Tủ lạnh không phải là nơi bảo quản thực phẩm an toàn: cách nào để khắc phục?

Tủ lạnh không phải là nơi bảo quản thực phẩm an toàn: cách nào để khắc phục?

Hiện nay các gia đình thường có thói quen mua thật nhiều thực phẩm vào cuối tuần và mang toàn bộ thực phẩm mua về cất vào tủ lạnh. Trên thực tế, tủ lạnh không phải là nơi bảo quản thực phẩm an toàn. Nó hoàn toàn không thể đảm bảo rằng tất cả các loại thực phẩm đều ở trong trạng thái tươi ngon. Tuy nhiên, một số kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục được phần nào nhược điểm trên.

Tủ Lạnh Không Phải Là Nơi Bảo Quản Thực Phẩm An Toàn

Ảnh: Cooky.vn

Trái cây trước khi để trong tủ lạnh không nên rửa

Mỗi loại trái cây đều có nhiệt độ, thời gian bảo quản thích hợp nhất. Để càng lâu chất dinh dưỡng và hương vị của trái cây cũng càng giảm.

Không nên rửa qua trái cây trước khi cất vào tủ lạnh, nếu không chúng dễ bị hư hỏng, dập nát và cố gắng nên ăn ngay trong vòng một tuần. Hầu hết các loại trái cây tươi có thể được lưu trữ trong 1-2 ngày với nhiệt độ 0-4 độ C .

Táo, lê, chuối, đu đủ, đào hoặc một số loại trái cây dễ hư hỏng khác, dễ sinh ra chất ethylene (mau chín) , tốt nhất là không được để cùng các loại trái cây khác.

Đối với trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới thì khả năng thích ứng kém với nhiệt độ thấp. Nếu ướp lạnh trong tủ lạnh, có khi còn tổn hại đến trái cây, khiến vỏ của chúng lõm xuống, xuất hiện những đốm màu nâu sẫm, không chỉ gây mất chất dinh dưỡng, mà còn dễ bị biến chất. Nho, quả hồng ở nhiệt độ thấp sẽ không thơm như trước, lớp vỏ cũng bị biến chất.

Các loại dâu tây, dâu đỏ, dâu tằm tốt nhất nên ăn ngay sau khi mua về, nếu để tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến cả hương vị và dễ dàng bị mốc.

Chuối, dứa, xoài, đu đủ, chanh thực ra chỉ cần đặt ở nơi góc phòng râm mát là được, không nên ướp lạnh thời gian dài.

Cá, thịt dễ bị oxy hóa

Cá, thịt cần phải bảo quản trong ngăn lạnh hoặc ngăn đá, nhưng không nên để lâu. Nếu phát hiện thịt bị đông lạnh ngả sang màu vàng, điều đó chứng tỏ chất béo đã bị oxy hóa, nhất quyết cần bỏ đi, không nên ăn.

Các loại rau dễ bị mất nước, cà chua sẽ nát rữa

Khoai tây vỏ dày, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây đều có thể được cất giữ trong phòng.

Cà chua giữ lạnh ở nhiệt độ thấp, bị nước thâm nhập nên dễ nát rữa, vỏ xuất hiện đốm tròn màu nâu, hương vị nhạt bớt.

Dưa chuột, ớt xanh sẽ chuyển sang màu đen, mềm đi, thay đổi mùi vị, còn nổi long mốc hoặc dính, đều không nên để lâu trong tủ lạnh.

Các loại rau dễ bị mất nước, tốt nhất nên ăn ngay khi mua về. Nếu không, dùng giấy báo bọc lại, sau đó mới để vào trong tủ lạnh.

Đồ ăn dạng tinh bột trở nên khô cứng

Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, tương, mứt hoa quả, thực phẩm khô không cần để trong tủ lạnh.

Các loại thực phẩm làm từ tinh bột như bánh bao, bánh bao cuộn, bánh mì nếu để trong tủ lạnh, sẽ nhanh chóng trở nên khô cứng, nên dùng túi bảo quản gói lại để trong ngăn đông lạnh.

Sô-cô-la bảo quản trong tủ lạnh, sẽ xuất hiện lớp sương mỏng trên bề mặt, sinh mốc và biến chất, mất đi hương vị vốn có. Vào mùa hè nhiệt độ trong phòng cao có thể dùng túi bảo quản gói sô-cô-la thật kỹ, rồi mới để vào ngăn đông lạnh trong tủ lạnh.

Thực phẩm mua về nhất định phải xem yêu cầu bảo quản ghi trên bao bì, sử dụng tủ lạnh một cách hợp lý mới có thể được ăn đồ ăn tươi ngon, tốt cho sức khỏe.

Theo Dajiyuan Staff

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN