Khám phá 9 ngôi làng cổ đại kỳ lạ nhất Trung Quốc

Khám phá 9 ngôi làng cổ đại kỳ lạ nhất Trung Quốc

Mời bạn tới thăm quan 9 ngôi làng cổ đại yên bình của Trung Quốc với kiến trúc hiếm có tồn tại từ rất lâu đời trong khung cảnh thiên nhiên trữ tình xung quanh và nhiều câu chuyện thú vị liên quan.

9. Làng đá tại tỉnh Vân Nam: Nơi cư trú độc nhất vô nhị nằm trên một phiến đá khổng lồ

Ngôi làng nằm trên một tảng đá (Vân Nam)

Chỉ có thể vào làng theo cách duy nhất là qua hai cổng đá. (NTDTV)

Tại thành phố Lệ Giang thuộc tỉnh Vân Nam có một ngôi làng gồm 108 hộ gia đình cư trú trên một phiến đá lớn hình cái nấm. Nằm tại thung lũng nhỏ ven sông Kim Sa, ngôi làng được tổ tiên dân tộc Nạp Tây thời nhà Tống xây dựng. Vị trí cheo leo của ngôi làng được chủ ý lựa chọn nhằm chống lại quân xâm lược và quả thật theo thời gian dài hơn 1.000 năm trường tồn, nơi đây không hề bị bất kỳ đội quân nào động tới cho dù nỗ lực tới đâu. Người ta chỉ có thể vào làng bằng con đường duy nhất đi qua hai cổng đá. Thiết kế mỗi ngôi nhà trong làng phụ thuộc vào độ dốc phiến đá phía dưới và chúng ta có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc đá độc đáo thể hiện tài hoa của các kiến trúc sư thời cổ đại.

8. Làng hóa thạch tại tỉnh miền nam Vân Nam: Làng Lao Hứa Điền

Làng Lao Hứa Điền

Làng Lao Hứa Điền. Ảnh: infonet.vn

Làng hóa thạch nằm cách huyện Thạch Bình tỉnh Vân Nam khoảng 30 dặm. Theo các chuyên gia kiến trúc, những ngôi nhà trong làng được thiết kế trông giống như bị hóa thạch vì vậy nó có tên gọi đó. Còn cư dân địa phương gọi Làng hóa thạch là Làng Lao Hứa Điền.

7. Làng Hồng Đắc ở Quý Châu cheo leo trên vách đá

 Làng Hồng Đắc ở Quý Châu: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

Dân làng sử dụng dây zip để đi qua thung lũng Wu Meng còn được gọi là “con đường đau khổ”. (NTDTV).

Ga tàu điện gần nhất cách Làng Hồng Đắc 1,2 dặm. Có thể đi bộ tới ngôi làng này nếu bạn muốn. Tuy nhiên giữa ngôi làng và ga tàu điện có thung lũng Wu Meng mà các cư dân nơi đây gọi là “con đường đau khổ”. Hai bên thung lũng dốc tới 90 độ và người ta phải tốn ít nhất 2 giờ để vượt qua đoạn đường đầy thử thách này.

6. Làng Giả Lai Trại tỉnh Cam Túc: ngôi làng “La Mã” tại Trung Quốc

Cư dân Tài Quân Niên tại làng Giả Lai Trại

Cư dân Tài Quân Niên tại làng Giả Lai Trại có đôi mắt màu xanh và da đỏ.

Nằm ở huyện Vĩnh Trường tỉnh Cam Túc, ngôi làng có các cư dân tóc vàng hoe, mũi cao, làn da đỏ đắn và mắt hõm sâu màu xanh. Có một đội lính La Mã từng tham chiến tại Trung Á trong Triều Đại Đông Hán (năm 53 trước Công Nguyên) và đã mất tích một cách bí mật. Các học giả Anh quốc cho rằng binh đoàn La Mã này có thể bị giải tới thành phố Lệ Sài. Xét nghiệm DNA của 93 dân làng cho thấy 91 trong số họ có nguồn gốc từ Trung và Tây Á.

5. Làng Đông Miêu Trại ở tỉnh Quý Châu: cộng đồng sinh sống trong hang động cuối cùng còn sót lại

ngôi làng Đông Miêu Trại ở huyện Tử Vân tỉnh Quý Châu

Đông Miêu Trại ở huyện Tử Vân tỉnh Quý Châu chắc chắn là cộng đồng sinh sống nơi hang động cuối cùng còn sót lại ở châu Á.(NTDTV)

Đông Miêu Trại ở huyện Tử Vân tỉnh Quý Châu chắc chắn là cộng đồng sinh sống nơi hang động cuối cùng còn sót lại ở châu Á. Ngôi làng có 73 cư dân trong 18 hộ gia đình, họ sống trong hang động rộng 100 mét, sâu 200 mét. Người ta cho rằng tổ tiên của người dân ở đây ban đầu chuyển vào hang sinh sống để tránh quân xâm lược.

4. Sơn Đạc ở Phúc Kiến: Làng nổi của ngư dân

Sơn Đạc

Sơn Đạc là ngôi làng nổi lớn nhất của Trung Quốc nằm trên biển, với hơn 10.000 cư dân.(NTDTV)

Ngay trên mặt biển bên ngoài Sơn Đạc ở tỉnh Phúc Kiến tây nam Trung Quốc có hàng hàng lớp lớp những ngôi nhà nổi kéo dài hàng trăm km2. Đây là ngôi làng nổi lớn nhất của Trung Quốc nằm trên biển, với hơn 10.000 cư dân. Mọi sinh hoạt của cư dân nơi đây đều diễn ra trên biển, và họ hoàn toàn dựa vào nghề cá để sinh tồn.

3. Làng chìm dưới biển ở đảo Hải Khẩu: Tàn tích còn lại của trận động đất ngầm

Làng chìm dưới biển ở đảo Hải Khẩu

Nằm dưới lớp đá lởm chởm gần Đông Dinh, Bắc Xuyên, Đông Trại và cảng Pugian đảo Hải Nam là tàn tích còn lại của 72 ngôi làng bị chìm xuống đáy đại dương. (NTDTV)

Nằm dưới lớp đá lởm chởm gần Đông Dinh, Bắc Xuyên, Đông Trại và cảng Pugian đảo Hải Nam là tàn tích còn lại của 72 ngôi nhà bị chìm xuống đáy đại dương. Người ta tin rằng một trận động đất mạnh chưa từng thấy 300 năm trước đã phá hủy và nhấn chìm những ngôi làng này. Đây là tàn tích dưới đáy biển duy nhất còn tìm thấy ở Trung Quốc. Ở độ cao gần 30 feet (9 mét) vẫn còn nhiều ngôi nhà và sân làng được bảo quản tốt đến bất ngờ.

2. Làng Mỹ Lãnh bị bủa vây bởi sấm chớp tại thành phố Nam Xương: Ngôi làng có tần suất bị sét đánh nhiều nhất

làng cổ trung hoa

Ngôi làng này bị sấm sét bủa vây quanh năm suốt tháng. (NTDTV)

Tại vùng đất Mỹ Lãnh thơ mộng tựa vào núi thuộc thành phố Nam Xương có một ngôi làng hẻo lánh được đặt tên là “Làng Sấm sét” mà mọi người luôn xa lánh nó như đại dịch.

Ngôi làng này bị sấm sét bủa vây quanh năm suốt tháng. Hàng chục dân làng đã bị sét đánh, 4 người tử vong trong 20 năm qua. Dể hiểu là rất ít người nào muốn tới tham quan ngôi làng này.

1. Làng Cúc Kính tại tỉnh Giang Tây: Ngôi làng có hình dạng tròn hoàn hảo nhất.

Làng Cúc Kính

Làng Cúc Kính được nhắc đến như một ngôi làng tròn nhất Trung Quốc và cũng có tên là làng Bagua. (NTDTV)

Làng Cúc Kính được thiết kế theo kiến trúc điển hình của người Hồi và nằm ở huyện Vụ Nguyên tỉnh Giang Tây. Ngôi làng được thiết kế và xây dựng bởi thầy Phong Thủy nổi tiếng Hà Phổ vào đầu triều Tống. Ông cũng là thế hệ đầu tiên của dòng họ Hà tại huyện Vụ Nguyên. Làng Cúc Kính được nhắc đến như một ngôi làng tròn nhất Trung Quốc và cũng có tên là làng Bagua. Ngôi làng có nhiều di tích văn hóa, trong đó có một tấm bảng ngang mang bút tích của Minh Tư Tông triều đại nhà Nguyên. (1627-44)

Biên dịch từ Visiontimes

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN