9 quan niệm sau đây sẽ khiến bạn lâm vào cảnh túng thiếu khi về già

9 quan niệm sau đây sẽ khiến bạn lâm vào cảnh túng thiếu khi về già

Tuổi già là nỗi ám ảnh với tất cả chúng ta, đó là độ tuổi ta không còn sức lực để làm việc, bệnh tật lại nhiều. Nếu không chuẩn bị tốt, lâm vào cảnh túng thiếu thì sẽ rất thê thảm. Đã có rất nhiều tấm gương được chia sẻ rồi.

Sau một thời gian làm việc vất vả đột nhiên bạn phát hiện rằng số tiền trong tài khoản còn lại rất ít. Một số người sẽ tự an ủi: “Chắc do chi phí cuộc sống quá cao, không thể tiết kiệm tiền”. Hoặc “Vì mỗi tháng phải trang trải một số chi phí cần thiết, nên không thể tiết kiệm tiền”.

Thật ra bạn đang tự lừa dối chính bản thân mình!

Bà Cristina Briboneria, phó tổng giám đốc một công ty tài chính đã trực tiếp chỉ ra nguyên nhân cho việc này là: “Chúng ta căn bản chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những vấn đề về tài chính“. Điều này sẽ chỉ làm cho những lời hứa của chúng ta trong việc quản lý tài chính trở nên tồi tệ hơn.

9 quan niệm sau đây sẽ khiến bạn lâm vào cảnh túng thiếu khi về già

(Ảnh: cmoney.tw)

Hãy cùng xem xét những vấn đề mà chúng ta thường quan niệm khiến ta lâm vào cảnh túng thiếu khi về già:

Quan niệm 1: Tôi sẽ không bao giờ nghỉ hưu. Do đó, không cần phải tiết kiệm tiền.

Rất nhiều người sau khi làm việc trong nhiều năm mới phát hiện, họ hầu như không có khái niệm về tiết kiệm tiền bạc.

Khi còn trẻ, chúng ta không thể tưởng tượng khi về già, doanh thu tạo ra cũng sẽ bị giảm sút. Hiện tại có thể chúng ta cảm thấy mình tràn đầy nhiệt huyết trong công việc và có thể làm việc suốt đời mà không cần nghỉ ngơi.

Tháo gỡ:

Rốt cuộc thân thể chúng ta cũng chỉ là xác thịt mà thôi. Nếu như xuất hiện vấn đề sức khỏe, bạn sẽ không thể tiếp tục làm việc mà còn phải chi trả cho các khoản y tế.

Nếu không có tiền tiết kiệm thì vấn đề kinh tế sẽ trở thành một gánh nặng đáng kể. Bạn cho rằng mình sẽ không nghỉ hưu, nhưng bệnh tật và nhiều vấn đề sức khỏe đôi khi không theo ý muốn của bạn. Vậy tại sao không bỏ ra một số tiền nhất định để tiết kiệm mỗi tháng. Hãy dùng số tiền này để chuẩn bị sẵn sàng cho vài chục năm khi về già. Nghe có vẻ xa xôi, nhưng không có ai lại muốn đến tuổi già mà vẫn còn phải lo các chi phí về cuộc sống hàng ngày của mình!

Quan niệm 2: Tôi chỉ cần trữ tiền vào ngân hàng là đủ rồi

9 quan niệm sau đây sẽ khiến bạn lâm vào cảnh túng thiếu khi về già

(Ảnh: cmoney.tw)

Một số người có thể nghĩ rằng chỉ cần lưu trữ tiền trong ngân hàng là ổn, nhưng hiện tại tỷ lệ lãi suất trong ngân hàng quá thấp. Khi xảy ra trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như: một tai nạn xe hơi nghiêm trọng, hay bị sa thải mà không cần cảnh báo…), số tiền tiết kiệm này sẽ không thể đủ giúp chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng này trong một vài tháng liền.

Tháo gỡ:

Chúng ta cần biết: “Tích trữ tiền không phải là một cách đầu tư”, giá trị của tiền mặt sẽ giảm sút cùng với lạm phát. Do đó, chỉ dựa vào số tiền lãi suất thấp trong tài khoản tiết kiệm là không đủ. Nếu bạn biết đầu tư tiền đúng cách, bạn có thể tích luỹ nhiều của cải hơn nữa.

Quan niệm 3: Đầu tư quá phức tạp và quá nguy hiểm, vì vậy tôi không đầu tư.

Chúng ta cảm thấy khá bối rối và có sự thiếu hiểu biết về các thuật ngữ trong đầu tư, cũng không biết đặt câu hỏi như thế nào với các chuyên gia về tài chính.

Do đó, trong tình trạng không có tí kiến ​​thức nào, thà rằng từ chối cơ hội đầu tư chứ không muốn đưa ra bất cứ quyết định gì ngoài tầm kiểm soát của mình.

Tháo gỡ:

Nếu chúng ta không đầu tư, sự lạm phát mỗi năm sẽ làm bốc hơi dần tài sản của bạn. Vì vậy, nhất định nên tự trang bị kiến thức về đầu tư tài chính cho bản thân.

Chỉ cần nhớ khi đầu tư, không nên đem ‘bỏ hết trứng vào cùng một giỏ’. Đồng thời hãy nên thử các phương pháp mạo hiểm khác hay các dự án đầu tư với các tỷ lệ khác nhau.

Quan niệm 4: Mượn một ít từ số tiền tiết kiệm và nghĩ rằng sau này trả lại là xong

Nghe có vẻ khá hợp lý nhưng chúng ta không hề phát hiện rằng tốc độ trả lại tiền vào tài khoản luôn luôn chậm hơn nhiều so với lãi suất cho vay cùng thời gian.

Tháo gỡ:

Hãy nhớ rằng: “Một khi tụt hậu ở phía sau, thì sẽ rất khó để bắt kịp một lần nữa“.

Khi phát hiện rằng tình trạng tiền tiết kiệm hiện tại của mình thua xa mục tiêu đề ra, nhất định bạn cần phải đặt quyết tâm cao hơn để thay đổi thói quen chi tiêu của mình, loại bỏ những thứ xa xỉ không cần thiết. Để tránh việc khi cạn kiệt tiền tiêu lại phải dùng đến tiền tiết kiệm.

Quan niệm 5 : Chỉ có những người giàu mới có thể tích lũy tiền bạc

Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy rằng khi tích lũy tiền bạc thì sẽ phải trải qua một cuộc sống khá khó khăn, chẳng hạn như không thể ăn một bữa ăn thật đầy đủ, không được đi du lịch và hạn chế những trò giải trí, nhưng lại quên đi rằng tiết kiệm không phải là để làm cho chúng ta giàu có mà vì để đảm bảo an toàn tài sản cho chính chúng ta. Tránh trường hợp có một chuyện bất ngờ xảy ra nhưng lại không có đủ số tiền cần thiết để duy trì cuộc sống sinh hoạt như bình thường.

Tháo gỡ:

Tận dụng sức mạnh của lãi kép, tiết kiệm có thể mang lại sự giàu có vượt xa sự tưởng tượng của bạn. Ngay cả bạn chỉ tiết kiệm một chút tiền mới đầu, nhưng kết quả của việc duy trì tiết kiệm để dành tuyệt đối sẽ mang lại cho bạn sự đền bù xứng đáng.

Những người giàu có cũng thường bắt đầu từ các khoản tiết kiệm. Xin ghi nhớ rằng:

Bạn muốn trở thành một người như thế nào, chứ không phải bây giờ bạn đang là người như thế nào“.

Quan niệm 6: Trừ phi tôi muốn mua một căn nhà, nếu không thì khoản tín dụng ngân hàng không quan trọng

(Ảnh: dkn.tv)

Do giá nhà cao, nhiều người tin rằng những nỗ lực của mình suốt cả đời cũng không đủ để mua một căn nhà, vì vậy họ đã bỏ qua tín dụng ngân hàng. Nhưng trong thực tế, tín dụng tài chính của cá nhân tại địa phương sẽ ảnh hưởng rất nhiều nếu họ có nhu cầu vay vốn. Số điểm tín dụng ngân hàng của bạn sẽ ảnh hưởng đến số lượng tiền vay và mức độ lãi cao thấp khác nhau. Vì vậy, đừng đánh giá thấp tín dụng ngân hàng của mình.

Tháo gỡ:

Khi quản lý các hóa đơn và các khoản nợ của mình, hãy nhớ rằng điểm tín dụng ngân hàng của bản thân có thể ảnh hưởng đến những khoản cần chứng thực tài sản của bạn.

Ví dụ: Khi thuê một căn hộ tín dụng ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của bên cho thuê, mức giá cao thấp của tiền thuê và lượng tiền gửi. Hoặc khi bạn muốn mở một tài khoản thì tín dụng ngân hàng sẽ được sử dụng như một tài liệu tham khảo. Vì vậy, hãy cẩn thận để duy trì tín dụng ngân hàng của mình mà không làm ảnh hưởng đến các dự tính kế hoạch khác.

Quan niệm 7: Miễn là tôi không quản những cuộc điện thoại gọi đến, họ sẽ tự động biến mất.

Một số người vì không muốn nhận cuộc gọi vì sợ rằng các chủ nợ sẽ phá hủy cuộc sống tốt đẹp của mình. Từ chối nhận các cuộc gọi điện thoại với lý do nó được thiết lập tự động từ ngân hàng do đó không biết.

Tháo gỡ:

Hãy đối mặt với thực tế, việc bỏ qua những cuộc gọi điện thoại sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Khi phải đối mặt với khoản nợ, đừng nên lo lắng mà ngược lại biểu hiện ra thái độ tích cực hợp tác đối với nhân viên ngân hàng. Có thể thương lượng với họ về việc phân kỳ để trả nợ. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của đơn vị hỗ trợ để giúp bạn hoàn thành công việc đàm phán nợ.

Quan niệm 8: Khi tôi già, tôi có thể dựa vào bảo hiểm y tế xã hội

Khi còn trẻ, chúng ta thường kiếm cớ để thuyết phục bản thân không cần phải tiết kiệm. Bởi vì khi về già chúng ta đã có thể tận hưởng bảo hiểm y tế xã hội của nhà nước. Nhưng bảo hiểm xã hội không phải là nguồn thu nhập hưu trí duy nhất. Nó chỉ là một mạng lưới an toàn để đảm bảo rằng lương hưu có thể duy trì mức sống tối thiểu.

Tháo gỡ:

Nhà nước sẽ dùng số tiền từ bảo hiểm xã hội mà phát mức lương hưu tương đương với mức lương tối thiểu. Báo cáo nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng nhiều người trẻ chỉ có thể nhận được 70% đến 75% của bảo hiểm xã hội.

Vì vậy, phương pháp thông minh nhất đó là không nên hoàn toàn phụ thuộc vào bảo hiểm xã hội quốc gia. Đổi lại, có thể tham khảo ý kiến ​​tích cực của nhà tuyển dụng trích một số tiền cố định từ tiền lương coi như một khoản lương hưu trong tương lai. Hoặc bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ lên kế hoạch chuẩn bị cho tương lai.

Quan niệm 9: Tôi nên tự thưởng cho mình (Mặc dù không đủ khả năng chi trả)

(Ảnh: 10best.com)

Chúng ta thường vì không thể kiềm chế những dục vọng ham muốn của mình mà thuyết phục bản thân mua một số thứ. Chúng thường chỉ mang lại những hạnh phúc tạm thời, nhưng lại khiến cho chúng ta gặp nhiều rắc rối.

Tháo gỡ:

Khi những ý nghĩ về việc mua một thứ gì đó xảy ra, trước hết hãy nên tự hỏi mình một cách trung thực:

Tôi thật sự “muốn” những thứ này hoặc “cần” chúng? Khi bạn có một tình hình tài chính thực sự tốt mới có thể mang lại sự yên bình trong tâm, chứ không phải mù quáng bởi những thứ vật chất mà mang món nợ suốt đời.

Tiền là một công cụ có thể giúp cho chúng ta có một cuộc sống lý tưởng. Nhưng ngược lại nếu bị tiền kiểm soát cuộc sống thì chúng ta sẽ luôn luôn ở trong tình trạng bị săn đuổi bởi nợ nần. Ngay cả khi bên cạnh bạn mọi thứ luôn đầy đủ và sang trọng cũng không thể thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Hy vọng sau khi đọc được những điều trên chúng ta có thể thành thật hơn với chính mình. Cố gắng hiểu tình hình tài chính của bản thân và lập kế hoạch tài chính thích hợp. Hãy lấy lại quyền làm chủ cuộc sống của chính mình.

Theo Cmoney

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN