Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần IV

Tiểu thuyết Thằng Hóm – Phần IV

Giữa bãi hàng Da, người ta vừa dựng xong một cái “tăng” toàn bằng vải “em – héc – mê – áp”, trông như một cái nón khổng lồ. Tặng hình tròn, nóc nhọn hoắt, mái chạy thoai thoải xuống. Chung quanh tăng là những cọc đóng ngập xuống đất và hàng rào nứa  Trước cửa, đèn máy sáng chưng chiếu vào ba bốn cái biểu có vẽ những trò rùng rợn, nhưb ném dao, đu bay, chồng người, ngựa chui qua vòng lửa…

Mé trên cửa ra vào, đặt ngang một tấm biển mà các chữ “Cirque Việt Nam” làm toán bằng bóng đèn điện nhỏ síu đủ các mầu xanh, đỏ… Ngay chỗ vửa vào, một đoạn nhạc sĩ ngồi thổi kèn, đánh đàn, tiếng trầm bổng vẳng rất xa. Ở ghi – sẻ, người mua vé chen nhau. Phía sau tăng, tiếng ngựa hí, báo gầm, nghe kinh khủng.

Mói có tám giờ mà bãi Hàng da đã chật ních người như một ngày hội. Thôi thì đủ các hạng, các tuổi, các giống, các giới, các giai cấp. Chỗ này vài ông lính tập răng đèn đang chòng ghẹo một cô bán tập hóa gánh rong (hàng sén), tiếng cười xem tiếng nói ồn – ào. Chỗ kia dăm bẩy tên “anh chị ngoài mày nước” dadng phì phèo điếu thuốc lá bông lơn một cơ hàng nước. Chỗ khác, con sen, u – giả, thằng xe, thẳng tíu tít vây tròn lấy nhau để thả lời ong bướm giăng hoa. Ông lo béo nam phục bệ vệ như một quan gnhị vưa ở ghi sê ra thì một thầy công tử tây phục lách chân vào lấy vé. Có bà đứng giắt mấy đứa con, chờ ông chồng còn đang mua bao thuốc lá thơm ở hiệu khách trước bãi. Có cô tân thời khoắc tay nhân tình đàng hoàng vào cửa chừng đã mua vé sẵn từ chập tối. Tiếng nói, tiếng kêu, tiếng gọi, tiếng thưa, tiếng ho, tiếng trẻ khóc, tiếng thét lác, tiếng huỳnh huỵch, tiếng soang soảng… lẫn lộn, ầm ĩ, huyên náo, hỗn độn, inh ỏi cả một bãi hàng Da.

Hóm và Tếu cứ tung tăng chạy đi chạy lại, lẩn vào đám đông. Chúng ra sau tăng lấy que xuyên qua khe ráo, chọc vào con ngựa vằn cho bi – hí ầm ĩ. Chúng đứng nghếch mắt trầm trồ  xem những trò xiếc và trên mấy tấm biển. Chúng nhìn ngày này, ngó người khác, cười với nhau, nảy vào nhau. Chúng ê ê một thầy quyền nghịch “đểu” với cô hàng sén. Chúng đang chế nhạo một con sen bị anh xe nào đó lật sổ khấn đang đầu tóc rũ rợi van lạy rối rít. Chúng sán đến gần một cậu bỏ nhà giầu, xem thật kỹ cái ba đờ suy tim tím của cậu. Chúng ghé vào trong cửa rạp nhìn mắt hai anh lùn mặc quần áo sặc sỡ đang đùa với mấy ống thổi kèn đánh đàn. Chúng núp trong bóng tối để òa một đưa ma cà bông khác ở đâu chạy đến.

Chúng đi, chúng chạy, chúng nhẩy, chúng hò hét, chúng cười. Không một phút  nào chúng chịu để yên cái mắt, cái mồm, cái chân, cái tay của chúng. Bãi hàng Da, những buổi tối có rạp xiếc diễn, thật lá cái thiện – đường của các đứa trẻ không nhà không cửa.

***

Lẫn vào những người tụ tập ở chung quanh rạp xiếc, một người đàn ông đã tốn công theo rõi thằng Hóm đến nửa giờ đồng hồ rồi. Nó đi đâu, người ấy đi đấy. Cũng có lúc nó biến mất, thì người ấy lại đi lùng theo hút nó cho kỳ được. Đó là một người cao cao, gầy gầy, mặt xương xương, bận y phục nhà binh, quần sà cạp ở bọng gân, tay áo đeo một cái lon cai đỏ chói…

Người trạc độ bốn mươi tuổi, cầm đã lún pháo râu, má đỡ hơi hom hóp, trông có vẻ thông minh, thâm trầm và cương quyết. Hắn đến hàng Da định hỏi vé chỗ ngồi trong rạp xiếc, để tối mai dắt vợ con đi xem. Tới nơi bắt gặp ngay Hóm đang đứng cạnh ghi-sê trầm trồ ngắm nghía các biển về trò xiếc. Giật mình, hắn định thần nhìn kỹ Hóm, nhưng Hóm đã lại chạy đi chỗ khác rồi. Hắn vội vã đi theo, cố tình ghé sát mặt vào tận mặt Hóm, để nhận xem nó có phải đứa trẻ mà thoạt trông hắn đạt giật mình ngờ ngợ là quen thuộc. Lúc nhận được đích xác Hóm rồi, hắn thờ thẫn cả người đến ba bốn phút. Mấy lần hắn đã toan hỏi Hóm, nhưng lại thôi, cứ chịu khó theo sau nó, đầu óc thì rối loạn cả lên. Thằng Hóm đã làm hồi phục trong tâm hồn người cai khố đỏ ấy cả một chặng đời thanh niên đã sống cách đây mười lăm năm.

Hồi ấy hắn chưa xung vào binh ngũ, mà chỉ là bác phó tương làm thợ rèn ở làng Yên Định, tỉnh Bắc Ninh – làng thằng Hóm. Tương là đôi cháu dì cháu giải vào bác phó Sinh làm thợ nề (sau thành bố thằng Hóm). Tương và Sinh chơi với nhau thân lắm. Nhưng một ngày kia “hai con gà sống đang ở yên với nhau thì một con gà mái ở đâu hiện đến”. Tương và Sinh đều đem lòng yêu một cô gái cùng làng, cùng xóm, con một nhà hàng sáo – cô Thìn. Tương thì có tài hát trống quán lại đẹp trai hơn Sinh nên được Thìn yêu rất đậm đà. Sinh đem lòng ghen ghét. Nhưng đó chỉ là chuyện riêng của ba người, ngoài ra không ai biết rõ. Cậy nhà mình khá giả hơn Tương, Sinh  liền dục mẹ dạm hỏi Thìn trước bạn, tin rằng thế nào cha mẹ Thìn cũng phải bằng lòng (bên nhà Thìn vẫn nhờ vả bên nhà Sinh). Quả nhiên ! Cha mẹ Thìn nhận giàu cau của nhà Sinh và dự tính công việc cưới xin rất gấp. Được tin xét đánh, Thìn liền tìm người yêu khóc than kể lể sợ tình. Rồi như muốn trả thù Sinh, trả thù tục lệ, trả thù ông Thơ bà Nguyệt, Thìn đã liều mình ăn nằm với Thìn dưới một bụi găng lúc tối giời. Hai trẻ miệt mài liều lĩnh thế đến hơn một tháng, trước khi bên nhà Sinh bàn gấp việc cưới xin. Thế rồi, bác phó Thìn lủi thủi lên Hà Nội dân quân tình nguyện và ba tháng sau, Thìn xếp hòm xiềng về làm dân nhà họ Đặng (nhà Sinh). Lúc về nhà chồng, Thìn đã có mang được hơn một tháng. Tám tháng sau, cả làng đều tấm tắc khen nhà họ Đặng tốt phúc. Bác Sinh gái hoài thai mới có tám tháng mà đẻ được thằng như đứa trẻ đủ ngày đủ tháng. Đứa trẻ cứng cáp kháu khỉnh ấy là thằng Hóm (người nhà đặt cái tên này cho nó ví nó tinh khôn lắm).

Thằng Hóm được ba tuổi thì nhà bác Sinh làm ăn sa sút, lại bị hương xã áp chế quá đáng. Chôn xong hai người sinh dưỡng mình, bác liền thu xếp ra tỉnh ở. Bác bỏ làng, ra tỉnh, phần buồn về chuyện nhà, phần tức các tay kỳ mục áp chế, bác đâm ra chè rượu, chửi vợ, đánh con. Bác gái cũng đành phận, ngày ngày đi bán quà kiếm thêm tiền gạo củi, tối về bồng ẵm đứa con thơ để cầu nguyện thầm cho người bạn tình nhỡ nhàng được bình yên nơi đầu ghềnh mặt biển.

Rồi các việc đã xảy ra như tả ở chương trên. Bác Sinh lấy vợ lẽ – một chị phụ hồ sạch nước cản – bác gái bị hành hạ phải bỏ nhà ra đi, Hóm bị đầy đọa cũng xông pha vào cuộc đời lưu lạc gió sương…

Lúc bác Sinh gái vừa đi mất, Hóm còn sống trong nanh vuốt của người đi ác nghiệt, là lúc Tương đóng cai khố đỏ được về Bắc Ninh. Biết cảnh nhà Sinh. Tương lại chơi thăm hỏi, nhân thể dò xem người năm xưa đã thế nào. Tới nơi, Tương mới hiểu hết tình hình người dàn bà đau khổ và mới sót thương đứa trẻ vô phúc mà bác tin chắc là con bác. Bác vẫn định tâm tìm cách bắt Hóm đem về nuôi cho nó thoát khỏi sự hành hạ của người dì ghẻ. Nhưng bác chưa tìm được cách nào thì đùng một cái, bác lại bị gọi về đóng ở Hà Nội. Từ đất, bác không rõ âm hao thằng Hóm, lòng vẫn bùi ngùi thương đứa trẻ mà đáng lý bác có quyền và bổn phận phải cứu vớt khỏi cảnh lầm than.

Bây giờ ta mới hiểu cái cảm xúc mãnh liệt của bác, lúc bác gặp một cách bất ngờ thằng Hóm ở chợ hàng Da không là thấy hỏi bác cũng đủ thông minh mà đoán được rằng Hóm đã trốn nhà đi và đang sống cuộc đời du thủ du thực. Bác phải cứu nó, đứa con của bác! Bác phải đem nó về nuôi cho thành người để khỏi tội với trời đất quỷ thần. Đã nửa tiếng đồng hồ, bác cai Tương theo dõi thằng Hóm, với cái ý định sôi nổi ấy trong đầu.

Bác đang phân vân không biết nên nói với vợ thế nào về sự nhận nuôi thằng Hóm cho yên ổn, thì ở phía cuối bãi có tiếng ồn ào dữ rdooij. Hóm nhanh chân đã chạy tế đến đông nhốn nháo. Tiếng hét “Đánh bỏ mẹ đí đi, ăn cắp bút mày!”. Ở đám đông ấy vẳng ra. Không thể len vào xem được, bác cai Tương đành phải đi vòng quanhd dám đông tìm Hóm. Bác thấy hút nó ở trong chui ra. Rồi một người dàn bà sang trọng đứng xem ăn cắp tự nhiên túm lấy tóc Hóm kêu lên: “À! Mày cắt túi của bà hở?” rồi người ấy rẫy đành đạch: “Cha mẹ mày, cắt túi của bà rồi, cái mề gà con của bà đâu?”. Vừa kêu, người đàn bà vừa tát lấy tát để vào mặt Hóm. Thằng bé này che mặt, che đầu, cãi to: “Không, tôi có lấy của bà đâu?” Nhưng, một người đàn ông, dáng là chồng người đàn bà mất cắp, đã sồng sộc chạy đến hỏi: “Nó cắt túi của mợ à?” Y vừa dơ quả đấm sắp dáng xuống đầu Hóm thì một bàn tay rắn như sắt ấy lôi Hóm ra chỗ sáng. Đó là cánh tay bác cai Tương. Bác đã thấy rõ tất cả. Đứa ăn cắp mề gà của bà kia, cùng chui ra với Hóm đã chạy mất rồi. Bác biết là Hóm oan. Người chồng bị hẩy ra xông lại bác Tương toan đánh nhưng thấy bác dơ tay và quắc mắt lên thì lại dịu dọng hỏi:

-Sao ông lại bênh nó?

Bác cai ôn tồn trả lại, giọng nói rắn rỏi:

-Thưa ông, tôi không bênh nó. Sở dĩ tôi hẩy ông ra là vì tôi sợ ông đánh oan nó. Tôi đứng đấy, tôi thấy rõ hết không phải thằng bé này nó ăn cắp mà là một đứa khác, Hai đứa cùng ở trong đám đông len ra. Thằng bé kia, tôi chắc nó ăn cắp của bà ấy chạy mất rồi, để thằng bé này phải ngờ oan. Không tin ông thử khám nó xem. Nếu nó ăn cắp thì cái mề gà của bà ấy phải còn ở trong người nó.

Người đàn ông đến lần lần người Hóm không thấy gì thật, liền quay lại gắt vợ:

-Đứng thế nào mà lại để chúng nó ăn cắp chông thế mà không biết!

-Ô hay! Chính thằng bé này, tôi thấy nó chạm vào người tôi đánh rúi một cái thì tôi túm lấy nó ngay mà lại. Chắc nó truyền cho thằng nào cùng cánh với nó chốn đi rồi. Cha mẹ tiên nhân nhà nó!

Một viên cảnh sát tay còn túm ngực thằng bé ăn cắp bút máy, thấy phía nay có tiếng ồn ào, đã tiến đến nơi, hỏi:

-Lại cái gì nữa đây?

Bác cai khố đỏ bước ra phân trần:

-Thưa thầy đội, bà này đứng xem chỗ ăn cắp bút máy bị cắt túi. Bà ấy nghi oan cho thằng bé này và đánh thằng bé này. Tôi đứng đấy tôi biết thằng này oan nên tôi can thiệp.

Người đàn bà mất của đã bò bò cái giọng:

-Thưa ông chính thằng này nó cắt túi tôi rồi truyền cái mề gà của tôi cho bạn nó chạy đi mất.

Viên cảnh sát chừng nghe không được rõ, hỏi lại:

-Bà mất cái gì?

-Một cái mề gà nhỏ.

-Trông có tiền không?

-Dạ có hơn đồng bạc.

Viên cảnh sát lại quay về phía Hóm, hỏi:

-Thằng bé kia, có phải mày lấy của bà ấy không?

-Dạ bẩm, bẩm thầy không ạ.

-Thế đứa nào cùng đi với mày.

-Dạ… dạ.

Hóm quay nhìn chung quanh, thấy Tếu đứng đấy liền chỏ vào Tếu, thưa:

-Dạ, thằng bé kia ạ.

Tếu run lẩy bẩy toan chạy thì viên cảnh sát đã nắm nó lại, khám người nó. Chẳng có gì cả!

-Mày có lấy cái mề gà của bà ấy không:

Tếu lắp bắp:

-Dạ…dạ…không ạ. Con có biết gì đâu?

Bác cai Tương bực mình, bảo viên cảnh sát:

-Thưa thầy đội, thế này thì tiện hơn cả. Bà kia thì cứ đổ cho thằng này (chỏ Hóm) lấy cái mề gà của bà ta. Tôi thì tôi thấy rõ ràng là thằng này oan. Tôi có thấy rõ thì tôi mới can thiệp. Nếu bà ấy còn cứ khăng khăng đổ cho nó lấy thì tôi xin đảm bảo cái oan của nó bằng cách đền cho bà ấy cái số tiền mà bà ấy vừa khai mất. Thế là yên chuyện. Chứ thằng bé này thì thật là oan.

Câu nói của bác làm ngơ ngác tất cả mọi người. Cái giọng khinh mạn của bác làm bẽ mặt chồng người đàn bà mất của. Y bảo vợ:

-Thôi đi, chứ ai lại lấy tiền đền một cách vô lý thế.

Rồi y dắt vợ vào rạp xiếc. Viên cảnh sát lôi thằng ăn cắp bút máy đi. Mọi người đều giải tán. Chỉ còn chơ lại có bác cai khố đỏ, Hóm và Tếu dưới ánh sáng cột đèn điện. Hóm giương trố cả hai mắt nhìn người vừa che chở nó. Bác cai hỏi:

-Tên mày là gì?

Hóm không trả lời cứ chừng chừng nhín bà. Quái! Người này hình như nó đã gặp ở đâu một vài lần! Đột nhiên nhớ lại cái giấc chiêm bao đêm nọ, nó sửng sốt. Chính rồi ! Chính cái người này, nó đã gặp trong giấc mộng rồi. Nó lấy tay rụi mắt không biết là mình mê hay tỉnh. Bác Tương ôn tồn hỏi nó:

-Tên mày là gì?

-Thưa ông, tên con là Hóm ạ.

Tiếng Hóm có một thanh âm làm cảm động bác Tương, vì bác đã nghe thấy Sinh gọi đến tây ấy cái hôm bác lại chơi với Sinh ở Bắc.

-Mày bao nhiêu tuổi?

-Thưa ông con mười lăm tuổi ạ.

-Mày ở đâu?

-Con không có nhà.

-Hay nhỉ. Thế thầy mày đâu?

-Con không có thầy.

-Quái! Thế u mày đâu?

Hóm ngậm ngùi một giây phút rồi khẽ đáp:

-Con không có u.

-Hừ! lạ nhỉ! Thế mày làm gì mà sống.

-Con đi gác đê ô tô.

-Bây giờ tao đem mày về nhà tao nuôi mày có bằng lòng không?

Hóm không ngờ đến câu hỏi ấy. Nó bối rối, không biết trả lời ra làm sao. Nhưng có điều lạ nhất là tự nhiên nó thấy thinh thích người cai khố đỏ. Bác Tương gặng hỏi lại:

-Mày có bằng lòng không?

Hóm chợt gặp cặp mắt van lơn của Tếu. Nó ngước nhìn bác cai, trả lời:

-Thưa ông, không ạ.

-Sao mày lại không bằng lòng? Mày không thích ở với tao à?

-Thưa ông, con thời con thích ở với ông lắm…

-Thế tại sao mày lại không bằng lòng?

-Nhưng con không nỡ bỏ cái thằng này…

Nó chỏ vào Tếu lại nói tiếp.

-Thưa ông con với nó chơi với nhau đến gần một năm nay. Đi đâu, ở đâu cũng có con và nó. Bây giờ mà con theo ông về thì phải bỏ nó. Như thế thì nó khổ lắm. Con không nỡ lòng nào làm thế.

Bác cai Tương bồi hồi cả tâm thần. Bác không chờ ở Hóm cái cử chỉ nhân hậu và đàn anh ấy, Bác lại càng thấy Hóm giống tính khí bác, Hóm là giọt máu của bác lạc vào dòng họ Đặng. Bác phân vân không biết giải quyết thế nào. Đứng ngẫm nghĩ một lát rồi bác móc túi, lấy ví rút ra một đồng bạc.

-Thôi, mày có thể ăn đời ở kiếp với nó được đâu. Nếu mày sợ nó khổ thì đây tao cho nó đồng bạc, nó sẽ đem làm vốn mà làm cái gì đấy. Còn mày thì về với tao.

-Thưa ông, đồng bạc vào tay nó cầm thì đứa khác đến giật mất ngay. Nó vừa yếu vừa ngu lắm.

-Thế mày nhất định không về ở với tao à?

-Thưa ông, không ạ.

-Mày sống như thế thì chỉ bị đòn oan như lúc nẫy mà chết mất.

-Hay là… hay là…

-Hay là gì?

-Hay là… là ông đem cả nó về nuôi cùng với con?

-Không được.

-Thế thì con không thể về ở với ông được.

Bác Tương liền nghĩ ra được một kế, bảo Hóm:

-Hóm, từ nãy đến giờ tao hỏi là hỏi đùa mày đấy thôi. Chứ không có quyền bằng lòng hay không bằng lòng. Mày phải theo tao về. Nếu không tao đem mày lên Cẩm. Tao là chủ mày, mày có biết không? Thầy mày chết năm ngoái rồi. Bởi mày bỏ nhà đi nên mày không biết. Mẹ mày cũng bỏ nhà đi trước mày. Dì mày thì đi lấy người khác rồi. Chỉ còn có tao là chú mày. Bây giờ tao bắt mày về ở với tao, hiểu chưa?

Rồi bác quay lại gắt với thằng Tếu:

-Còn thằng bé kia biết điều thì cầm lấy đồng bạc tao cho đây cút ngay. Nếu không tao đem lêu hóp thì ở tù.

Tếu hết hồn hết vía, giật lấy dồng bạc chạy biến mất. Hóm nhìn theo Tếu, thở dài. Nó nhớ ra rồi. Nó nhớ rằng người cai khố đỏ đã đến chơi nhà nó một lần ở Bắc Ninh. Nó nhớ rằng thầy nó bắt nó gọi người ấy bằng chú. Nó lại nhớ rằng u nó v ẫn thường bảo nó là có một người chú đi lính… Bỗng nó hỏi:

-Thưa ông, có phải tên ông là Tương không?

Tương rùng mình, hỏi lại:

-Sao mày hỏi thế?

-Tại trước kia u tôi…

-U mày, sao!

-U tôi hay bật một câu mà tôi nhớ mãi…

-Câu gì?

-Hát a…a…. gì này! …. “Sông tương một giải lòng chờ, bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia”. U tôi hay hát câu ấy quá. Thấy thế một hôm tôi mới hỏi “tại sao u lại hay hát câu ấy” thì u tôi bảo rằng “có chú mày đi lính đã lâu không về mà chú mày tên là Tương, nên tao hát cho đỡ nhớ”. Có phải ông là chú Tương tôi không?

Bác cai Tương rơm rớm nước mắt, cầm lấy tay Hóm, nghẹn ngào:

-Phải rồi, chú đây. Từ ngày cháu bỏ nhà đi, cháu có lần nào gặp u cháu không?

-Không.

-Thôi đừng đi lang thang nữa. Về ở với chú, chú nuôi.

Nói rồi, bác cai dắt Hóm đi. Bác đưa nó ra hàng Vải thâm, mua cho nó một bộ quần áo nâu cho nó thay. Rồi bác đưa nó vào một hiệu Cao lâu nhỏ phố hàng Buồm.

Hóm ăn ngon miệng quá; chưa bao giờ nó được ăn ngon miệng như tối hôm ấy. Ăn xong bác Tương bảo nó:

-Bây giờ chú thu xếp cho cháu thế nàu. Cháu đã nhớn rồi phải có công nghệ làm ăn mới được. Chú quen một người bạn ở hiệu thợ may ta ở trên Hàng Than. Chú gửi cháu ở đấy học nghề. Ăn ở cho ngoan ngoãn, mỗi chủ nhật chú lại đón cho cháu đi ăn cao lâu như hôm nay, nghe không?

-Vâng ạ.

-Cháu phải cố sức học nghề bao giờ thành thuộc thì đi làm ăn có sung sướng không, tội gì mà nay đây mai đó, lúc khỏe đã vậy lúc ốm thì ai săn nom thuốc thang cho. Nghe không?

-Vâng ạ.

-Được lắm. À ! Thế cháu đã biết thầy cháu chết rồi đấy chứ?

-Chưa ạ. Lúc cháu đi thì thầy cháu hãy còn sống.

-Thầy cháu chết thảm thiết lắm đấy. Cháu có còn nhớ dì cháu không?

-Dạ có.

-Chính con khốn nạn ấy nó giết thầy cháu đấy. Dạo năm ngoái chú lên Bắc chơi mới nghe hàng xóm láng giềng người ta nói chuyện. Thì ra nó lẳng lơ chim chuột đâu một thằng thợ thiếc gì ở Đáp Cầu ấy. Thế rồi nó làm thế nào không biết mà thầy cháu đánh nó một trận đau lắm, thấy người ta nói vậy. Nó mới oán tìm cách trả thù. Một hôm thầy cháu phải đến chữa cái nóc nhà tòa Sứ. Thật sáng sớm mà nó đã dốc tâm nó ép thầy cháu uống rượu lâu say bí tử ở nhà. Lúc leo lên đến nóc nhà tòa Sứ thì phần say rượu phần bị gió ngã từ trên ấy xuống, vỡ óc chết tươi. Thầy cháu chết được ba hôm thì con khốn nạn ấy đi lên Đáp Cầu ngay, lấy thằng nhân ngãi của nó. Đấy thế đấy.

Không biết bác Tương nói tường tận về cái chết của thầy thằng Hóm với nó có dụng ý gì không. Chỉ biết, lúc bác nói xong, bác hạ dọng một câu mà Hóm không tài nào hiểu được:

-Cũng là quả báo oan gia cả!

-Sao lại quả báo oan gia hả chú?

Bác hơi luống cuống nhưng trầm tĩnh được ngay:

-Quả báo là vì thầy cháu đánh u cháu đuổi u cháu đi tàn ác lắm cho nên ông giời mới đẩy cho dì cháu làm hại thầy cháu thế.

-Phải rồi, thầy cháu đánh u cháu ghê lắm.

-Cháu có thương u cháu không?

-Có, cháy thương u cháu lắm. Không biết bây giờ u cháu ở đâu?

Câu hỏi của Hóm rơi vào chống rỗng. Bác Tương còn mủi ngậm ngùi cho cái tình duyên ngang ngửa của mình với mẹ Hóm khi xưa. Bác thương Thìn lắm và nàng nghĩ bác lại càng ghét Sinh, người đã làm Thìn đau khổ một đời…

Thấy bác yên lặng đi, Hóm cũng không dám hé môi nữa. Nó ngẫm nghĩ về cái chết của cha nó. Nó không thương sót gì cha nó cả, nhưng nó cũng giận người dì ghẻ. Rồi các tội của người đàn bà ấy lại lần lượt hiện ra trong ký ức nó. Tưởng như giá một ngày kia nó gặp dì nó thì có lẽ nó bóp cổ cho kỳ chết nó mới hả.

Đã gần đến phố hàng Than. Tương bảo Hóm:

-Sắp đến hiệu thợ may rồi. Mày phải ăn nói cho ngoan ngoãn nghe không? Đây, cho năm hào, cầm lấy mà tiêu vặt này…

Bác không muốn – có lẽ không dám – đem Hóm về nhà. Bác biết rằng vợ bác sẽ không bằng lòng nhận một đứa cháu tá ơm nhơ thế mà chưa biết chừng lại còn nghi kỵ bác là đằng khác nữa. Bác muốn gửi Hóm một nơi, có phải đỡ đần tốn kém chút đỉnh thì bác liệu bỏ tiền túi ra, không cho vợ biết “Cho nó yên cửa yên nhà!”.

Bác đem Hóm lại nhà một ông bạn mở hiệu thợ may ta, hiệu Đông Xuyên. Thấy bác khẩn khoản, ông bạn cũng phải nể lòng nhận vậy. Nhưng vợ ông bạn có vẻ không bằng lòng:

-Thưa bác, nhà cháu cũng đông miệng ăn lắm rồi. Thật nể bác quá mới phải nhận.

Bác Tương liền lấy ra ba đồng bạc đưa cho vợ bạn, nói:

-Thưa hai bác, tôi cũng biết làm phiền hai bác thế này là có lỗi. Nhưng cháu nó thì đã lớn mà công nghệ làm ăn chưa có. Hai bác làm ơn cho cháu nó tập việc ở đây, tháng tháng tôi xin đỡ hai bác ba đồng gọi là chút dính về cơm nước của cháu. Hai bác nhận giúp cho tức là làm ơn cho tôi và làm phúc cho cháu.

Bác nói đi nói lại mãi, vợ chồng ông bạn mới cầm lấy số tiền và nhận cho Hóm học việc. Lúc ra về bác ân cần dặn Hóm:

-Cháu phải chăm chỉ mà làm ăn. Hai bác dạy bảo gì phải nghe thế. Mỗi tuần chú ra chơi một lần chú mà thấy hai bác nói là hư hỗn thì chết đòn, nghe không?

-Thưa chú, vâng ạ.

Đêm ấy, Hóm no bụng, được nằm giường, lại được đắp chăn đơn ấm áp. Vậy mà nó cứ lục đục cả đêm, ngủ không ngon giấc. Nó vẫn nhớ, vẫn thương thằng cu Tếu.

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN