Vì sao không thể dùng “tâm thái học sinh” để đến làm việc

Vì sao không thể dùng “tâm thái học sinh” để đến làm việc

Vì lối giáo dục quá hàn lâm hiện nay mà khiến học sinh – sinh viên rất thụ động. Khi đến xin việc ở một công ty nào đó hoặc là bị từ chối hoặc phải phải “đào tạo” lại. Vì thế nếu bạn là người muốn thành công trong sự nghiệp thì không thể dùng “tâm thái học sinh” đến để làm việc.

Tại sao người khác phải dạy bạn?

Có người hỏi tôi:

“Tôi chưa bao giờ gặp một người quản lý nào dạy những gì trong công việc cho tôi.

Mỗi lần tôi làm sai là quát tháo, chứ không chỉ bảo cho tôi.

Phải cho tôi thời gian để học chứ, không phải tự nhiên cái gì tôi cũng biết.

Tôi muốn tìm một công việc mới, nhưng sợ rằng công ty khác cũng giống công ty này.
Phải làm thế nào đây? “

Mỗi lần thấy người khác nói những câu đó, tôi đều muốn nói với họ:

Vì sao người khác phải đem kinh nghiệm xương máu bao nhiêu năm để dạy lại cho bạn?

Vì sao không thể dùng "tâm thái học sinh” đến để làm việc

Các công ty tuyển bạn đến làm việc để cùng gặt hái thành quả, không phải họ muốn mời bạn đến để dự lớp đào tạo

Công ty đã phải trả lương cho bạn, lại phải cầm tay chỉ việc cho bạn, sao lại có chuyện tốt như thế?

Hãy đọc tiếp những dòng phía dưới…

Mọi người đều có suy nghĩ như vậy bởi vì họ quen với điều này rồi. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường đều có người nhẫn nại dạy dỗ bạn

Giáo viên không tận tình, học sinh sẽ cũng sẽ không tự mình đi tìm hiểu và học hỏi thêm những thứ ngoài lề. Vì thế khi bạn tốt nghiệp và đi làm, bạn vẫn nghĩ là nên có người dạy cho bạn. Giám đốc nói bạn nên học hỏi nhiều hơn, nhưng không nói rằng bạn lấy thân phận học sinh đến đây để học. Mà hãy dùng thái độ và thân phận của một nhân viên.

Tâm thái học tập của học sinh học là gì?

Rất nhiều:

Không dám phát biểu khi họp

Làm gì cũng đợi người khác chỉ tận tay

Làm gì cũng đợi quản lý phải dạy.

Vì sao không thể dùng "tâm thái học sinh” đến để làm việc

Thời đại công nghiệp phát triển nhanh chóng, không thể dùng “tâm thái học sinh” đến để làm việc

Hiện nay mọi ngành nghề đều phát triển rất nhanh , sếp cũng không nhất định theo kịp sự phát triển đó, và cũng không nắm vững năng lực của từng nhân viên. Sếp cũng đang phải học tập, thì dạy bạn như thế nào?

Sếp không dạy cho bạn, không có nghĩa ông ấy là một người chủ không tốt

Nhiều người nghĩ rằng, ông chủ không dạy được tôi thì ông ấy là một người chủ không tốt, không học được gì từ ông chủ thì đòi nghỉ việc. Học tập trong môi trường làm việc là một thói quen tốt, nhưng cần lấy tự mình học tập làm cốt lõi. Đặc biệt bạn nên học những việc mới trước, như vậy sẽ có được sự trọng dụng. Chỉ có kẻ ngốc mới giận dỗi khi bị khiển trách, và đó là tự từ bỏ cơ hội của bản thân, còn nói công ty không cho cơ hội phát triển .

Nếu đổi lại vị trí để suy xét, bạn cũng hy vọng tâm thái tự học của nhân viên lớn hơn một chút

Nếu bạn là một người giám sát, hoặc giám độc của một công ty, bạn còn nghĩ như thế này không? Bạn sẽ mong muốn nhân viên tự giác học việc là tiếp thu công việc một cách nhanh chóng để giúp công ty phát triển về phía trước. Nếu bạn là chủ công ty bạn có sẵn sàng cử ra một nhóm người để dạy việc cho nhân viên mới trong sáu tháng đầu?

Tất nhiên, tại nơi làm việc không phải là hoàn toàn không có đào tạo, hướng dẫn

Nhưng rất hiếm khi có một nhân viên cũ chỉ dạy tận tay cho nhân viên mới, trừ khi bạn gặp một người giám sát thực sự quan tâm bạn, yêu thương bạn như anh chị em ruột. Hầu hết, tại nơi làm việc có thể cho bạn cơ hội đào tạo tập thể, một số công ty có học tập theo nhóm v.v. Nhưng mỗi lần đào tạo, cơ hội thảo luận cùng các đồng nghiệp, bạn có tham gia không? Ngoài ra, tất cả đều dựa vào kinh nghiệp tự học lén được, tự mày mò… Và những điều này, sợ rằng rất ít người có thể làm được.

Nói về việc “tự giác học việc”, nhân viên trong công ty có thể phân thành 3 nhóm

Vì sao không thể dùng "tâm thái học sinh” đến để làm việc

Nhóm thứ nhất:

Muốn học nhưng lại đợi được dạy, không có người dạy thì nghỉ việc

Thông thường loại người này đều là sinh viên thực tập, những người trẻ tuổi bắt đầu đi làm, quen với hệ thống ở trường học. Theo bạn sếp nhất định phải dạy cho bạn, một thời gian không học được gì thì đổ thừa cho công ty không tốt, dạy việc không chu đáo, đồng nghiệp thì ích kỷ. Nói tóm lại, dù công ty có tốt thế nào thì khi không học được gì đều nói là do công ty không tốt, và không muốn tiếp tục làm việc ở đây nữa. Nhưng bạn có biết không đối với một tờ giấy trắng mới tốt nghiệp như bạn, thì những tờ giấy thải bên cạnh máy photocopy cũng là những tài liệu đáng để bạn học tập. Thư mục trong máy tính của công ty bạn cũng nên mở ra xem, nên phát huy tính chủ động một cách tích cực nhất.

Vì sao không thể dùng "tâm thái học sinh” đến để làm việc

Nhóm thứ hai:

Tích cực tham gia các khóa đào tạo của công ty, nhưng họ tự đi phong bế bản thân

Sau khi đến làm việc hơn 2 năm, đã thích nghi và làm quen với môi trường làm việc,ũng có kế hoạch tiếp theo cho tương lai. Tại thời điểm này công ty cần các nhân viên nâng cao kỹ năng làm việc, nên họ cũng nhận thấy kỹ năng của mình nên trau dồi thêm. Vì vậy, họ sẽ rất tích cực của tất cả các khóa đào tạo của công ty, và sẵn sàng nắm lấy các cơ hội học tập, hội thảo của công ty. Tuy nhiên, nhóm người này chỉ học tập trong giới hạn của công ty, sau khi tan ca không tự giác đi tìm những tài liệu khác để nghiên cứu học hỏi. Họ tự khóa mình vào kiến thức hạn hẹp trong một công ty nhở bé, họ tự cho rằng chức vụ càng cao càng cảm thấy tự hào về bản thân, coi thường người khác, không hài lòng với lãnh đạo, yêu cầu lương cao hơn. Sau khi thăng chức khó có thể lên cao thêm một chức nữa.

Nhóm thứ 3:

Đến công ty hay ngoài giờ làm đều rất nỗ lực học tập, không có tài liệu để học sẽ tự đi tìm

Loại người này khiến đồng nghiệp không hài lòng, nhưng lãnh đạo lại rất trọng dụng. Họ bận rộn tối ngày, họ không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào. Hết giờ làm đều tìm tài liệu để học thêm, tìm địa điểm, mua sách, và bỏ tiền ra để đi nghe thuyết giảng. Họ là một người tham công tiếc việc, tại nơi làm việc luôn chăm chỉ khiến đồng nghiệp rất khó chịu và bị tổn thương. Nhưng họ luôn đi đầu trong mọi công việc, và rất được trọng dụng.

Hôm qua tôi có nhìn thấy dòng chữ:

Tiền lương là gửi đến những người hàng ngày làm việc, phụ cấp trách nhiệm là gửi đến những người quản lý, tiền thưởng là gửi cho những người làm nên thành tích, cổ phiếu là dành cho những người trung thành, vinh quang là ban cho những người có hoài bão, đơn sa thải sẽ gửi cho những người thích đùa giỡn.

Nơi làm việc không có 4 mùa, mà chỉ có 2 mùa:

Nỗ lực vào mùa cao điểm, và thảnh thơi vào mùa ế hàng.

Hãy suy nghĩ thật kỹ về điều đó, nó thực sự rất có ý nghĩa. Tại nơi làm việc, đừng mong đợi có người cầm tay chỉ việc cho bạn. Trước đây có một cậu sinh viên có viết cho tôi một bức thư:

“Em năm nay tốt nghiệp,

Em có thể đến công ty anh làm việc? Em muốn được học việc từ anh.”

Hoặc “Anh có tuyển sinh viên thực tập không? Em không cần tiền lương, chỉ cần được đến học việc thôi.”

Nhưng thực lòng tôi muốn nói rằng: “Công ty không phải của tôi, không phải tôi nói gì cũng đúng. Mà nếu công ty là của tôi, thì bạn định học gì từ tôi. Thứ nhất tôi không nhẫn nại để dạy người khác, thứ hai tôi không có thời gian để dạy cho bạn.”

Quan trọng hơn nữa tôi cũng không phải là người giỏi giang gì, sợ rằng bạn không học được gì từ tôi bạn lại thất vọng thôi.

Nơi làm việc là rất thiết thực, không nhìn quá trình, chỉ nhìn kết quả

Hơn nữa, bất kỳ người nào tại nơi làm việc, họ đều không đủ khả năng để trở thành một giáo viên, bởi vì khả năng của mỗi người trong thực tế còn hạn chế,

Nếu bạn muốn người khác chịu trách nhiệm với bạn như một người thầy, tức là bạn đã tạo áp lực rất lớn cho người khác. Vì người đó cũng không có thời gian để dạy bạn, và họ cũng sợ bạn sẽ phải thất vọng.

Một ngày nào đó bạn phát hiện ra thực lực của họ, nó không được như bạn mong nghĩ, bạn nhất định rất thất vọng, và bản thân họ cũng rất buồn. Vậy thì nên nói thế nào nhỉ?

Bạn có thể nói: “Tôi muốn được làm việc cùng nhóm mình, tôi cũng đang nỗ lực học tập, chúng ta cùng làm việc nhé.” Nói như vậy sẽ khiến đối phương không bị áp lực quá nhiều.

Nếu bạn gặp được quản lý sẵn sàng chỉ dạy cho bạn, bạn nên trân trọng cơ hội đó. Tất nhiên nếu bạn may mắn, tìm được một người quản lý sẵn sàng tận tình chỉ dạy cho bạn, hãy trân trọng điều đó.

Nếu bạn không có may mắn đó, gặp phải một người quản lý chỉ biết thúc giục la hét bạn, thì đây chính là một xã hội bình thường.

Nếu bạn đủ thông minh, nhất định phải tự học

Học từ cách dùng máy in, máy tính. Ở đâu cũng có việc để bạn cần phải học
Nhỏ là từ những con chữ trong từng văn kiện, lớn là chuẩn bị cho những phương án, hợp đồng… Hoặc cả những quy tắc nơi làm việc.

Tục ngữ có câu:

Theo người tài giỏi học hỏi, thậm chí cả ăn xin cũng đáng để ta học tập.

Học từ sếp, học đồng nghiệp, học hỏi cả những người làm thời vụ.

Sau một năm bạn sẽ thấy bản thân có nhiều thu hoạch và tiến bộ như thế nào, lúc đó tự bạn cũng phải giật mình nhìn lại bản thân.

Lúc này bạn sẽ nhận ra một điều sâu sắc vô cùng:

Học tập là việc của tự bản thân, nó không liên quan gì đến người khác.

Thiếu Kỳ/DKN

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN