc Kinh. Ở tuổi 76, bà Li bị hai bệnh mãn tính và có vấn đề với việc đi lại. Thậm chí ăn được một bữa ăn ở mức tối thiểu cũng  là một thách thức với bà.

Trước đó một quán cà phê cộng đồng thường cung cấp bữa ăn, sau đó nó bị đóng cửa và bây giờ bà Li sống dựa vào những chiếc bánh bao hấp từ cô con gái 53 tuổi mang đến hàng tuần.

Nhưng Li cảm thấy dằn vặt. “Con gái tôi năm nay 53 tuổi và bản thân sức khỏe không tốt. Nó còn phải chăm sóc gia đình riêng của nó”, bà nói.

Để làm giảm bớt gánh nặng cho con gái được chừng nào hay chừng ấy, cuộc sống của bà Li xoay quanh việc “cố gắng uống ít nước, ăn ít thức ăn và tránh đi vệ sinh vào ban đêm.” Bà cũng cố không tắm càng nhiều càng tốt vì sợ bị trượt chân mà có thể sẽ tạo thêm khoản chi phí y tế.

Cuộc sống của bà Li xoay quanh việc “cố gắng uống ít nước, ăn ít thức ăn và tránh đi vệ sinh vào ban đêm.”

Người cao tuổi cô đơn cũng đã trở thành nguồn gốc của các vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng tăng như lo âu và trầm cảm, thể hiện trong các báo cáo về các vụ tự tử ngày càng tăng trong số nhân khẩu học này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nơi điều kiện kinh tế khó khăn đã làm trầm trọng thêm cuộc sống cực nhọc.

Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc đã phỏng vấn một cụ già tên là Chen. Bà sống ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc. Bà cho biết người con trai duy nhất của bà làm việc ở Bắc Kinh và chỉ về nhà vào dịp năm mới của Trung Quốc. Bà nói về những bất tiện của cuộc sống – không có ai giúp bà sử dụng máy tính hoặc thậm chí thay bóng đèn.

Trong năm 2009, một người đàn ông 81 tuổi đã cố tự tử, nhưng đã được cứu sống. Ông nói với người xem rằng cuộc sống cô đơn đã trở nên khó nhọc và buồn chán.

Cuối năm 2014, một người đàn ông cao tuổi đã bị chết mà không ai biết ở thành phố quê nhà ở tỉnh An Huy. Sau nhiều ngày người ta mới phát hiện ra thi thể của ông. Nó đã bị những con chó ông nuôi trong những năm cuối đời làm biến dạng.

Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN