Thảm họa từ nhựa: Đầu độc đại đương, giết chết vạn vật

Thảm họa từ nhựa: Đầu độc đại đương, giết chết vạn vật

Mỗi năm, con người sản xuất ra hơn 300 triệu tấn nhựa – tương đương với tổng khối lượng cơ thể của dân số trên toàn thế giới. Một nửa số lượng nhựa này chỉ được sử dụng một lần, rồi bị vứt xả vào lòng đại dương. Thế nên chẳng có gì là ngạc nhiên khi vào năm 2050, nhiều loài chim biển sẽ chứa trong bụng mình toàn nhựa.

Số liệu ước tính gần đây chỉ ra rằng mỗi năm đại dương lại nhận thêm 8 tỉ tấn chất dẻo. Có thể hình dung là cứ mỗi một phút, lại có cả một xe tải chứa đầy nhựa bị ném xuống đại dương. Với tình hình xả thải nhựa xuống lòng đại dương như vậy, các nhà khoa học ước tính, với lượng tiêu thụ hải sản trung bình của con người hiện nay, họ cũng đồng thời tiêu thụ vào người 11.000 hạt nhựa mỗi năm.

Vào tháng 1 năm nay, diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo tới năm 2050, lượng nhựa trong nước biển sẽ vượt quá cả số lượng cá.

Thảm họa nhựa

(Ảnh: wordpress)

Các chuyên gia quả quyết rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục. Tiến sĩ Debora Iglesias-Rodriguez, nhà hải dương học đến từ Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc ĐH Southampton, bày tỏ lo ngại về sự thờ ơ của cộng đồng với tình trạng cấp bách này. “Ô nhiễm đại dương là một vấn đề lớn” Iglesiaa-Rodriguez nói. Các hạt nano nhựa có thể xâm nhập vào hệ động vật biển và chuỗi thức ăn, điều này đang tác động đến tỷ lệ sinh sản của cá. Từ đó, nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm và ô nhiễm các vùng duyên hải. Ô nhiễm đại dương có tác động rất lớn trên diện rộng nên đây là vấn đề khẩn bách và cần phải được xử lý ngay”.

“Hậu quả không mong đợi”

Vùng biển Bắc Thái Bình Dương có “Thùng rác khổng lồ của Thái Bình Dương”, đây là một hiện tượng mà giới khoa học biết đến với thuật ngữ Hải lưu Bắc Thái Bình Dương cận nhiệt đới.

Ông Miriam Goldstein, nhà nghiên cứu từ Viện Đại dương học, Đại học California, San Diego, cảnh báo nhân loại đang gây ra sự biến đổi trên diện rộng đối với toàn bộ hệ sinh thái biển khi xả thải khối lượng khổng lồ nhựa vào đại dương. Goldstein là tác giả chính của nghiên cứu đã tiết lộ thực tế rằng nhựa đã xâm nhập đến mọi nơi, theo cả chiều rộng và chiều sâu vào hệ sinh thái biển.

“Chúng tôi tìm thấy trứng của một loài nhện biển trên các mảnh nhựa”. Goldstein cho biết. “Nhện biển thường sống trong vùng hải lưu và đẻ trứng trên các vật thể trôi nổi. Hiện nay số lượng trứng nhện biển tìm thấy trên các miếng nhựa đang tăng lên”.

Theo ông Goldstein, khu vực phía đông hải lưu cận nhiệt đới Bắc Bình Dương, vùng biển giữa Hawai’i và California, diện tích rộng gấp hai lần bang Texas là vùng rác khổng lồ chứa một lượng túi ni lông đáng báo động, trong đó phần lớn chứa những mảnh nhựa kích thước rất nhỏ. Nghiên cứu của Goldstein chỉ ra rằng lượng rác nhựa khổng lồ đang tăng cao gây nguy hiểm cho tất cả động vật biển thông qua thức ăn. Một nghiên cứu khác của Scripps cho thấy 10% cá thu đã ăn rác nhựa trong suốt hành trình của chúng đến dòng hải lưu.

Nghiên cứu của Peter Davison và Rebecca Asch trong tập san Phát triển sinh thái học biển đã xuất bản, cho biết cá tại tầng trung lưu của Bắc Thái Bình Dương ăn nhiều nhựa một cách kinh ngạc khoảng 12 đến 24 nghìn tấn nhựa mỗi năm. Có một nghịch lý đó là dù nhựa không có khả năng tiêu mất trong thời gian ngắn, nhưng việc sử dụng túi nhựa trên khắp thế giới đang tăng gấp 20 lần trong 50 năm trở lại đây. Một phần ba các bao bì nhựa đã không được thu gom, và cuối cùng phần lớn chúng sẽ bị thải ra biển, theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới. Chỉ 5% túi nhựa được tái chế, và sản lượng túi nhựa tăng tối thiểu lên 1,12 tỷ tấn trước năm 2050.

thảm họa từ nhựa

Goldstein cho biết: “Các nghiên cứu chỉ ra sự tồn tại của những nguy cơ tiềm ẩn đối với hệ sinh thái biển mà chúng ta không dễ đánh giá hay dự đoán”. “Có năm dòng hải lưu cận nhiệt đới, là dòng chảy tự nhiên ở mỗi lưu vực đại dương. Chúng chiếm phần lớn diện tích của đại dương. Vì vậy sự tác động thay đổi các dòng hải lưu này trên diện rộng sẽ mang lại những hậu quả không thể ngờ tới trên tất cả mọi mặt”.

Đại dương thế hệ 3.0?

Lượng nhựa trôi nổi trong hải lưu Thái Bình Dương tăng gấp 100 lần trong gần bốn thập kỷ gần đây trong khi số lượng thực vật phù du lại giảm. Đánh bắt cá quá mức làm giảm đáng kể các quần thể cá. Độ mặn của biển giảm khiến thời tiết thêm khắc nghiệt, và đại dương ấm lên đẩy nhanh quá trình tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực.

Jeremy Jackson, một nhà sinh vật biển của Viện Hải dương học Scripps đưa ra lời cảnh báo về tác động hủy hoại ngày càng nghiêm trọng của con người đến biển. Trong một bài báo đăng tại Kỷ yếu của viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Jackson nhấn mạnh rằng nếu hành vi của con người không có những thay đổi sâu sắc và kịp thời, thì chính chúng ta sẽ gây ra “đại tuyệt chủng trong các đại dương với những hậu quả biến đổi khôn lường về hệ sinh thái và tiến hóa”.

ô nhiễm từ nhựa

Tiến sĩ Wallace J.Nichols, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California nói ông thấy nhựa ở rất nhiều bãi biển ông đến thăm trên toàn cầu. Theo tiến sĩ Wallace rùa biển là “loài báo hiệu” cho các tác động của biến đổi khí hậu. Trứng của rùa biển, đang bị “nướng” trên biển vì nhiệt độ đang tăng quá giới hạn có thể chấp nhận. Ngoài việc gây ô nhiễm, chúng ta còn đang khai thác đại dương quá đà khi đánh bắt cá nhiều hơn mức cho phép. Từ các nghiên cứu của mình ông cho biết chúng ta xả thải, hủy hoại đại dương, lấy đi quá nhiều từ đại dương, hơn nữa còn phá hủy các vịnh là nơi đa dạng sinh học nhất, có rặng san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển… Đây chính là ba vấn đề lớn. Để xử lý ba vấn đề này, chúng ta phải giảm thiểu rác thải, giảm bớt mức khai thác và tăng cường bảo vệ các vùng vịnh bằng cách hạn chế hoạt động của con người, cũng như cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt.

Tiến sĩ Nichols quan ngại sâu sắc về tốc độ biến đổi tiêu cực đang diễn ra trên khắp các đại dương, vì mỗi khi các nhà khoa học cố gắng dự đoán kịch bản tương lai thì dường như tốc độ biến đổi đó càng tăng nhanh hơn.

Ông cho rằng “thời gian đã hết” bởi chúng ta vẫn tiếp tục gia tăng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khi duy trì sản xuất quá nhiều nhựa và gây ô nhiễm. Dù hiện nay đã có nhiều cuộc đàm thoại hơn về vấn đề này nhưng nó chưa thực sự chuyển thành hành động có tính đột phá mạnh mẽ và cải biến trong xã hội.

Nichols kết luận bằng cách miêu tả 3 thế hệ đại dương như sau: Đại dương thế hệ 1.0 là biển thiên nhiên còn nguyên vẹn hoang sơ, trong khi Đại dương thế thệ 2.0 là đại dương chúng ta hiện nay, là kết quả của việc sống dưới “chế độ sản xuất dầu khí”. Đại dương thế hệ 3.0 là đại dương trong tương lai, nó có thể là một đại dương chết hoặc là chúng ta có giải pháp sáng tạo ngay bây giờ nhưng chưa có ai đề cập đến”.

Đại dương

(Ảnh: CentPapiers)

Như vậy, trong vòng 50 năm tới, chúng ta có một đại dương chết hay trong lành, tất cả tùy thuộc vào nhận thức và hành động của nhân loại hiện nay. Mọi dự báo thảm khốc trước đó, đều đã xảy ra như kịch bản hoặc còn hơn thế. Con người thực sự không thể nào chủ quan, phó thác mọi thứ cho mẹ Thiên Nhiên được nữa. Đã đến lúc chúng ta phải ý thức sâu sắc và có hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường,cũng chính là bảo vệ bản thân chúng ta và thế hệ tương lại.

>> Xem thêm: 4 thảm họa tệ nhất Trái Đất đã từng trải qua

Sources:

BÀI LIÊN QUAN