Vài nét chấm phá về lịch sử âm nhạc thế giới

Vài nét chấm phá về lịch sử âm nhạc thế giới

Để trình bày đầy đủ các thời kỳ, từng nhạc sĩ trong lịch sử âm nhạc thế giới là một công việc lớn. Chúng tôi xin tóm lược một cách ngắn gọn nhất những kiến thức âm nhặc cơ bản đầu tiền để độc giả nhanh chóng tiếp cận tinh hoa của từng thời kỳ, từ đó dễ dàng lựa chọn và thưởng thức các tác phẩm âm nhạc kinh điển bất hủ không thể bỏ qua khi bước chân vào miền đất đẹp đẽ, lãng mạn và đầy mê hoặc này.

Nhạc cụ đầu tiên là cây kèn lá…

Thời xưa, nhạc cụ đầu tiên ra đời là cây kèn bằng lá, thế giới chỉ có chung một dòng nhạc. Tiếp đến, với những đặc trưng văn hóa khác nhau, mà huyền thoại là do Thần truyền xuống cho con người, mà âm nhạc thế giới bắt đầu phân tách làm hai. Đó là nền âm nhạc phương Đông và nền âm nhạc phương Tây.

Tới ngũ cung ở Phương Đông và 7 nốt nhạc ở Phương Tây

Phương Đông phát triển trên ngũ cung (chẳng hạn: Sol-La-Đô-Rê-Mí) tức là trên 5 nốt nhạc. Ta có thể cảm nhận qua các tác phẩm đàn tranh, sáo…

Đàn nhị hồ

Đàn nhị hồ của Phương Đông- đơn giản mà thần thánh

Phương Tây phát triển trên cả 7 nốt nhạc (chẳng hạn: Đô-Rê-Mi-Fa-Sol-La-Si) và chia làm nhiều thời kỳ:

-Thời kỳ cổ đại khoảng từ thế kỷ XI-XII trước công nguyên
-Thời kỳ trung cổ khoảng thế kỷ V sau công nguyên
-Thời kỳ âm nhạc phục hưng kéo dài suốt ba thế kỷ XIV, XV và XVI
-Thời kỳ Baroque (tiền cổ điển) từ 1600-1750. Thời kỳ này nổi lên nhiều thiên tài âm nhạc, nhưng có 2 tên tuổi lớn nhất là Georges Frideric Handel và Johhan Sebastian Bach.

Georges Frideric Handel – được nhìn nhận như là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại..với tác phẩm ca ngợi Messiah- Chúa Cứu Thế, là tác phẩm hợp xướng nổi tiếng nhất và được biểu diễn nhiều nhất trong nền âm nhạc Phương Tây.

Rồi tiếp nối là thời kỳ cổ điển 1750-1830, nổi lên những thiên tài kiệt xuất như Joseph Haydn, Mozart, Bethoven.

Ludwig Van Beethoven – là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

– Thời kỳ cổ điển được tiếp nối bởi thời kỳ âm nhạc lãng mạn, từ năm 1830-1900 nổi lên những thiên tài tên tuổi như: Schubert, Chopin, Schumann, Meldelson, Franz Listz …
– Thời kỳ âm nhạc ấn tượng với những tên tuổi như Debussy, Ravel, Rachmaninop… Điểm đặc biệt là khi âm nhạc ấn tượng ra đời thì thế giới có chung một nền âm nhạc. Chất liệu ngũ cung của Phương Đông đã dung hòa với Phương Tây.

Claude Debussy được coi như nhà soạn nhạc nổi bật nhất trong trường phái “âm nhạc ấn tượng”, mặc dù chính bản thân ông không thích thuật ngữ này…

Claude Debussy nổi tiếng với câu nói: Lao động nghệ thuật làm nên những quy tắc, nhưng quy tắc thì không thể làm nên lao động nghệ thuật. 

Franz Schubert- nhà soạn nhạc nổi tiếng với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương của thời kỳ âm nhạc lãng mạn..

Âm nhạc hiện đại

Sau đó âm nhạc ấn tượng thế giới tiếp tục phát triển lên thành hiện đại. Và cho đến nay vẫn chưa phát triển thêm một thời kỳ nào mới. Từ khi nền âm nhạc hiện đại ra đời, âm nhạc bắt đầu trở nên khó hiểu hơn, nhu cầu đặt ra là âm nhạc cần được đời sống hóa cho gần gũi, và các thể loại nhạc Jazz ra đời, tiếp tục đời sống hóa thành Rock, thành Pop…

Như vậy ngày nay, những dòng nhạc jazz, rock, pop mà chúng ta đang thưởng thức là âm nhạc con cháu được đời sống hóa từ nền âm nhạc bác học kinh điển. Điều đó có nghĩa rằng để có một chiều sâu tâm hồn thực sự, chúng ta hãy học cách thưởng thức âm nhạc kinh điển, nếu không chúng ta sẽ có thể chỉ thưởng thức được râu ria của âm nhạc đích thực mà thôi.

Tại các học viện âm nhạc danh tiếng thế giới, học sinh theo học bất cứ môn gì từ nhạc cụ cho tới hát, họ thường trải qua nhiều năm học nhạc kinh điển, rồi mới bắt vào những dòng nhạc khác mà họ muốn phát triển về “showbiz” hay công trình nghệ thuật của riêng họ.

Frederic Francois Chopin – nhà soạn nhac “thuần khiết vĩ đại”

Sau đây chúng ta cùng thưởng thức tác phẩm “Ánh trăng” của Debussy (tác giả mở đầu cho thời kỳ ấn tượng):

Kim Cương/DKN

Xem thêm: Đôi dòng cảm nhận về ca khúc “Thiên Thai” của Văn Cao.

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN