Ý thức tập thể gây ra các tác động vật lý như thế nào?

Ý thức tập thể gây ra các tác động vật lý như thế nào?

Năm 1998, các nhà khoa học đã bắt đầu một thí nghiệm để kiểm chứng xem liệu họ có thể phát hiện một sự thay đổi trong ý thức tập thể trong các sự kiện cảm xúc có quy mô lớn như các thảm họa tự nhiên hay không. Tháng 12/2015, họ đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu từ khoảng 40 quốc gia trên khắp thế giới thông qua 500 sự kiện chủ chốt. Vậy kết quả ra sao?

Thí nghiệm này hoạt động như thế nào

Các dữ liệu sẽ được thu thập từ các cỗ máy tạo biến cố ngẫu nhiên (random event generator – REG). Đây là những cỗ máy liên tục tạo ra các con số nhị phân (0 hoặc 1) một cách ngẫu nhiên sau mỗi giây. Nó giống như một bàn tay tung đồng xu: có 50% khả năng đồng xu sẽ lật mặt sấp hoặc mặt ngửa.

Các thí nghiệm vào thời kỳ đầu ở Đại học Princeton đã cho thấy ý định của con người có thể khiến các kết quả lệch khỏi mức xác suất ngẫu nhiên thông thường. Nói một cách đơn giản, nếu ai đó muốn đồng xu lật mặt sấp, nó sẽ có thiên hướng lật mặt sấp nhiều hơn.

Tiến sĩ Roger Nelson đã điều phối những thí nghiệm này ở Đại học Princeton trong hơn 20 năm. Ông tiếp tục điều phối Dự án Ý thức Toàn cầu (Global Consciousness Project – không liên kết với Đại học Princeton), vốn cũng áp dùng cùng một bộ các nguyên tắc trên một quy mô lớn hơn.

Dự án này cũng đã lắp đặt các cỗ máy REG trên khắp thế giới để xem nếu chúng có chệch khỏi các mức xác suất ngẫu nhiên trong các sự kiện đáng kể trên toàn cầu hay không. TS Nelson và các đồng nghiệp của ông đã nhất trí rằng giai đoạn một của nghiên cứu sẽ hoàn thành sau 500 sự kiện như vậy.

Sự kiện đầu tiên trong số 500 sự kiện này là vụ đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Nairobi và Tanzania vào năm 1998. Sự kiện cuối cùng là một “sự kiện” phức hợp vào ngày 12/12/2015. Hai sự kiện chủ chốt đã xảy ra trong cùng một ngày đó: một thỏa thuận đã được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu tại Paris, và trong cùng ngày một trong những buổi thiền định có quy mô toàn cầu lớn nhất đã diễn ra.

Tuy rằng các nhà nghiên cứu đã xem xét các “tác động” của mỗi sự kiện riêng lẻ như vậy, nhưng chính các dữ liệu thống kê từ rất nhiều năm và rất nhiều sự kiện mới là điều quan trọng.

Ý thức tập thể

(Ảnh: ARTQU/iStock)

Các kết quả

TS Nelson đã đăng trên blog của Dự án Ý thức Toàn cầu như sau: “Kết quả này là một sự xác nhận rõ ràng giả thuyết chung … rằng các sự kiện lớn trên trường quốc tế vốn mang mọi người lại với nhau trong một trạng thái tư tưởng đồng nhất và cảm xúc đồng bộ sẽ có liên hệ với các thay đổi trong hành vi của mạng lưới các nguồn ngẫu nhiên của chúng ta”.

Ông cũng đã giải thích trên trang web của Dự án rằng: “Có rất nhiều sự lặp lại các sự kiện hay loại sự kiện, như sự kiện năm mới, các ngày lễ tôn giáo, các buổi tập thiền quy mô lớn, và ngay cả các vụ tấn công khủng bố và thảm họa thiên nhiên. Vậy nên chúng tôi có rất nhiều sự lặp lại, và chúng tôi thật sự đã có thể thấy rằng cái tín hiệu mờ nhạt mà đáng nhẽ ra đã bị chôn vùi trong biển âm thanh xác xuất thực sự đã vang vọng lên từ cái phông nền ầm ĩ đằng sau để tạo nên một điểm mấu chốt mang tính xác xuất rất thuyết phục.

Ảnh: donga.edu.vn

Năm 2014 tại một cuộc hội thảo của Hiệp hội Khám phá Khoa học ông đã báo cáo rằng xác suất để một sự kiện như vậy có thể xảy ra là 1 trên 1000 tỷ.

Dự án Ý thức Toàn cầu sẽ tiến vào giai đoạn kế tiếp với mục tiêu nghiên cứu thêm các mối liên hệ được phát hiện trong các dữ liệu REG của nó.

Các cách giải thích khác cho các hiện tượng dị thường?

Trong một bài viết năm 2010 có tiêu đề “Exploring Global Consciousness (Khám phá Ý thức Toàn cầu)”, TS Nelson đã giải thích cách thức Dự án Ý thức Toàn cầu xem xét các cách giải thích khác cho sự sai lệch khỏi mức xác suất ngẫu nhiên.

“Một người có thể giả định rằng kết quả thu được là do các sai sót thí nghiệm như chưa che chắn đầy đủ các máy REG khỏi các trường điện từ ở phía phông nền hay thiên lệch do độ sai số của phương pháp đo lường.

“Thiết kế của Dự án Ý thức Toàn cầu sẽ giải quyết các vấn đề này bằng cách che chắn các máy REG khỏi các trường điện từ và bằng các phép tính logic trong phần mềm vốn sẽ loại bỏ các thiên lệch đầu ra do các tác động của môi trường”.

Nhóm nghiên cứu của TS Nelson sẽ lựa chọn các sự kiện chủ chốt sau đó nhìn vào sự chênh lệch với mức xác suất ngẫu nhiên (50:50) trong giai đoạn đó, thay vì nhìn vào các mức chênh lệch hay các độ tăng vọt được ghi nhận trên các máy REG, sau đó cố gắng tìm một sự kiện mang tính toàn cầu tương ứng với nó.

Phương pháp thứ hai có thể sẽ dẫn tới các chọn lựa thiên lệch – hay khả năng các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một số sự kiện mang tính toàn cầu vào bất kỳ ngày nào cho sẵn tương ứng với sự tăng vọt được ghi nhận trên các máy REG.

ý thức tập thể

(Ảnh: Lolloj/iStock)

Ý thức tác động đến các cỗ máy như thế nào?

Hiện vẫn chưa rõ mối liên hệ giữa một cỗ máy REG và ý thức con người. Đây là một phần trong những thứ Dự án Ý thức Toàn cầu hy vọng tập trung nghiên cứu thêm, nhưng TS Nelson cũng nói: “Sự tương quan có một mối liên hệ rõ ràng theo một số cách thức nào đó với ý thức và có thể với cái chúng ta định nghĩa là ‘ý thức toàn cầu’”.

Ông chỉ có thể phỏng đoán, nhưng ông hình dung ý thức có thể là một trường mà sẽ trở nên hợp nhất hơn trong những sự kiện toàn cầu. Ý thức có thể là “nơi trú ngụ của một trường thông tin bất định, tích cực”, ông nói, lưu ý rằng đây không phải là một khái niệm vật lý tiêu chuẩn, được định nghĩa rõ ràng.

“Một trường như vậy có thể được hấp thụ bởi các thiết bị REG”, ông nói, “sau đó sẽ cho ra các mô thức mà không nên tồn tại”.

Theo theepochtimes.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN