Truyền thông xã hội đang làm suy giảm đạo đức của trẻ em

Truyền thông xã hội đang làm suy giảm đạo đức của trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh đang quan ngại rằng trẻ em đang bị tiếp thu nhiều tính nóng giận, thù địch, sự thiếu xét đoán công bằng và thiếu khiêm tốn do phương tiện truyền thông xã hội gây ra.

Truyền thông xã hội đang làm suy giảm đạo đức của trẻ em

Truyền thông xã hội đang làm suy giảm đạo đức của trẻ em. Ảnh: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung Tâm Đào Tạo Nhân Cách và Đức Hạnh Jubilee (Jubilee Centre for Character and Virtues), hơn một nửa số phụ huynh ở Vương quốc Anh có chung suy nghĩ rằng các trang web truyền thông xã hội phổ biến đang cản trở sự phát triển đạo đức của con cái họ.

Năm 2016, trung tâm này đã thăm dò ý kiến của hơn 1.700 bậc phụ huynh có con trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 17.

Nghiên cứu cho thấy chỉ có 15 % các bậc phụ huynh trong số đó nghĩ rằng các trang web phương tiện truyền thông xã hội như Facebook cung cấp một ảnh hưởng tích cực đến tính cách của con trẻ.

40% phụ huynh “lo ngại” hoặc “cực kỳ quan ngại” về những tác động tiêu cực và có khả năng gây hại của các phương tiện truyền thông xã hội.

Các đặc điểm tính cách như khoan dung và tự kiềm chế rất ít khi xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội, 24% phụ huynh đó cho biết. Trong khi đó, 21% trong số họ nói rằng sự trung thực là ít khi được tìm thấy nhất, tiếp theo là tính không thiên vị ở mức 21% và khiêm tốn ở mức 18% số cha mẹ đồng tình.

60% phụ huynh nói tính hung hăng và thù địch là những đặc điểm tiêu cực dễ được hiển thị nhất trên phương tiện truyền thông xã hội, tiếp theo là tính kiêu ngạo với 51%, vô tâm là 43 %, cách nhìn xấu là 41% và hận thù là 36 %.

Tuy nhiên, 72% người tham gia đó cũng cho biết họ nhìn thấy thông điệp tích cực về đạo đức trên phương tiện truyền thông xã hội ít nhất một lần mỗi ngày.

Không phải là nỗi lo âu mới

Mặc dù phương tiện truyền thông xã hội là khá mới mẻ, nhưng những lo ngại về tác động của phương tiện truyền thông trên những đứa trẻ không phải là điều mới mẻ.

“Sự ra đời của các đài phát thanh, truyền hình và phim, tất cả đều làm cho cha mẹ lo lắng về việc truyền thông ảnh hưởng đến trẻ em”, Deana Rohlinger, giáo sư xã hội học tại Đại học bang Florida cho biết. “Thực tế cho thấy rằng phương tiện truyền thông là một trong nhiều thứ ảnh hướng đến trẻ em”.

Rohlinger cho biết phương tiện truyền thông xã hội không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chia sẻ sự bất mãn, mà còn có cả tin tốt và niềm vui trên đó.

“Các hashtag #MondayMotivation và hashtag #ThrowBackThursday chỉ là hai ví dụ về cách truyền thông xã hội có thể thúc đẩy những tiếng cười và tính cộng đồng”, cô nói.

Tiến sĩ Blaire Morgan được uỷ thác nghiên cứu từ trường Đại Học Birmingham nói rằng phương tiện truyền thông sẽ vẫn tồn tại vĩnh viễn.

“Do đó, bằng cách tìm hiểu thêm về mối quan hệ này, chúng ta sẽ có thể tối đa hóa lợi ích sử dụng của nó và tránh những cạm bẫy”, Morgan nói.

Nếu không có sự giám sát, một đứa trẻ có thể gặp nhiều rắc rối trên truyền thông xã hội, ông Randy Hlavac, một giáo sư tại khoa IMC Medill của Đại học Northwester, giảng viên môn tiếp thị qua kỹ thuật số, mạng xã hội, và thiết bị di động cho biết.

“Bản chất của mối quan hệ trong xã hội phương tiện truyền thông là vô danh tính vì chúng không có ở trước mặt chúng ta”, Hlavac nói.

Ông cho biết các rào cản được gỡ bỏ vì đây không phải là một sự tương tác trực tiếp nên nó có thể làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn ở một tốc độ nhanh chóng.

Hlavac nói ông không ngạc nhiên khi phụ huynh đang lo ngại con cái của họ có thể bị tổn hại thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Ông cho biết các bậc phụ huynh cần phải có một cuộc đối thoại cởi mở với con cái về truyền thông xã hội để tìm ra cái gì là đúng và cái gì sai trên mạng cũng như cách mà con trẻ làm để bảo vệ chính mình.

Ông nhấn mạnh rằng giáo dục về quyền riêng tư trực tuyến cũng là điều rất quan trọng.

Ai là người được giới trẻ theo dõi trên phương tiện truyền thông xã hội (bao gồm cả những người nổi tiếng) cũng đóng một vai trò quan trọng không kém, Hlavac nói. Những nhân vật nổi tiếng thường có khuynh hướng đưa những xích mích om sòm cá nhân lên phương tiện truyền thông xã hội. Một ví dụ điển hình gần đây là Taylor Swift tranh cãi với Kim Kardashian và chồng của cô là Kanye West trên Twitter.

Xích mích của người nổi tiếng có xu hướng khuyến khích mọi người chia ra nhiều phe phái trên mạng và đưa ra những lời cay độc có thể mang tính khắc nghiệt.

Khi một người trẻ tuổi nhìn thấy những việc như là việc ức hiếp, nó có thể ảnh hưởng đến tính cách của họ, không phải theo chiều hướng tốt hơn đâu, Hlavac nói.

Truyền thông xã hội và tính trầm cảm

Trầm cảm vì mạng xã hội

Tiếp xúc với mạng xã hội sẽ khiến trẻ em bị trầm cảm và cô đơn. Ảnh: vnreview.vn

Mặc dù chưa có nghiên cứu như vậy được thực hiện ở trẻ em, nhưng có một nghiên cứu ở Hoa Kỳ đối với những người ở độ tuổi 19 đến 32, và nó cho thấy rằng thời gian mà giới trẻ sử dụng phương tiện truyền thông càng nhiều thì càng nhiều khả năng họ đang bị trầm cảm.

Tính trung bình, trong 1.787 thanh thiếu niên được khảo sát thì họ sử dụng truyền thông xã hội trong 61 phút mỗi ngày và truy cập vào nhiều tài khoản 30 lần mỗi tuần.

Hơn một phần tư của những người tham gia bị gán cho là có các chỉ số của bệnh trầm cảm ‘cao’. Được biết nghiên cứu này được phát hành đầu năm 2016 bởi Đại học Pittsburgh.

Những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên hơn so với những người không tham gia thì có khả năng trầm cảm nhiều hơn 2,7 lần.

Những người dành hầu hết thời gian của họ vào truyền thông xã hội có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn 1,7 lần so với những người đã dành ít thời gian hơn trên phương tiện truyền thông xã hội.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng các bảng câu hỏi liên quan đến các nền tảng như Facebook, YouTube, Twitter, Google Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và LinkedIn.

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên phân tích trên diện rộng các liên kết giữa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và trầm cảm.

Tư duy phản biện

Các nhà nghiên cứu nói rằng những gì mà phương tiện truyền thông xã hội diễn tả về một cá nhân nào đó có thể hướng các cá nhân khác có cảm giác ghen tị và niềm tin của họ bị bóp méo khi thấy những người khác có cuộc sống hạnh phúc hơn và thành công hơn mình.

Dành quá nhiều thời gian online cũng có thể mở ra nhiều cơ hội cho người khác lên đe dọa và nhiều tương tác tiêu cực khác và cũng có thể gây ra cảm giác trầm cảm.

Rohlinger nói bất kể tuổi tác của mọi người như thế nào, mọi người cần phải hiểu biết về những gì họ tương tác với nhau trên phương tiện truyền thông xã hội

“Phương tiện truyền thông xã hội rất tuyệt vời. Nó cho phép chúng ta kết nối với những người không quen biết tưởng chừng như không thể tương tác được. Bí quyết là để an toàn trên phương diện này, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta đang tham gia vào các cuộc hội thoại ý nghĩa ở cả 2 chế độ on-line và off-line”, cô nói.

“Mấu chốt là khả năng ứng phó của chúng ta về tư duy phản biện của những nội dung mà chúng ta thấy”.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN