Stress gây bệnh tâm thần, làm hại giới trẻ đương đại

Stress gây bệnh tâm thần, làm hại giới trẻ đương đại

Người trong giai đoạn đang trưởng thành từ 15-25 tuổi có nguy cơ mắc chứng stress cao, nghe thấy âm thanh ảo giác hoặc cảm thấy bị theo dõi v..vv.. Đối với người gặp thương tổn kiểu này, Trung y thường khuyên họ thiền để giúp điều chỉnh tâm trạng.

>> Tập yoga có hiệu quả với chứng trầm cảm của thai phụ

Yoga

Kết quả nghiên cứu của Học viện y học Hong Kong cho biết, yoga có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức cảm giác ở các bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần thời kỳ đầu, giúp làm dịu tâm trạng, giảm bớt căng thẳng, do đó có thể thật sự giúp đỡ những bệnh nhân đang cần được chữa trị . (Ảnh: Kênh 14)

Áp lực căng thẳng của cuộc sống ở Hồng Kông khiến bệnh tâm thần đã trở thành một vấn đề quấy nhiễu hàng ngày đối với nhiều người. Những năm gần đây, hàng trăm các vấn đề xã hội khiến áp lực xuất hiện ngày càng tăng, và bao phủ trên diện rộng. Điều đáng lưu tâm là chính là những người trẻ sẽ là thế hệ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nguy cơ căng thẳng xã hội này.

Cục quản lý y tế dẫn chứng số liệu cho biết, từ 2-3% giới trẻ Hong Kong mắc bệnh rối loạn tâm thần do mất cân bằng trong suy nghĩ, trong đó, độ tuổi 15-25 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Ngày 6 tháng 4, Quỹ bệnh rối loạn tâm thần tại Hồng Kông tổ chức sự kiện sức khỏe quy mô toàn quốc. Hàng nghìn người tập Yoga cùng các hoạt động sức khỏe khác đã tham gia sự kiện, ước tính đóng góp tổng cộng khoảng 500.000 nhân dân tệ cho quỹ lương thiện. Quỹ bệnh rối loạn tâm thần dự tính sẽ tài trợ cho 1.000 bệnh nhân mắc các chứng rối loạn tâm thần với các lớp học thể nghiệm yoga để giảm bớt tình trạng bệnh này.

Theo Hội trưởng danh dự của Quỹ bệnh rối loạn tâm thần Lý Văn Kiệt, cuộc điều tra xã hội học Kế hoạch Dịch vụ Tâm thần áp dụng với đối tượng là các thanh thiếu niên cho thấy, trung bình hàng năm số người mắc bệnh rối loạn tâm thần tăng thêm từ 600-650 người. Tỷ lệ phát bệnh ở mức 2-3%. Trong số trên, nhóm tuổi 15-25 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tổng giám đốc hành chính Quỹ các rối loạn tâm thần, ông Cherry Valley, cho biết, căng thẳng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần của giới trẻ hiện nay. “Độ tuổi từ 15-25 là  thời kỳ vàng son của một người trong giai đoạn trưởng thành, với đủ các khía cạnh của sự phát triển, chẳng hạn như việc chọn trường theo học sẽ quyết định đến phương hướng sự nghiệp sau này, từ đây bắt đầu kéo theo đủ các loại  vấn đề khác. Do đó, giới trẻ phát bệnh nhiều nhất trong độ tuổi kể trên”.

Chuyên gia: áp lực do stress gây ra đã dẫn đến phát bệnh tâm thần ở các thanh thiếu niên

stress

Ảnh: Medlatec

 

Bác sĩ Trần Zheye, trợ lý giáo sư lâm sàng thuộc Khoa  tâm thần học – Viện y khoa Lý Gia Thành  – Đại học Hồng Kông, cho biết: “Rối loạn tâm thần là một loại bệnh ở não bộ. Về mặt nhận thức, tình trạng này do một số vật chất hóa học trong não bộ (dopamine) bị mất cân bằng”.  Tiến sĩ Trần đề cập đến những người trẻ tuổi trong giai đoạn phát triển: sự phát triển não bộ cũng là ở giai đoạn này, với rất nhiều áp lực phải đối mặt như với kỳ thi, nghiên cứu, v.vv…. Do đó, một bộ phận não nhất định của bệnh nhân dễ phát sinh ra các triệu chứng của rối loạn tâm thần. Bà cho biết thêm, không chỉ có Hồng Kông, các dân tộc khác ở nước ngoài ở độ tuổi từ 15-25 cũng mắc bệnh khá nhiều.

Bác sĩ tâm thần Lâm Mỹ Linh cho biết, rất khó để phán đoán tình trạng bệnh của những người phát bệnh. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy trí nhớ kém hay tinh thần tồi tệ hơn một chút, chuyển biến rất chậm. Sau đó người bệnh sẽ cảm thấy khả năng xử lý bài tập kém đi, năng lực công việc cũng kém đi, trong tâm dễ bị lo lắng… Đây là một trong các triệu chứng sớm. Đến giai đoạn sau, não bộ sẽ biểu hiện một số triệu chứng rõ ràng nhất của rối loạn tâm thần, như ảo giác, ảo tưởng, đôi khi có thể nghe thấy giọng nói nói với anh ta một số những điều tiêu cực, hoặc cảm thấy bạn đang bị theo dõi, xúc phạm v.v..

Các thuốc phụ trợ điều trị cộng với sự quan tâm chăm sóc của người thân là rất cần thiết

Tuyết giúp tôi vượt lên nỗi buồn

Ảnh minh họa

Bác Sĩ Lâm Mỹ Linh cho biết, bệnh nhân thường sống trong sợ hãi. Phần lớn bệnh nhân có trạng thái “ngoài thì tỉnh táo, trong thì u mê”. Bệnh nhân đôi khi biết được bản thân có điều gì đó bất thường, nhưng nhiều lúc hoàn toàn do người xung quanh nhận ra triệu chứng. Vì bệnh nhân rất kiên trì tin rằng cảm giác của họ là chính xác, cần giáo viên, bạn bè và gia đình đưa họ đến thăm khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp dễ ngăn chặn các tác động ảnh hưởng tiêu cực của chứng bệnh trên các khía cạnh khác, về dư luận xã hội hoặc ảnh hưởng từ các đồng nghiệp.v.vv…

Tiến sĩ Trần Zheye tin rằng, thuốc trị rối loạn tâm thần là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân, vì thuốc có thể kiểm soát sự tiết dopamine, tương tự như cách giải quyết vấn đề của insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Nhưng cũng cần các điều trị hỗ trợ để kiểm soát bệnh. Bác Sĩ Lâm Mỹ Linh cho biết, vấn đề rối loạn tâm thần sẽ mang những khó khăn giữa các cá nhân ở cùng nhau, như thiếu tự tin, xử lý áp lực không tốt, mức độ nhận thức vấn đề. Những điều này có thể được giải quyết thông qua các kỹ năng xã hội và phương thức phụ trợ khác. Chẳng hạn như yoga có kết quả tốt trong việc cải thiện các khía cạnh khác của khả năng nhận thức và trí nhớ.

Bệnh nhân tiếp nhận điều trị, tự tin bước ra

Anita 28 tuổi lần đầu tiên phát bệnh khi chỉ mới 18 tuổi. Năm đó, cô đang học phó học sĩ. Do áp lực đọc sách và đủ các vấn đề giữa các cá nhân liên quan khác, khiến cô mắc bệnh tâm thần phân liệt. Trước đó, dấu hiệu báo trước chính là vọng tín, cả ngày chỉ suy nghĩ lung tung, suy đoán người khác, nghĩ một số điều bất chính.

Anita cho biết: “Vào thời điểm đó cô rất tự tin, cho rằng niềm tin của người khác là đúng sự thật, trong khi đó lại không tin vào những lời khuyên của người khác. Ví dụ, gặp một ai đó đang tâm sự thì thầm với nhau, tôi sẽ nghĩ họ đang nói về tôi. Bây giờ sau khi phục hồi mới hiểu, mọi người chỉ trò chuyện bình thường, không liên quan gì đến tôi, không cần thiết phải nhạy cảm quá như vậy”.

Bởi: Vương Văn Quân, Dajiyua

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN