Trương Hành, nhà khoa học vĩ đại thời Đông Hán

Trương Hành, nhà khoa học vĩ đại thời Đông Hán

Vào năm 138 sau CN, là thời kì vàng son của triều đại Đông Hán (25 – 220 sau CN), cỗ máy phát hiện động đất của Trương Hành rất thu hút sự chú ý của những người trong triều.

Trương Hành (78 – 139 sau CN) là một nhà khoa học, một nhà toán học, một họa sĩ và một nhà thơ lỗi lạc của trung Hoa xưa. Theo lịch sử ghi chép, ông đã phát minh ra thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới (địa động nghi). Ông được so sánh với Leonardo Da Vinci khi nói về bề dày tài năng và các công trình đóng góp cho nhân loại.

Trương Hành

Trương Hành – nhà phát minh vĩ đại Trung Hoa.

Cỗ máy của Trương có hình dáng một chiếc lư chế từ đồng đen. Trên mặt lư là 8 con rồng quay đầu xuống dưới. Trong miệng mỗi con ngậm mộtq uả cầu bằng đồng. Dưới mỗi con rồng là một con cóc đang mở miệng chờ sẵn hướng lên trên. Đầu 8 con rồng quay về 8 hướng khác nhau: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam.

Địa chấn kế (Địa động nghi)

Địa chấn kế (Địa động nghi), thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới (địa động nghi) Trương Hành phát minh (năm 132) sau CN

Khi động đất xuất hiện

Khi động đất xảy ra ở một vùng nào đó, sóng xung kích sẽ kích hoạt một thiết bị giống như con lắc bên trong cỗ máy và con lắc sẽ quay về hướng động đất xảy ra. Khi đó, một đòn bảy kết nối với con rồng xoay về hướng đó sẽ làm rồng mở miệng ra và nhả xuống quả cầu đồng.

Đến một ngày, tiếng kêu của quả cầu rơi xuống miệng con cóc “ding dong”, đã khiến cả triều đình lo lắng: “Đó là máy đo động đất của Trương Hành. Liệu có thật động đất đang xảy ra không?” Theo hướng của con rồng quay đầu thì đó chính là hướng Tây, khu vực thành phố Lạc Dương. Nhưng ở đó, không ai cảm thấy có dấu hiệu động đất nên mọi người bắt đầu nghi ngờ công dụng của cỗ máy.

Mấy ngày sau, sứ giả ở vùng Lũng Tây, phía tây Lạc Dương (tỉnh Cam Túc ngày nay) báo về là có một trận động đất ở đó. Vì nó xảy ra chính xác thời điểm cỗ máy kêu nên mọi người mới hoàn toàn tin phục. Đây là thiết bị đo động đất (địa động nghi) đầu tiên trong lịch sử nhân loại và Trương Hành được coi là người tiên phong trong nghiên cứu tìm hiểu về địa chấn.

Từ đó trở đi, các nhà viết sử triều đại Tây Hán đã ghi lại các trận động đất xảy ra khắp nơi. Cho đến ngày nay, dưới góc nhìn khoa học và công nghệ hiện đại, cỗ máy của Trương vẫn được coi là một thành tựu kiệt xuất.

Trương Hành còn là một nhà toán học. Ông thậm chí đã tính toán ra con số pi (π) dao động trong khoảng từ 3.1466 đến 3.1622. Mặc dù giá trị sai lệch một chút cho với số pi hiện đại, nhưng nếu nhìn nhận khoảng thời gian 1800 năm trước thì mức độ chính xác quả là một thành tựu đáng nể.

Hiểu rõ về vũ trụ

Xem thêm: Sự huyền diệu của ‘âm dương’ – vũ trụ theo lí luận của Đạo…

Trong lịch sử Trung Hoa, có 2 học thuyết về hình dáng của trái đất và vị trị của nó trong vũ trụ. Học thuyết đầu tiên, Kai Tian (Khai Thiên), tin rằng Trái Đất phẳng và Bầu Trời tròn, giống như một vòm mái che lên Trái Đất. Thuyết Hỗn Thiên còn lại cho rằng trái đất nằm trong vòm trời, giống như lòng đỏ trứng gà ở trong một quả trứng.

Trương Hành là người đưa ra thuyết Hỗn Thiên:

“Bầu trời giống như một quả trứng gà và tròn như viên bi; còn trái đất thì như lòng đỏ trứng, nằm đơn độc ở giữa trung tâm. Bầu trời thì rộng lớn, trái đất thì nhỏ.”

Trương cho rằng Vòm Trời và Trái Đất được không khí chống đỡ và trôi nổi ở trong nước. Mặc dù ông tin Vòm Trời có vỏ ngoài cứng nhưng ông không nghĩ vỏ ngoài đó là biên giới của vũ trụ. Trương Hành tin rằng biên giới vũ trụ là vô hạn xét về không gian và thời gian.

Âm dương ngũ hành

Khí thiên dương, và khí địa âm, khi kết hợp với nhau sản sinh ra vạn sự vạn vật trên Trái Đất. (Ảnh: Spiritual Commons)

Giới thiệu về thuyết thiên văn học ở phần mở đầu cuốn sách Linh Hiến, Trương đã cố gắng đưa ra giải thích về nguồn gốc của Trời và Đất và các vấn đề về sự hình thành phát triển của chúng. Ông cho rằng trước khi Trời và Đất chia cắt, mọi thứ ở trong thời kì hỗn nguyên. Sau khi Trời và Đất tách ra, các vật chất nhẹ thăng lên tạo thành Trời và vật chất nặng cô đặc lại tạo thành Đất.

Trời có mang khí dương và trái đất mang khí âm. Khi hai loại khí này kết hợp lại với nhau, vạn vật được sinh ra. Khí sinh ra từ đất hình thành lên các vì sao. Trương Hành tin rằng những ngôi sao gần Trời sẽ di chuyển chậm trong khi những ngôi sao xa Trời hơn sẽ di chuyển nhanh hơn. Nói cách khác, Trương đã cố gắng giải thích tốc độ chuyển động của các hành tình dựa trên khoảng cách giữa chúng và mặt trời.

Nền tảng tâm linh

Thời đại Trung Hoa xưa khác khác với khoa học thực nghiệm Tây Phương hiện đại. Phương pháp tiếp cận với vấn đề nghiên cứu Trái đất, sinh mệnh và vũ trụ thời đó đều xuất phát từ một góc nhìn thống nhất, là bao hàm cả góc nhìn tâm linh. Những trải nghiệm tâm linh của Trương Hành là sức sống cho những thành tựu khoa học to lớn và cũng được thể hiện trong các tác phẩm văn chương của ông.

“Chiêm nghiệm những điều huyền bí” – một trong những bài thơ nổi tiếng của Trương Hành, là tinh hoa kết xuất từ những điều huyền diệu tâm linh và cả những giấc mơ của ông. Những trải nghiệm đó đã hình thành nên thế giới quan của ông về vũ trụ. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng thuyết ẩn dụ ví Trái Đất như lòng đỏ trứng gà có thể là những gì ông đã thực sự nhìn thấy trong giấc mơ hoặc trong khi “xuất thần” du hành vào không gian.

Tranh chân thiện nhẫn

“Xuất thần”, là thuật ngữ chỉ việc linh hồn con người xuất ra khỏi thể xác trong một trạng thái đặc biệt của cơ thể con người, ví như một số người tu luyện khi đả tọa vậy. (Ảnh: Falunart)

Lịch sử được ghi chép lại trong thời đại Tây hán có rất nhiều điều về Trương Hành. Theo như biên niên sử này, ông đã viết 32 bài bình về khoa học, toán học, triết học và văn học.

Sử kí còn lưu lại 2 bài thơ của ông “Nhàn nhã” và “Chiêm nghiệm những điều huyền bí.” Hai bài thơ thực sự phản ánh thế giới quan của Trương. Bài thơ “Nhàn Nhã” cho thấy quan điểm của ông đối với nghiên cứu khoa học, còn bài còn lại là một tác phẩm hiếm của ông có đề cập đến du hành vào không gian của linh hồn con người.

Thành tựu khoa học của Trương Hành rất được người đời sau kính nể. Một mỏ quặng vàng được khám phá năm 1986 đã được đặt theo tên ông. Vào năm 1970, Liên Hợp Quốc đã lấy tên ông đặt cho một miệng hố núi lửa trên mặt trăng. Và năm 1977, ngôi sao 1802 cũng được lấy tên ông. Đây được coi là những ghi nhận với những đóng góp cho nhân loại của nhà thiên văn học vĩ đại Trung Hoa.

Hồng Dương/DKN

Xem thêm: Tìm hiểu lí luận “Thiên nhân hợp nhất” của Đạo gia

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN