Vì sao ngoài có tài năng lại cần thêm đức hạnh?

Vì sao ngoài có tài năng lại cần thêm đức hạnh?

Trong đạo lý làm người, chỉ vẻn vẹn tài năng thôi không đủ, còn phải có một tấm lòng cao thượng. Câu chuyện giữa Trịnh Huyền và Phục Kiền sau đây sẽ cho bạn cái nhìn toàn vẹn về tài năng chân chính.

Chuyện Trịnh Huyền và Phục Kiền

Trịnh Huyền muốn làm chú giải cho cuốn Xuân Thu Tả Truyện, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Khi đó trên đường đi, ông ta gặp Phục Kiền, hai người đều nghỉ trong một nhà trọ.

Trước đây họ không hề quen nhau, khi trên xe Phục Kiền nói đến những ý tưởng của mình về việc chú giải cho Tả Truyện, Trịnh Huyền nghe rất lâu, thấy cách nghĩ của Phục Kiền đa số giống mình, liền nói với Phục Kiền: “Tôi đã sớm muốn chú giải Tả Truyện, bây giờ vẫn chưa hoàn thành. Vừa nãy nghe những lời của ngài nói, phần nhiều giống cách nghĩ của tôi, bây giờ tôi đem hết toàn bộ những chú giải tôi làm cho ngài”.

Sau đó, Phục Kiền viết hoàn thành Xuân Thu Tả Truyện Phục Thị Chú.

Người có tài nên vì lợi ích chung của xã hội

Người xưa khi bàn luận về những tố chất cơ bản của người học giả, rất coi trọng tài, năng đức hạnh, nhận thức. Vậy thì trong xã hội hiện đại, những điều đó càng được coi trọng trong vấn đề hợp tác, nó phải có một tinh thần đồng đội tốt, có thể giúp đỡ người khác một cách vô tư, càng thể hiện tính quan trọng của nó. Nếu không như vậy chỉ có, mà thiếu đi tinh thần hợp tác, nên muốn phát triển một bước sẽ gặp phải sự hạn chế.

Văn Nhân Tương Kính, đó là hiện tượng tồn tại phổ biến trong những người có học vấn. Người có học vấn thường muốn mình có được thành công, nâng cao danh vọng, ghi danh sử xanh, sau đó nghiên cứu những người có cùng học vấn, đa số đều có sự đề phòng cảnh giác, sợ người khác lấy mất những kiến thức, những kết quả mình nghiên cứu được. Nhưng Trịnh Huyền khi phát hiện ra Phục Kiền có những ý tưởng giống mình, không hề nảy sinh đố kỵ, ghen ghét.

Nhưng đem những kết quả mình nghiên cứu được cho Phục Kiền mà không giữ lại chút nào, khiến cho người ta kính phục. Người có học vấn thật sự không nên có cái nhìn hạn hẹp, cũng không nên có lòng ích kỷ cá nhân, tất cả phải đều từ xuất phát điểm sự phát triển của xã hội. Đạo lý làm người và làm học vấn đều giống nhau, chỉ vẻn vẹn tài năng thôi không đủ, còn phải có một tấm lòng cao thượng. Vì thế trong xã hội hiện đại nếu không lấy tinh thần tập thể làm thước đo tiêu chuẩn chủ yếu của một nhân tài. Cũng có thể thấy đạo đức cao thượng không chỉ là vấn đề tu dưỡng đạo đức, mà cũng là yêu cầu của thời đại đề ra với mỗi con người.

Có tài không đức dễ làm việc hại nước, hại dân rồi tự hủy diệt chính mình

Sử sách ghi nhận, Thương Trụ Vương là một con người thông minh, nhưng lại làm một ông vua tàn bạo nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Triều Thương phải diệt vong trong tay ông ta. Thông minh vốn là ưu điểm của con người, quan trọng là phải biết phát huy ưu điểm đó như thế nào.

Thương Trụ Vương làm vua không lấy đức để cảm hoá dân chúng, bản thân không biết làm tấm gương tốt cho dân, ngược lại đem cái thông minh của mình áp dụng vào những trò hưởng lạc, còn nghĩ ra hình phạt đi trên thanh đồng nung đỏ để trừng trị những đại thần có lời khuyên can. Chỉ bằng vào hình phạt tàn khốc sao có thể thống trị một đất nước lâu dài. Bởi thế, cuối cùng Thương Trụ Vương đã bị thiêu trong chính cung điện của mình.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN