Những nền văn minh hỗn thành miền Tây Á

Những nền văn minh hỗn thành miền Tây Á

Ai cập, Lưỡng Hà, Egee đó là ba cái lò sinh khí chính đã trực tiếp hun đúc nên văn minh Địa Trung Hải. Bên cạnh ba lò văn minh ấy, còn có những văn minh hỗn thành (mixte) khác, chịu ảnh hưởng rất sâu xa và cũng phản ứng lại ít nhiều ba văn minh cơ bản kia như: Do Thái, Assyrien, Hittite, Ba Tư,…

Vị trí Tây Á trên thế giới. Ảnh: Wikipedia

Sân khấu hoạt động của các văn minh hỗn thành này là: miền Bắc Lưỡng Hà, Tiểu Á, Tế Á, Syrie và Iran- tức là toàn bộ miền Tây Á. Tại nơi ấy từ thời thái cổ đến thời thượng cổ có rất nhiều giống người tiếp xúc với nhau, xâm lấn nhau, đào thải nhau. Tựu chung chỉ có các dân Hittite, Assyrien, Do thái, Phenicien và Ba tư là còn giữ và khuếch xung được năng lực sáng kiến, tạo ra những văn minh đáng kể. Trong bài viết này, chỉ ghi chép mọt vài đặc tính của các văn minh ấy và phần cống hiến quan trọng của chung đối với lịch sử văn minh nhân loại. Muốn biết kỹ hơn, xin các bạn đọc lại các sách trong bộ Lịch sử thế giới của ông Nguyễn Đức Quỳnh: Ai cập cổ sử, Cận đông cổ sử, Cực đông cổ sử, Tây phương cổ sử (Hàn Thuyên xuất bản).

Giống Hittite

Quân đội Hittite.

Quân đội Hittite. Ảnh: Nghiên cứu lịch sử

Giống này thuộc ngành Mông cổ ở tận Bắc Á, khoảng 2500 năm trước Tây lịch di cư xuống cực Tây miền Tây Á. Từ thế kỷ XX đến thế kỷ thứ XII trước Tây lịch họ giữ vai trò môi giới liên lạc Lưỡng Hà, Syrie và Egge bằng con đường Tiểu á, tế á là nơi họ dựng kinh thành Boghaz-Keui (ở Capcadoce). Những lâu đài hittites đều phỏng theo kiểu lâu đài ở Lưỡng Hà và ở Crete. Các nhà bác học cho rằng lối chữ tự mẫu (ecriture alphabetique) là do dân Hittite sáng chế ra, rồi sau dân Phenicien mới đem truyền sang cổ HyLap. Nghệ thuật hittite cũng có những nét đặc biệt, mặc dầu là chịu ảnh hưởng của Ai cập, Lưỡng hà. Như về thuật kiến trúc, người Lưỡng Hà toàn dùng gạch phơi để xây đắp, còn người Hittite đã biết dựng thân gỗ lên tảng đá. Họ lại biết tô điểm các chân tường, chân cột bằng những bức chạm nổi (người Hy Lạp thường tô điểm chân cột và chốc tường). Theo một bộ luật Hittite soạn thảo vào khoảng thế kỷ XIV trước Tây lịch thì đặc tính của quy pháp Hittite là một dân vừa làm ruộng, vừa làm tiểu công nghệ, vừa đi buôn, đời sống đã từng có phen rất trù phú nên có tinh thần tư hữu tài sản rất mạnh.

Giống Lydien

Môi giới giữa Lưỡng Hà và Egge chịu ảnh hưởng rất phức tạp của các dân khác ở Tây Á (do thái, Hittite, phrygien). Sáng chế ra thuật đúc tiền để dùng vào việc đổi chác. Đặc điểm của xã hội Lydie là thích các trò chơi và ham chuộng âm nhạc. Nghệ thuật Hy lạp chịu ảnh hưởng của Lydie cũng nhiều.

Giống Pheniecien.- Văn minh Phenicien do Lưỡng Hà, Ai cập hơppj thành cấu tạo nên. Người Phinicien sống cuộc đời thủy cơ, luôn luôn đi lại trên mặt bể, lây thương mại và sự thực dân để làm giàu. Vì thế nên chính quyền ở cả tay bọn lái buôn bảo phú đã lập ra nhiều đô thị thương mại rất trù mật và giàu có (trứ danh nhất có các đô thị Tripolis, Sidon, Tir, Cartbage), đã kiến thiết cả một chính sách thuộc địa chu đáo. Dân Phinicien rất giỏi nghề thủy thủ, họ đã dùng thuyền mành lớn thám hiểm Đại Trung Hải, đi vòng quanh châu Phi và đi ngược phương Bắc tới gần Đan Mạch sang Đông phương đến tận Nam Đương quần đảo. Dân phenicien đã có công đem văn minh Ai cập, Lưỡng Hà và Tây Á gieo dắt sang các sứ bên châu Âu, khai hóa quá nửa nhân loại về thời thượng cổ.

Giống Do Thái

Người Do Thái.

Người Do Thái. Ảnh: nghiên cứu quốc tế

Giống này đồng tông với dân Lưỡng Hà, sống ở ven các sa mạc, hay cao nguyên miền Tây Á. Khoảng hai nghìn năm tr.CN họ mới đến ngụ cư ở biển Armenic trên ven sườn dãy núi Taurus. Rồi sau mới đi xua đuổi xuống mạn Syrie và định cư ở xứ Palestine. Vật cống hiến của giống Do thái của văn minh loài người là tín ngưỡng độc thần thứ tín ngưỡng độc thần này với tín ngưỡng độc thần ở Ai Cập về thế kỷ XV tr.CN. Người Do thái không tin có những vị thần khác mà chỉ tin có một đấng Thượng đế là Jehovah (Monotheismexclusif) khác hẳn người Ai cập tin rằng các vị thần đều bằng đẳng nhau tất cả họp lại thành một vị thần duy nhất: thứ độc thần chủ nghĩa này có tính cách hỗn dung (monotheisme syncretiste). Lịch sử và tôn giáo người Do thái đều được ghi chép trong bản Cựu ước, phần đầu cuốn Thành Kinh (Bible) của đạo Gia tô.

Giống Assyrien

Sự nghiệp lớn nhất và đặc sắc nhất của giống Assyrien về thời thượng cổ là đã kiến thiết một hình thái đế quốc tập trung trong đó nhiều chủng tộc khác nhau cùng bị một chính quyền trung nông chi phối. Đế quốc Assyrien gồm các xứ Lưỡng Hà, Phesnicie, Palestine, Ai cập, Iran, Ethopie. Thời cực thịnh của nó là khoảng 720-610 tr.TL dưới triều đại các vua Sennacheril và Assurbaniepal. Dân Assyrien đã tổ chức được một chế độ binh bị hoàn thiện nhất về thời thượng cổ. Nhưng vì đô hộ nhiều dị tộc ở một khoảng không gian to rộng quá nên dân Assyrien phải luôn luôn đem binh đàn áp các dân tộc bị chinh thuộc nổi loạn. Mà những cuộc nổi loạn này không lúc nào ngớt, dân chiến thắng cứ phải khủng bố tàn nhẫn, nên người Assyrien đã nổi tiếng là một giống độc ác nhất trong lịch sử thượng cổ.

Nghệ thuật Assyrien- phần lớn là hội họa và điêu khắc (vẽ, chạm các súc vật, các cảnh tượng chiến tranh) – tuy chỉ là một chi nhánh của nghệ thuật Lưỡng Hà nhưng tế nhị hơn nhiều. Nhờ có sự chính thuộc dân Assyrien đã đem những ảnh hưởng của nghệ thuật Lưỡng Hà gieo rắc đi rất xa – sang Tây phương truyền cho Lydie và sang Hy Á (Hy Lạp ở Tiểu Á) Đông truyền cho khắp vùng Iran tràn lan đến tận miền Indus (Ấn Độ).

Giống Ba Tư

Ba Tư

Năm 550 trước T.L vua xứ Ba Tư là Cyrus bắt đầu quật cường khởi công xâm lăng các nước ở vùng Tây Á và Tiểu Á, chiếm cứ xứ Lydie và các xứ Bactriane, Sogdiane, Arachoise (tức là Turkestan và Afganistan), xong Cyrus lại chiếm Babilone (Lưỡng Hà) lập nên một đế quốc rộng từ Địa Trung Hải đến Indus (Ấn Độ) Cyrus là Cambyse lên nối ngôi lại chiếm được thêm (Ai Cập 525 tr. T.L). Rồi sau đó, vua Darius (525-485 trước T.L) lại mở mang bờ cõi sang Ấn Độ và sang cả Âu châu (Thrace). Đế quốc Ba Tư, dưới triều Darius gồm một phần lớn của vùng tiểu Á, tất cả miền Tây Á, Ai Cập và Thrace.

Sáng kiến giá trị của các vua Cyrus, Daries là đã biết đối đãi khoan hồng với những dân tộc chiến bại. Lần đầu tiên trong lịch sử thượng cổ, xuất hiện một chế độ đế quốc tổ chức rất chu đáo – đó là cả công trình của Darius. Chế độ quản trị do vua (Darrus) sáng kiến ra giống như chính sách “bảo hộ” hiện thời; toàn thể đế quốc chia ra làm nhiều khu hạt (strapie) nơi đó dân tộc bị đô hộ vẫn được giữ nguyên phong tục tín ngưỡng có khi cả vua chúa của mình, nhưng đều thuộc quyền cai trị của những viên thái thú (strape) do nhà vua lựa chọn trong các hàng vương hầu Ba tư và bổ dụng trực tiếp (mỗi hạt có một viên thái thú). Bên cạnh viên Thái Thú lại có viên thượng thư thay mặt nhà vua để kiểm soát công việc của Thái thú và một vị Đại tướng thống lĩnh binh quyền để đề phonhf sự nỏi loạn của Thái thú. Công việc quan trọng nhất của các thái thú là thu thuế của dân bị trị để nộp Trung ương. Thuế hoặc bằng vàng bạc hoặc bằng nguyên liệu. Như Ai cập nộp lúa mì, Cilicie nộp ngựa (mỗi ngày một con), Medie nộp cừu (100.000 con), ngựa (3000 con), lừa (4000 con)…

Tất cả các Thái thú đều lệ thuộc vào quyền trung ương của nhà vua đóng đô ở ba tỉnh Perpeporis, Parsargade và Suse. Uy quyền nhà vua là một uy quyền tuyệt đối. Chỉ một sắc lệnh của nhà vua ban ra là có thể chém đầu được một viên Thái thú ở tận biên thùy của đế quốc. Như vật đủ chứng rằng, sự tổ chức đế quốc của các vua Ba Tư hiệu nghiệm đến mức nào. Được thế là bởi các vua Ba Tư đã biết thu tóm tất cả các khu vực trong đế quốc vào tay, bằng cách thiết lập một mạng lưới đường sá chằng chịt vừa dùng để hành binh vừa dùng để nối các địa hạt ở tận biên thùy vào trung ương. Trên những đại lộ ấy luôn luôn đi lại một số đông các viên thanh tra “tai mắt của nhà vua” được trung ương ủy cho rất nhiều quyền lực để giám sát các Thái thú ở rải rác trong đế quốc. Những bậc thanh tra ấy có quyền bãi truất tại chỗ bất kỳ viên Thái thú nào phạm tội. Không những thế các Vua Ba Tư còn đặt ra cả một chế độ bưu chính nghiêm ngặt và mau lẹ, hàng ngày có từng đội phu trạm chuyển huấn lệnh ở trung ương đi các hạt hoặc chuyển thư từ trần thuật ở các hạt về trung ương.

Những điều kiện chính trị và giao thông ấy đã kích thích sức phát triển của kinh tế ở các nước trong đế quốc. Nhà vua đã lại thống nhất chế độ tiền tệ trong khắp đế quốc khiến sự đổi chác hàng hóa rất dễ dàng và nhanh chóng.

Phần cống hiến to nhất của các vua Ba Tư đối với văn minh thượng cổ là đã tổ chức được một hình thức uy quyền, đế quốc tập trung được quyền lực thống trị ở trung ương mà vẫn giữ được đặc tính của mỗi dân tộc bị trị.

Hoàng đế Alexandre sau này cũng phải thể theo cách tổ chức đế quốc của Ba Tư để quản trị những xứ chiếm được. Cách tổ chức ấy còn ảnh hưởng nhiều tới chính trị La Mã nữa.

Về tôn giáo, Tín ngưỡng thiện ác, xung đột cùng với những tư tưởng về “linh hồn bất tử” về “Mạt nhât thầm phán” (Jugement dernier), về “người chết tất sinh” (renrrection des moris) của dân Ba Tư cũng ảnh hưởng lớn đến sự cấu thành Do thái giáo, Gia tô giáo và đã gián tiếp dự phần vào cuộc lập thành những hệ thống tư tưởng siêu hình của Tây phương.

Về nghệ thuật, Ba Tư chịu ảnh hưởng mật thiết của Lưỡng Hà và Ai Cập. Nó lại ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật Ấn Độ, dưới triều Mauria (322-185 trước Tây Lịch) và triều Gupta (thế kỷ thứ tư sau Tây lịch).

Năm 499 trước tây lịch, một đô thị lớn ở xứ lonie (bên Tiểu Á, Tế Á) Milet nổi loạn chống quyền đô hộ của Ba Tư. Dân khắp xứ lonie liền hưởng ứng nghĩa dân Hy Lạp ở thành Athethnes liền đem quân sang giúp đồng bào của họ ở lonie. Vua Ba Tư là Ddarrrius tức giận liền đề binh đánh Hy lạp; đó là khởi đầu cuộc chiến tranh giữa Ba Tư và Hy lạp. Đến năm 331 trước Tây lịch thì đế quốc Ba Tư bị hoàng đế Alexandre thôn tính, sáp nhập vào đế quốc Hy lạp.

Trên đây là khái lược Những văn minh hỗn thành miền Tây Á.

Trương Tửu

Xem thêm: 

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN