Vì một niệm tà dâm bất kính với Thần mà mất cả cơ nghiệp

Vì một niệm tà dâm bất kính với Thần mà mất cả cơ nghiệp

Trước lúc Đát Kỷ làm loạn triều đình, nhà Thương lúc đó mưa thuận gió hòa, muôn dân lạc nghiệp. Trụ Vương văn võ song toàn ít ai bì kịp, cạnh Trụ Vương lúc đó có Thái Sư Văn Trọng đủ tài trị nước, Trấn Quốc Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ đủ tài trấn áp các nước chư hầu. Tuy nhiên, ông ta chỉ vì một niệm tà dâm bất kính với Thần mà mất cả cơ nghiệp.

Thương Trụ Vương Vì một niệm tà dâm bất kính với Thần mà mất cả cơ nghiệp

Thương Trụ Vương và Đát Kỷ (Ảnh: Tinh Hoa)

Một lần khi Trụ Vương thăm miếu Nữ Oa, thấy nhan sắc của Nữ Oa liền nảy sinh niệm tà dâm mà đề thơ lên vách tường,điều này đã xúc phạm đến Nữ Oa. Nữ Oa thấy bài thơ của Trụ Vương liền nổi giận rồi đằng vân bay vào triều định trừng phạt Trụ Vương nhưng khi đến nơi thì liền có hai đạo hào quang cản lại, hai đạo hào quang này là của Ân Hồng và Ân Giao ( Vua Trụ có hai người con, anh là Ân Hồng, em là Ân Giao).

Sau đó Nữ Oa ra lệnh cho Thể vân đồng tử dùng phướn ngũ sắc gọi là phướn chiếu yêu , chỉ trong thoáng chốc các yêu đều hiện đến, Nữ Oa bảo các yêu trở về động hết, chỉ chừa lại ba con yêu tại mả Huỳnh Ðế và cho vào ra mắt.

Ba yêu vâng lệnh, vào quỳ lạy xưng: Chúng tôi là hồ ly ngàn năm, chim trĩ chín đầu và đàn tỳ bà bằng đá ngọc thạch đến chầu nương nương

Bà Nữ Oa nói : Ba chị em bây hãy dấu mình yêu quái, trà trộn vào cung điện, làm cho Trụ vương điêu đứng. Ðợi cho Võ Vương đánh Trụ Vương thành công, ta cho chúng bay thành thần. Song ta cấm một điều là không được tàn hại bá tánh, chỉ trả thù Trụ Vương thôi.

Sau này Tô Hộ dâng con là Tô Đát Kỷ cho Trụ Vương, lúc này Đát Kỷ đã bị hồ ly ngàn năm giết và chiếm xác.

Từ lúc Đát Kỷ vào triều, vua Trụ không một lần ngự triều, cứ ở mãi trong cung cấm với Ðát Kỷ. Bá quan dâng sớ chất đống cao ngập đầu, vẫn không thấy mặt rồng đâu hết. Như vậy lấy ai nghị việc?

Trung thần xem nhẹ cái chết mà nói lời ngay thẳng

Bấy giờ có quan Thái Sư coi việc thiên văn là Ðổ Nguyên Tiến, thấy hung tinh ứng ở cung Càn biết việc chẳng lành liền nghĩ: Ta làm tôi hưởng lộc nước đã hai triều, lẽ nào trong lúc lâm nguy khoanh tay ngồi ngó, không một lời can gián sao?

Đổ Nguyên Tiến nghĩ vậy liền viết sớ đưa cho Thừa tướng Thương Dung. Lúc này Thương Dung liền mạo hiểm đi thẳng vào cung cấm để dâng sớ cho Trụ Vương.

Trong sớ viết : Từ ngày Tô Hộ dâng con đến nay, ngai vàng bụi đóng, mối nước buông lòng, sân chầu cỏ mọc xanh um, trước thềm rêu phong màu lục. Trăm quan hết sức mong chầu chực, việc nước không kẻ ngó ngàng.Nay tôi chẳng từ rìu búa, không ngại dữ lành, lòng lo cho nước non, quên mình mang tội, nếu bệ hạ nghe tiếng phải, thấy điều ngay thì trăm họ rất mang ơn .

Vua Trụ nghe lời Đát Kỷ cho rằng sớ này là phản loạn, mê hoặc lòng dân, buông lời huyền hoặc liền lệnh chém Thái sư Đổ Nguyên Tiến. Thừa Tướng Thương Dung nghe lệnh liền can: Chỉ vì lời can gián của Thái Sư mà bệ hạ đem giết. Thái Sư dẫu chết cũng được tiếng trung thần, song tôi e bệ hạ không khỏi mang tiếng gièm pha, trăm quan bất bình nổi loạn. Xin bệ hạ nghĩ lại tha tội cho Thái Sư kẻo oan.

Thương Dung can mãi nhưng Trụ Vương đều không nghe, còn cho rằng làm như vậy sẽ trấn an được thiên hạ, khiến các quan thần thấy thế mà sợ.

Đổ Nguyên Tiến bị võ sĩ áp lại dẫn ra pháp trường chém, khi đến cầu Cửu Long thì gặp quan Đại Phu là Mai Bá, thấy vậy Mai Bá hỏi tại sao lại bị chém, Đổ Nguyên Tiến than: Thương hại cơ nghiệp Thành Thang xây dựng bao nhiêu đời, nay vì sắc đẹp mà tiêu theo mây khói. Ôi, chắc quan Ðại Phu cũng thấy như tôi, đời người chỉ là tai ương thảm họa, công danh chỉ là mây bay, đời đã vậy còn luyến tiếc gì sự sống nữa.

Mai Bá nghe xong liền liều mình xông thẳng vào cung cấm nói lời hơn thiệt với Trụ Vương mà tha tội cho Đổ Nguyên Tiến. Trụ Vương nghe xong lời can gián của Mai Bá không những không tha tội cho Đổ Nguyên Tiến mà còn nổi giận truyền cách chức Mai Bá.

Mai Bá tức giận liền mắng Trụ Vương: Hôn quân, ngươi nghe lời Ðát Kỷ bỏ đạo vua tôi. Nay ngươi chém đầu Ðổ Nguyên Tiến chẳng khác nào chém đầu tất cả bá tánh nơi Triều Ca này. Tôi bị cách chức không hại gì, công danh như mây khói, tôi không màng, chỉ tiếc cơ nghiệp Thành Thang gây dựng mấy đời vì hôn quân hám sắc mà đổ nát.

Trụ Vương nghe xong nổi giận truyền Mai Bá đem ra pháp trường dùng dùi đồng đập cho nát đầu. Đát Kỷ thấy vậy liền bảo Trụ Vương hình phạt như vậy là nhẹ quá, không thể răn đe quần thần rồi ả ta nghĩ ra cực hình Bào Lạc nói cho Trụ Vương (Bào Lạc là một cây cột đồng cao 29 thước, bề tròn 8 thước, có khoét 3 cai miệng đựng lửa than, lúc hành hình  thì quạt lửa cho cột đồng nóng đỏ lên, chỉ cần trói tội nhân vào đấy thì ngay lập tức hóa thành tro)

Thương Trụ Vương Vì một niệm tà dâm bất kính với Thần mà mất cả cơ nghiệp

Đát Kỷ và Trụ Vương (Ảnh: trithucvn.net)

Trụ Vương nghe Đát Kỷ bày cực hình thích thú rồi nói: Ðể ngày mai Trẫm đem ra thí nghiệm đốt Mai Bá tại triều cho quần thần thấy kinh hoàng vỡ mật.

Nhưng Trụ Vương đâu có ngờ những cực hình này thì đâu có nghĩa lý gì đối với những trung thần, họ đâu có sợ !

Đến ngày Mai Bá bị hành hình, ông nói với Trụ Vương và các quần thần : Ta coi cái chết như lông hồng, chỉ tiếc cơ nghiệp Thành Thang một phút bị đứa hôn quân làm đổ nát. Ta chết không nỡ nhìn thấy các tiên vương dưới suối vàng.

Vừa nói dứt lời, Mai Bá bị hành hình, chỉ trong phút chốc cơ thể bị hóa thành tro. Việc hành hình này đã làm mất lòng rất nhiều quần thần và khiến họ phẫn nộ. Đây cũng là lý do sau này rất những tướng trụ cột và các quan thần trong Triều Ca đều theo nhau đầu Chu phạt Trụ, đó cũng là Thiên Ý. Còn những ai mê muội theo Trụ Vương dù tài giỏi đến mấy đều có một kết cục như nhau đều bị định phận là nghịch Ý Trời, chư Thần bất dung, không những vậy còn để lại tiếng xấu muôn đời, câu nói “Trợ Trụ vi ngược” cũng từ đó mà ra.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN