Kiểm soát cảm xúc: Tại sao giận dữ và bốc đồng lại thường đi đôi với nhau?

Kiểm soát cảm xúc: Tại sao giận dữ và bốc đồng lại thường đi đôi với nhau?

Những người có khả năng kiểm soát tốt cơn bốc đồng của mình sẽ có khả năng kiểm soát cơn giận dữ tốt hơn, và các nhà nghiên cứu nói rằng khả năng này liên quan đến việc kiểm soát luồng cảm xúc.

Tại Sao Giận Dữ và Bốc Đồng Lại Đi Đôi Với Nhau?

Ảnh qua: Pixabay.com

“Chúng ta gói gọn vấn đề vào việc kiểm soát cảm xúc”- theo Brandon Schmeichel, giáo sư tâm lý học thuộc Trường Đại học Texas A&M, người chuyên nghiên cứu về “khả năng kiềm chế”, năng lực “nhẫn nại” của con người trước một phản ứng. “Những người giỏi trong việc tự kiểm soát bản thân đang từng lúc điều chỉnh cảm xúc của họ khi chống chọi lại cơn bốc đồng. Họ tự động sử dụng năng lực đó để giảm bớt các cảm xúc tiêu cực của bản thân”.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nhận thức và Cảm xúc, Schemeichel và đồng tác giả David Tang, một sinh viên cao học ngành tâm lý học, đã thử nghiệm khả năng kiềm chế của các đối tượng tham gia với phương pháp Trắc nghiệm tín hiệu ngừng là một phương pháp thí nghiệm thường được sử dụng, trong đó các đối tượng được yêu cầu phản ứng thật nhanh trước một hình vuông hoặc hình tròn trên màn hình máy tính bằng cách nhấn nút.

Trong một vài lượt, sẽ có một tiếng bíp vang lên ngay sau khi hình ảnh xuất hiện, có ý nghĩa ra hiệu cho đối tượng là không nhấn nút. Những người có thể ức chế được phản ứng ấn nút của họ được tin là có khả năng kiềm chế tốt hơn. “Trắc nghiệm tín hiệu ngừng”  là một phương pháp đo lường khả năng kiềm chế và đã được xác nhận, nhưng có một số nghiên cứu đã điều tra về mối liên hệ giữa việc tiến hành phương pháp tín hiệu ngừng và đáp ứng cảm xúc”- các nhà nghiên cứu viết.

Tiếp theo phương pháp Trắc nghiệm tín hiệu ngừng, một số đối tượng được đưa vào một trạng thái cảm xúc bằng cách hồi tưởng lại thời điểm khi họ lo lắng hoặc tức giận, trong khi các nhóm khác được yêu cầu nhớ lại thời điểm tại đó có các cảm xúc trung lập.

Các kết quả đã cho thấy, những người với khả năng kiềm chế tốt hơn có báo cáo về các ký ức cảm xúc, nhưng trạng thái cảm xúc hiện tại của họ lại ít chịu ảnh hưởng của các ký ức đó, so với người có khả năng kiềm chế kém. Nói cách khác, khả năng kiềm chế kém hơn góp phần làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực sau khi nhớ lại những ký ức buồn.

“Bất kể là hồi tưởng lại ký ức lo lắng hay ký ức tức giận, chúng tôi đã ghi nhận được sự gia tăng cảm xúc lo lắng ở những người tham gia có khả năng kiềm chế kém”- Schmeichel nói. “Với những người này, nhớ lại những ký ức chứa cảm xúc tiêu cực là một trải nghiệm khơi gợi sự lo lắng”.

Phương pháp Bức tranh tổng thể

Ngoài ra, tức giận có cơ chế hoạt động hơi khác biệt so với lo lắng. “Theo báo cáo những người tham gia không có quá nhiều cảm xúc tức giận  khi họ hồi tưởng lại một ký ức lo lắng”- Schmeichel nói. “Nhưng khi họ hồi tưởng lại một ký ức tức giận, đã ghi nhận được những thành viên với khả năng kiềm chế kém hơn có nhiều cảm xúc tức giận hơn so với những người có khả năng kiềm chế tốt”.

Nghiên cứu có thể nắm giữ đầu mối gợi ý cho mọi người cách chế ngự lo lắng và tức giận. “Nếu bạn là kiểu người có khả năng kiềm chế kém, điều tốt nhất là tránh các tình huống có thể khơi gợi nên cảm xúc tức giận và lo lắng, vì rất khó để kiềm chế các cảm xúc đó một khi chúng xuất hiện”.

Ông gợi ý rằng, chúng ta nên dựa vào gia đình và bạn bè nhờ đó bạn sẽ lưu tâm về các tình huống trước khi chúng xảy ra. “Nếu bạn có khả năng kiểm soát kém, có một người bạn với khả năng kiểm soát tốt là điều tuyệt vời”- ông nhấn mạnh.

Để rèn luyện các kỹ năng tự kiểm soát bản thân, hãy sử dụng phương pháp “Bức tranh tổng thể”- ông gợi ý. “Nó cần sự rèn luyện, như khi trong một phút bị cám dỗ, thì bạn hãy tập trung vào bức tranh tổng thể. Ví như khi bạn muốn hút thuốc lá, thì hãy lùi lại một bước và nhớ về gia đình bạn và việc bạn có ý nghĩa như thế nào đối với họ”.

Bởi: Lesley Henton, Texas A&M; University

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN