Yến Tử ngay thẳng, liều mình nhắc vua, cứu muôn dân

Yến Tử ngay thẳng, liều mình nhắc vua, cứu muôn dân

Thời nào cũng vậy, có những kẻ tham quan luồn cúi, đút trên lót dưới thì cũng có những người ngay thẳng. Sống thanh bần, tạo phúc muôn dân. Cùng xem câu chuyện của Yến Tử dưới đây.

Yến Tử đi xứ nước Tề không chỉ là bảo vệ sự uy nghiêm cho nước Tề, mà cũng vì muốn nổi danh trong các nước chư hầu. Vì thế, Tề Cảnh Công rất tôn trọng Yến Tử, đã thường đích thân đi thăm anh ta.

Hôm đó, Cảnh Công lại cùng đoàn tùy tùng đi thăm Yến Tử.

Tề Cảnh Công rất tôn trọng Yến Tử

Tề Cảnh Công rất tôn trọng Yến Tử (Ảnh minh họa: soha.vn)

Nhà của Yến Tử rất nhỏ, ở gần ngay chợ. Cảnh Công đi qua khu chợ đông đúc người, đến cổng nhà Yến Tử, xuống ngựa đi vào trong.

Cảnh Công quan sát phòng khách nhà Yến Tử; đồ đạc rất đơn giản, diện tích cũng không lớn, ngồi trong phòng khách, nhưng có thể nghe tiếng ồn ào ngoài chợ, cũng có thể ngửi thấy mùi ô uế ngoài chợ.

Cảnh Công rất cảm động nói với Yến Tử rằng: “Phủ của ngài rất nhỏ, hơn nữa nơi này âm thanh ồn ào mùi vị khó ngửi, không bằng ngài chuyển vào Ngự Viên Lâm đi! Tôi đã sắp xếp tốt rồi, ở đó phòng ốc rộng rãi, môi trường cũng thanh nhã”.

Yến Tử vái ba lạy cảm ơn, kiên quyết từ chối không nhận, anh ta nói rằng: “Đa tạ ý tốt của ngài! Nhưng thần ở đây quen rồi, không muốn rời xa, nhà thần đông người, hoàn cảnh túng thiếu, dựa vào chợ để kiếm miếng cơm, sáng tối đều buôn bán ở, chợ không thể chuyển nhà quá xa”.

Cảnh Công cười nói: “Ngài đã quen với cảnh sống gần chợ, có thể cho ta biết cái gì rẻ nhất, cái gì đắt nhất không?”.

Khi đó, Cảnh Công rất hay dùng hình phạt, đặc biệt là Nguyệt Hình (người phạm tội bị chặt ngón chân hoặc chân. Người bị phạt không thể đi những đôi giầy mà người bình thường hay đi, mà cần phải có chân giả, loại hình phạt này lúc đó vẫn được xem là tương đối nhẹ), Yến Tử nghĩ đến điểm này bèn trả lời: “Chân giả đắt nhất, giầy cỏ rẻ nhất”.

Cảnh Công cảm thấy rất kỳ lạ: “Như vậy là tại sao?”.

Yến Tử nói: “Bởi vì người bị nguyệt hình rất nhiều”.

Cảnh Công nghe vậy cảm thấy rất kinh hãi, sắc mặt biến đổi, nói: “Quả nhân đã quá tàn bạo rồi”.

Sau đó ông ta hạ lệnh bỏ đi năm hình phạt.

Hàn Phi Tử, Pháp Biên

Phân tích: 

Dưới chế độ quân chủ, kẻ quân vương là người có quyền lực tối cao, người làm bề tôi phần nhiều vì khuyên can mà gặp họa sát thân, cũng có vô số oan ức sinh ra từ chuyện can gián bề trên, Yến Tử nhân lúc nói chuyện mà khiến Cảnh Công giảm nhẹ hình phạt, xứng đáng là một người có tài khuyên can bề trên.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN