Tuyết rơi giữa mùa Hè: Nỗi oan thấu trời xanh của nàng Đấu Nga

Tuyết rơi giữa mùa Hè: Nỗi oan thấu trời xanh của nàng Đấu Nga

Ở phương Tây, khi tuyết rơi giữa mùa hè, người ta dùng khoa học để giải thích nó. Nhưng ở Trung Quốc, người ta sẽ đặt câu hỏi: “Có điều bất công ở chỗ nào?”. “Nỗi oan thấu trời xanh của nàng Đấu Nga”, một vở kịch nổi tiếng từ đời nhà Nguyên (1271-1368) đã khắc sâu trong lòng của người dân Trung Hoa về lời cảnh báo của Trời Cao về việc làm có tổn hại đến công lý.

>>Xúc động câu chuyện ông cụ Vương đi tìm công lý nát cả 9 đôi giày

Nàng Đấu Nga

Ảnh: Dkn.tv.

Nỗi oan thấu trời của nàng Đấu Nga

Đấu Nga là một người con gái nghèo khổ ở Sở Châu. Mẹ của Đấu Nga chết khi nàng còn nhỏ, người cha không có tiền để trả nợ, hơn nữa lại còn phải lên kinh thành để dự thi, mà không có tiền lộ phí, nên đã bán nàng cho nhà Thái bà bà làm con dâu con. Đến nhà họ Thái chưa đầy 2 năm, thì người chồng bị bệnh mà chết, chỉ còn lại 2 bà cháu nương tựa nhau mà sống qua ngày.

Ở Sở Châu có một kẻ lưu manh là Trương Lừa nhi, ức hiếp 2 bà cháu không có ai nương tựa, nên hắn và người cha là Trương Lão Nhi, ở lì trong nhà của Thái bà bà, lại ép buộc Thái bà bà phải lấy ông Trương Lão Nhi. Thái bà bà yếu đuối và sợ sệt, nên phải miễn cưỡng mà ưng thuận. Trương Lừa nhi lại uy hiếp Đấu Nga phải thành thân với hắn, nhưng Đấu Nga cương quyết cự tuyệt, còn mắng cho Trương Lừa Nhi một trận.

Trương Lừa Nhi trong lòng oán hận. Sau đó vài ngày, Thái bà bà bị bệnh, bảo Đấu Nga nấu canh ruột dê cho bà ăn. Trương Lừa Nhi bỏ thuốc độc vào trong canh, muốn độc chết Thái bà bà trước, rồi mới ép buộc Đấu Nga thành thân với hắn. Đấu Nga mang canh đến cho Thái bà bà uống. Thái bà bà cầm lấy chén canh, đột nhiên cảm thấy buồn nôn, không muốn uống nữa, nhường cho Trương Lão Nhi uống. Trương Lão Nhi trúng độc, lăn vài lăn ở dưới đất và chết.

Trương Lừa Nhi độc chết cha của mình, nhưng lại đổ tội danh giết người lên đầu của Đấu Nga, và kiện lên nha môn của Sở Châu.

Tri phủ Sở Châu là Đào Khang là một tham quan phi pháp, đã bị Trương Lừa Nhi dùng tiền mua chuộc, đã bắt Đấu Nga và thẩm vấn trên công đường, buộc cô ta phải thừa nhận là đã hạ độc. Đấu Nga bị tra khảo đủ điều, đau đến chết đi và sống lại, nhưng vẫn cứ không thừa nhận.

Đào khang biết Đấu Nga rất có hiếu với bà bà, nên ông ta tra khảo Thái bà bà trước mặt của Đấu Nga. Đấu Nga nghĩ rằng bà bà đã già yếu, chịu không nổi những cực hình, nên phải hàm oan mà thừa nhận.

Tham quan Đào Khang đánh đập Đấu Nga phải nhận tội, và định tội chết với cô.

Vào lúc lâm hình, Đấu Nga nguyện 3 điều ước với trời: Một là muốn đao qua là đầu rơi, một bầu máu nóng nhuộm đỏ tấm vải trắng; Hai là muốn trời mưa tuyết, lấp đầy thi thể của cô; Bà là muốn Sở Châu bị hạn hán 3 năm.

Ước nguyện của Đấu Nga đã cảm động được trời đất. Lúc đó đang là mùa hè oi bức của tháng 6, sau khi Đấu Nga bị giết, bầu trời trở nên u ám, mưa tuyết rơi xuống; Tiếp đến sau đó, Sở Châu bị 3 năm hạn hán. Sau này, Cha của Đấu Nga là Dấu Thiên Chương được làm quan ở kinh thành, vụ oan án của Đấu Nga được giải, hung thủ giết người là Trương Lừa Nhi bị xử tử hình, tham quan Đào Khang cũng bị trừng trị thích đáng.

Đôi nét về tác giả

Quan Hán Khanh, hiệu Dĩ Trai, Nhất Trai; là nhà viết kịch cổ điển Trung Quốc đời nhà Nguyên. Ông được xem như là một nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của Trung Quốc, và đã được liệt vào hàng ngũ danh nhân văn hóa thế giới năm 1957.

Vào thời kỳ Nguyên Thành tôn, tình trạng tham ô phi pháp càng ngày càng trở nên trầm trọng. Có một lần, truy tìm ra hành vị tham ô của quan chức có trên 18.000 người, và có hơn 5000 vụ án oan ức.

Thời đó, ở Đại đô có một loại kịch nghệ được lưu hành, gọi là tạp kịch. Có một số người tri thức có chánh nghĩa, bất mãn với sự thống trị hắc ám của quan phủ, lợi dụng hình thức tạp kịch để mà phơi bày ra những tội ác của quan phủ và những hiện tượng bất bình của xã hội.

Ở Đại đô có một người tri thức là Quan Hán Khanh, từ nhỏ đã thích âm nhạc và kịch nghệ, lại biết thổi tiêu và đàn cầm, cũng lại biết hát và khiêu vũ. Quan Hán Khanh làm quan ở Đại y viện nơi kinh thành, nhưng ông không cảm thấy thích thú với y thuật, mà lại đặc biệt thích viết kịch bản. Vào lúc đó, địa vị xã hội của những nghệ sĩ diễn kịch là rất thấp, nhưng ông chơi rất thân với những người đó; Có lúc ông còn gánh lấy một vai và biểu diễn trên sân khấu. Vì ông có sự nghiên cứu nhiều về âm nhạc và kịch nghệ, nên những kịch bản của ông đều là rất hay.

Ở Đại đô, giới quí tộc và nhân dân đều rất thích xem kịch, kịch bản của Quan Hán Khanh không chỉ là vì sự tiêu khiển của giới quí tộc, mà thường là vì muốn lên tiếng giùm cho giới bình dân. Ông đem những hoàn cảnh bi thảm của nhân dân mà ông thấy hay nghe được, viết vào trong những kịch bản của mình. “Cảm thiên động địa vụ án oan ức của Đấu Nga” (cũng gọi là vụ oan án của Đấu Nga), là một kịch bản tiêu biểu kiệt xuất của ông.

Tác giả: Epoch Times Staff

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN