Y học có thể giúp hồi sinh người chết?

Y học có thể giúp hồi sinh người chết?

Cái chết được định nghĩa là sự chấm dứt tất cả các chức năng sinh học duy trì một cơ thể sống, và việc hồi sinh người chết đang là đích vươn tới của khoa học.

>> Y học hiện đại: nguồn gốc và thách thức

Hồi sinh người chết không phải là điều dễ dàng. Chết não, việc mất hoàn toàn và không hồi phục chức năng não (bao gồm cả hoạt động vô thức cần thiết để duy trì sự sống) theo định nghĩa trong báo cáo năm 1968 của Uỷ ban Đặc biệt thuộc Trường Y Harvard, là định nghĩa hợp pháp về cái chết của con người tại hầu hết các nước trên thế giới.

hồi sinh người chết

Việc hồi sinh người chết đang là đích nhắm tới của khoa học hiện đại. Ảnh: Pixabay.com

Dù trực tiếp qua chấn thương, hay gián tiếp thông qua các dấu hiệu bệnh thứ cấp, chết não là trạng thái bệnh lý mà hơn 60 triệu người trên toàn cầu trải qua mỗi năm.

Qua các cơ sở y tế, người ta liên tục nói với chúng tôi rằng chết não là “không thể phục hồi” và được coi là kết thúc cuộc sống.

Khả năng hồi sinh người chết lớn tới đâu?

Có phải chúng ta đã đi đến một trình độ công nghệ mà ở đó chúng ta có thể “vượt qua giới hạn” để xem xét liệu đây có thực sự là trường hợp đó hay không?

Trong khi sự thật là con người thiếu khả năng đáng kể đối với việc tái sinh hệ thống thần kinh trung ương, thì nhiều loài khác loài người, chẳng hạn như động vật lưỡng cư, giun dẹp planarian, và một số loại cá, có thể tự chữa, tái tạo, và tổ chức lại một phần lớn não và cuống não của chúng ngay cả sau khi bị thương nặng đe dọa đến tính mạng.

Nhiều loài khác loài người, chẳng hạn như động vật lưỡng cư, giun dẹp planarian, và một số loại cá, có thể tự chữa, tái tạo, và tổ chức lại một phần lớn não và cuống não của chúng ngay cả sau khi bị thương nặng đe dọa đến tính mạng.

Khả năng tự tái sinh các bộ phận cơ thể đã được tận dụng qua thực nghiệm trong nhiều thập kỷ qua để thực hiện việc cấy ghép não phức tạp đối với các sinh vật như loài kỳ nhông, cũng như để nghiên cứu cơ cấu vận động của bộ nhớ lưu trữ.

Nghiên cứu sâu rộng trong suốt một thế kỷ qua đã giúp chúng ta có được một khối lượng kiến thức to lớn về quá trình tự tái sinh cơ thể, sự tái tạo và động lực học đa cơ độc đáo liên quan đến việc khởi động lại mô hình phát triển khả năng sản sinh xác định nhằm thay thế các tế bào bị mất hoặc hỏng cũng như các cơ quan trong một cơ thể sống.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây về tái tạo não phức hợp trên các sinh vật như giun dẹp planaria, động vật lưỡng cư và côn trùng holomorphic, đã làm nổi bật những phát hiện độc đáo liên quan đến việc lưu trữ các ký ức sau khi toàn bộ não bị chết, mà có thể có những tác động ở phạm vi rộng đối với sự hiểu biết của chúng ta về ý thức và việc ổn định duy trì bộ nhớ.

Nghiên cứu vào các lĩnh vực xử lý thông tin sinh học ở sinh vật có thần kinh, mô người không có nơ ron thần kinh, và các visinh vật đơn bào hình thành nên các cấu trúc đa bào, đã làm tăng thêm danh mục các câu hỏi thú vị, và có khả năng thách thức khái niệm bộ não là kho thông tin duy nhất được mã hóa dài hạn.

Mặc dù khái niệm không thể phục hồi gắn liền với định nghĩa của Uỷ ban Đặc biệt thuộc Trường Y Harvard năm 1968, vẫn có một số trường hợp ghi nhận bằng tài liệu về khả năng phục hồi chết não, chủ yếu liên quan đến các đối tượng trẻ tuổi có hệ thống thần kinh trung ương duy trì được một mức cơ chế thần kinh mềm dẻo cơ sở.

Hầu hết những người đứng đầu trong lĩnh vực này đều thừa nhận rằng có những “điểm ẩn giấu” khác của hoạt động thần kinh và mạch máu vẫn thực sự tồn tại ở một bộ não được chẩn đoán mới chết, cũng dễ hiểu rằng những sự sống sót như thế về mặt lý thuyết là có khả năng xảy ra với việc tái sinh nơ ron thần kinh và các công cụ tái tổ chức phù hợp.

Ngoài ra, người ta thừa nhận rộng rãi rằng các đối tượng chết não được hỗ trợ có thể tiếp tục duy trì sự tuần hoàn, tiêu hóa, sựchuyển hóa, bài tiết, cân bằng nội tiết, tăng trưởng, trưởng thành giới tính, mang thai, khả năng làm lành vết thương, và hết sốt.

Chúng tôi không còn nghĩ nhiều về điều này nữa, nhưng máy khử rung tim đầu tiên, việc hô hấp phổi nhân tạo, và cấy ghép nội tạng phức tạp, tất cả đều ra mắt công chúng khoảng một thế kỷ trước đây.

Vì vậy, giờ đây chúng ta đang ở năm 2016, tại một thời điểm rất độc đáo trong lịch sử khoa học, nơi hội tụ các công cụ công nghệ sinh học tái tạo, nghiên cứu hồi sức/hồi sinh, và khoa học thần kinh lâm sàng đã đưa chúng đến vị trí có thể trả lời những vấn đề gây tranh cãi, độc đáo, và sâu sắc.

Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thực hiện các bước tiếp theo hay không?

Tôi tin rằng chúng ta sẽ thực hiện được.

Ira S. Paster là Giám đốc điều hành của Bioquark Inc., một công ty khoa học đời sống tập trung phát triển các giải pháp sinh học để tái tạo, chỉnh sửa và trẻ hóa con ngườiÔng có 30 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp dược phẩm bao gồm thương mại dược phẩm, phát triển thuốc công nghệ sinh học, quản lý chăm sóc, phân phối và cả bán lẻ.

Biên dịch từ The Epoch Times

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN