Vì sao cần có thái độ tích cực trong giao tiếp?

Vì sao cần có thái độ tích cực trong giao tiếp?

Trong giao tiếp luôn phải tỏ ra có thái độ tích cực, sinh lực dồi dào, đầy nhiệt huyết, khoáng đạt, đây là yếu tố quan trọng nhất để tăng giá trị của bản thân.  

Song hành cùng ngôn ngữ nói, biểu hiện của hành vi chúng ta cũng là một dạng ngôn ngữ. Thí dụ chúng ta chau mày, vung tay hoặc là nhấp nhổm luôn đổi tư thế khi ngồi trên ghế đều nói lên một điều gì đó.

Điều gì xảy ra nếu trong giao tiếp bạn tỏ ra mệt mỏi?

Tiêu cực

Trong cuộc sống thường ngày, giao tiếp luôn đi kèm theo nó là một mục đích nào đó. Có thể bạn muốn tán tỉnh một cô gái xinh đẹp, hoặc chốt được một đơn hàng quan trọng bằng cả vài tháng lương. Nếu bạn tỏ ra mệt mỏi, sẽ không đạt được mục đích giao tiếp.

Bởi nếu tỏ ra mệt mỏi, chán nản, lạnh nhạt thì sẽ gây cho đối phương cảm giác buồn bẻ, nhạt nhẽo. Nếu tỏ ra uể oải, không tập trung hoặc tỏ ra căng thẳng, lúng túng đều để lại ấn tượng thiếu kinh nghiệm khi giao tiếp, không thành thạo, không chuyên tâm, thậm chí bị đánh giá là coi thường người khác.

Động tác của người ta thường thể hiện trạng thái tinh thần của họ. Một người đi ủ rũ, lê từng bước đi nặng nề, bạn sẽ phán đoán người này đang phải lo một gánh nặng không giải tỏa được. Có những việc nào đó đang hủy hoại tinh thần một người thí chắc chắn nó cũng sẽ đè nặng lên thân hình người ấy, như vậy đương nhiên người ấy phải cúi đầu còng lưng xuống. Người bi quan tiêu cực luôn đi với dáng đầu cúi, mắt nhìn xuống đường. Và gây cho người ta cảm giác người này làm việc sẽ kém hiệu quả, hoặc người đó không đủ năng lực giải quyết vấn đề. Bởi người thông minh luôn có cách để thoát khỏi những tình huống stress.

Vì sao luôn cần có thái độ tích cực trong giao tiếp?

thái độ tích cực trong giao tiếp

(Ảnh: vandieuhay.net)

Freud Sigmund, bậc thầy về phân tích tinh thần từng nói: “Chỉ có thần linh mới giữ kín không nói ra lời, con đôi môi của người bình thường cho dù không nói gì thì đôi tay của họ cũng không thể yên, mỗi lỗ chân lông của họ cũng biết nói những bí mật trong lòng họ”. Mọi người gọi loại này là “ngôn ngữ hành vi”

Trong rất nhiều trường hợp hành vi có hiệu quả hơn lời nói.

Người có tinh thần sung mãn, tự nhiên sẽ để cho đối tượng ấn tượng tự tin, lạc quan, có chí tiến thủ. Nếu khi giao tiếp thể hiện được tinh thần phấn chấn, có sinh lực, tỏ ra tự tin thì sẽ kích thích được đối phương nhiệt tình trong giao tiếp, không khí trao đổi sẽ sôi nổi hơn. Để lại ấn tượng tốt với đối phương.

Cách thể hiện thái độ tích cực trong giao tiếp

Làm thế nào để thể hiện thái độ tích cực trong giao tiếp. Dưới đây là 3 cách Việt Trí đưa ra để bạn tham khảo:

Động tác cần đường hoàng

Người lạc quan, tích cực trong giao tiếp

Người lạc quan, có niềm tin, luôn ngẩng cao đầu, chân bước hiên ngang, mắt nhìn thẳng.

Tuy rằng động tác của một người không liên quan đến bản chất của người ấy lắm, nhưng ngược lại nó ảnh hưởng đến ấn tượng và cách nhìn của người khác đối với bạn. Thí dụ trong phim xã hội đen của Mỹ hay Nhật Bản, nhân vật anh chị thường đều tỏ ra kẻ cả. Khi xuống xe không bao giờ tự mở cửa, phải đội thuộc hạ đến mở  mới lững thững bước ra. Khi gặp nguy hiểm, không vội vã chạy trốn giống đàn em, mà rất đàng hoàng bước đi.

Vì thế động tác đường hoàng sẽ khiến người khác cảm thấy bạn là “nhân vật lớn” và có thể làm nên những điều to tát. Với một cô gái, đó là điều khiến họ choáng ngợp. Với một khách hàng họ sẽ tin tưởng bạn hơn.

Đừng nhìn thẳng vào mắt người khác

Điều thần bí nhất trong hành vi ngôn ngữ là ánh mắt. Dù là người Trung Quốc hay người Mỹ việc giao lưu ánh mắt với nhau như thế nào, vào lúc nào là điều cần hết sức chú ý. Khi nói chuyện bình thường, nhìn nhau không quá một giây được gọi là “liếc mắt”.

Chỉ có những người có quan hệ hết sức thân mật mới có thể nhìn thẳng vào nhau, mạnh dạn giao lưu qua ánh mắt. Nếu bình thường mà cứ nhìn chằm chằm vào đối phương khi nói chuyện thì lại trở thành không lịch sự.

Duy trì đạo đức truyền thống

Ngôn ngữ hành vi cũng là một cách để bạn thể hiện giá trị của con người bạn đến đâu. Nhưng hành vi luôn luôn và mãi mãi xuất phát từ nội tâm của con người. Một người có nội tâm trong sạch, đàng hoàng, hành vi sẽ đúng đắn, lịch sự. Một người lươn lẹo, ích kỷ thì khó có thể che giấu được lâu.

Nhưng văn hóa hiện đại đã xuống cấp trầm trọng, và mất đi tiêu chuẩn đạo đức. Chỉ có theo đạo đức người xưa mới là một người chân chính đúng nghĩa.

Xem thêm

Sources:

BÀI LIÊN QUAN