Văn minh hay đạo đức sẽ cứu nhân loại thoát khỏi đại họa?

Văn minh hay đạo đức sẽ cứu nhân loại thoát khỏi đại họa?

Trong xã hội nhân loại ngày nay, con người dường như luôn tự hào với những gì mình kiến tạo, lại không biết rằng mình đang ngày càng trượt xa quy phạm của đạo đức vốn có, khiến thiên tai, dịch bệnh và nhiều thảm họa khác liên tiếp xuất hiện. Điều này khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ: Văn minh hay đạo đức mới cứu được nhân loại thoát khỏi đại họa?

Đại kiếp nạn, văn minh hay đạo đức mới cứu được nhân loại thoát khỏi đại họa?

1. Sự hủy diệt của các nền văn minh tiền sử

Bước vào thế kỷ 21, con người rất tự hào về sự huy hoàng do mình tạo ra. Bởi vì trong mắt nhân loại, từ trên trời cao xuống dưới mặt đất, từ bầu trời tới đáy biển, người ta chỉ nhìn thấy kiệt tác của mình. Nhưng nếu lật lại những trang sử lắng đọng và những câu chuyện truyền thuyết xa xưa, thì có lẽ con người sẽ tỉnh táo hơn, sẽ khiêm nhường hơn rất nhiều.

Câu chuyện về chiếc thuyền của Noah chẳng phải vẫn sống động như vừa diễn ra trước mắt chúng ta hay sao? Lời cảnh báo chấn động như sét đánh ngang tai của Thần vẫn được lưu truyền hàng nghìn năm nay trong cõi nhân gian. Đế quốc Atlantis mà Plato trịnh trọng kể lại, tới nay cũng đã được các nhà khảo cổ học phát hiện và xác thực.

Tuy nhiên, dù là câu chuyện về chiếc thuyền của Noah hay truyền thuyết vủa vị vua xứ Atlantis, thì nhân loại tiền sử bị huỷ diệt đều do cùng một nguyên nhân: Đạo đức nhân loại đã bại hoại, trượt dốc khỏi giới hạn đạo đức của con người.

Con tàu Noah là có thật, văn minh hay đạo đức mới cứu được nhân loại thoát khỏi đại họa?

Con tàu Noah là có thật; các nhà khảo cổ học đã tìm ra con tàu.

Dù cho nhân loại sáng tạo ra nền văn minh như thế nào thì trong con mắt của Thần cũng không quan trọng, điều Thần coi trọng là đạo đức của con người. Khi đạo đức trượt dốc nghiêm trọng thì tựa như một trái cây thối, và cuối cùng Thần cũng sẽ phải vứt bỏ chúng, cũng đồng nghĩa với việc huỷ đi nhân loại cũ, tái tạo nhân loại mới.

Bởi vì nhân loại là do Thần tạo ra nên, Thần là có yêu cầu và ước thúc đối với con người, nếu không đạt thì Thần sẽ huỷ đi và tái tạo lại. Đây không phải là Thần không từ bi với con người. Thần đã từ bi quy định tiêu chuẩn đạo đức cho nhân loại, đó chính là những nhân tố quan trọng để chúng ta sinh sống hạnh phúc.

Nếu con người đi ngược lại những lời dăn dạy đó, khiến đạo đức nhân loại trở nên bại hoại, thì cuộc sống không chỉ bất hạnh, mà con người còn hành ác cả với tự nhiên và vạn vật, còn dám bất kính với Thần. Vậy thì cuối cùng nếu nhân loại có bị huỷ diệt, âu cũng là hậu quả do tự mình tạo ra, tự làm thì phải tự gánh chịu.

Dù cho nhân loại sáng tạo ra nền văn minh như thế nào thì trong con mắt của Thần cũng không quan trọng, điều Thần coi trọng là đạo đức của con người.

Kỳ thực, nhân loại ngày nay đã phát hiện được rất nhiều những di tích văn minh tiền sử, còn được viết thành sách, đính kèm hình ảnh và được truyền rộng trong xã hội. Nào là cố quốc Lâu Lan, văn minh Maya, kim tự tháp, tượng đài cự thạch Stonehenge…. Chỉ là một số người nhìn mà không thấy, hoặc có nhiều người không coi trọng đúng mực về điều này, còn có nhiều người thì hầu như không hiểu.

Bởi khi đối diện với sự siêu việt không gian thời gian cự đại ấy, đối diện với những bằng chứng văn minh sâu sắc, sống động đó, đối diện với những tàn tích đổ vỡ đó, tất cả đều trải rộng bao la như mây trời, huyền ảo lung linh. Nhân loại đặt chân vào mà vẫn còn nửa tin nửa ngờ, ấy thế mà cuối cùng  người ta lại xuề xòa cho xong chuyện.

Trong rất nhiều lĩnh vực, mọi người đã vứt bỏ Thuyết tiến hóa nông cạn vào trong bãi rác lịch sử. Đó là một giả thuyết hoang đường vô căn cứ, tới nay đã như một cái xác khô cực kỳ xấu xí, xám ngoét tàn tạ, lở loét đầy mình, đã bị các bậc trí giả vứt bỏ. Vậy mà ban đầu nó lại có thể mê hoặc được bao nhiêu người như vậy!

2. Các bậc thánh giả tuyên giảng đạo đức, kính thần Phật

Phép ngụy biện của Socrates

Socrates, triết gia Hy Lạp. Ảnh: DKN.TV

2.500 năm trước, gần như xuất hiện cùng một thời đại, tại phương Đông Khổng Tử nhọc lòng đề xướng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của Nho giáo, gian khó không nản; tại phương Tây, Socrates dẫu quần áo mũ mão tả tơi, chân lê mòn đôi giày cũ, dẫu cho mưa tuôn nắng xối, ông vẫn luôn giảng dạy cho con người biết chân lý và chính nghĩa, cần kiệm và đạo đức tốt đẹp, thành thực và sự dũng cảm – những phẩm chất ấy được ông giảng khắp các quảng trường, nhà thờ, phố lớn hẻm nhỏ.

Khổng Tử cũng vậy, Socrates cũng vậy, họ đều là những người dốc sức đặt định nền tảng đạo đức cho nhân loại, dạy con người rằng chỉ cần cung kính với Thần Phật, giữ gìn đạo đức ắt sẽ có được phúc báo.

Hơn nữa, những bậc thánh nhân ấy điều không hẹn mà gặp, đều cùng nỗ lực đề xướng đạo đức. Điều đầu tiên họ nhấn mạnh là con người phải biết tôn kính Thần, đồng thời phải tưởng nhớ tới tổ tiên. Đồng thời cũng nhấn mạnh việc hành sự thuận theo thiên mệnh là nhân sinh quan của bậc trí giả.

Trong cuốn sách “Hồi ức về Socrates” có đoạn viết:

“Ông nói tất cả những người muốn quản lý tốt gia đình hoặc trị vì tốt thành phố của mình đều phải xem quẻ…. Ông gọi những người cho rằng không cần làm theo ý chỉ của Thần, mà chỉ cần dựa vào trí tuệ của con người để giải quyết mọi việc, là những kẻ điên…”.

Còn nói về Khổng Tử, ông giảng phụng thiên mệnh, kính Quỷ Thần, quân tử thư thái bình thản, tiểu nhân lo lắng nơm nớp không yên. Trong nền văn hóa phương Đông, dường như câu nói này của Khổng Tử đều có sức ảnh hưởng rất lớn: Tri thiên mệnh, sự quỷ thần, quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”.

3. Nội hàm của Đạo đức: Cứu con người thoát khỏi đại họa

Các bậc thánh giả hạ thế đặt định văn hóa chính thống cho nhân loại, vì sao lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy?

Hầu như họ đều sống trong cùng một thời đại, tại phương Đông và phương Tây đều có người hiến thân để thuyết giảng về đạo đức. Hơn nữa học thuyết của các ông, cuối cùng đều có ảnh hưởng cực kì sâu sắc và lâu dài.

Tuy nhiên, điều không thể đánh đồng được là Socrates đi khắp nơi thuyết giảng đạo đức cũng không sao tường tận và uyên thâm như Khổng Tử. Nho giáo của phương Đông, không chỉ có nội dung phong phú mà tính khả thi, vận dụng thì tất cả mọi người đều phải công nhận. Hơn nữa còn được sắp xếp rất chi tiết rõ ràng.

Một bộ phận rất quan trọng của Nho giáo chính là Lễ giáo

Trong “Lễ ký – Kinh giải”, Khổng Tử đã từng nói rằng:

Tới một quốc gia có thể nhìn thấy tình hình giáo dục của nơi đó. Nhu mì đôn hậu mà không ngốc nghếch là người thấu hiểu về “Thi”. Thông tình đạt lý, am hiểu lịch sử thời xưa mà không làm càn là người thấu hiểu về “Thư”. Có trí thức uyên bác bình dị thiện lương mà không xa hoa khoa trương là người thấu hiểu về “Nhạc”. Tĩnh lặng tinh tế mà không gian xảo là người thấu hiểu về “Dịch”. Cung kính cần kiệm trang nghiêm mà không nóng vội là người thấu hiểu về “Lễ”. Giỏi giao tiếp và phân tích vấn đề mà không loạn là người thấu hiểu về “Xuân Thu”.

Thiếu sự giáo dục của “Thi ca” sẽ khiến con người trở nên ngốc nghếch, thiếu sự giáo dục của “Thư” sẽ khiến con người ngoa ngoắt, thiếu sự giáo dục của “Nhạc” sẽ khiến con người trở nên phóng túng vô độ, thiếu sự giáo dục của “Dịch” sẽ khiến con người tàn hại lẫn nhau, thiếu sự giáo dục của “Lễ” sẽ khiến con người thích gây phiền hà rắc rối, thiếu sự giáo dục của “Xuân Thu” sẽ khiến con người thích gây loạn lạc.

Khổng Tử và học trò

Khổng Tử và học trò (Ảnh: dkn.tv)

Nho giáo có tác dụng rất quan trọng trong phương diện nhào nặn tính cách dân tộc Á Đông, hàng trăm hàng nghìn năm nay đã hoà vào trong huyết quản, trong xương tuỷ của con cháu người phương Đông.

Con người ngày nay, mặc dù mọi phương diện đạo đức đã bị băng hoại, nhưng khi nhìn thấy những kinh điển thánh hiền này, có biết bao người từ sâu trong đáy lòng mình đã cảm thấy gần gũi như đã từng gặp gỡ ở đâu đó. Có biết bao người chẳng phải đang trông ngóng, hướng về thời đại ôn nhu đôn hậu, cung kính cần kiệm trang nghiêm, dân phong thuần phác đó hay sao?

“Ở hiền thì gặp lành”, ở một góc độ lớn hơn, chính là nếu cả xã hội duy trì đạo đức ở mức cao thì xã hội đó sẽ bình yên, sẽ không xuất hiện những nạn lớn như dịch bệnh, thiên tai.

Tác giả: Chương Đông

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN