Miệt mài Dịch thuật: Nghệ thuật và Niềm vui của Dịch giả Văn học

Miệt mài Dịch thuật: Nghệ thuật và Niềm vui của Dịch giả Văn học

Gần đây tôi tình cờ đọc được một bài viết mô tả quá trình dịch thuật văn học là “vô vị”. Điều đó làm tôi hoàn toàn bất ngờ vì tôi đã tham gia dịch thuật các tác phẩm văn học trong hơn 20 năm qua. Tôi có thể mô tả nó như thế nào đây? “Tự hạ thấp mình ư?”, phải. “Toàn tâm toàn ý ư?”, chắc chắn rồi. Nhưng trên tất cả, đó chính là “niềm vui lớn lao nhất mà tôi hình dung được”.

dịch thuật

Dịch thuật các tác phẩm văn học là công việc đã tồn tại qua nhiều thế kỷ (Kinh Thánh là một ví dụ điển hình). Và với người đoạt giải Nobel như nhà văn người Pháp Patrick Modiano, thì nó không thể sớm biến mất. (Wikimedia Commons)

Có người có thể phỏng đoán rằng các dịch giả văn học đã hoàn toàn tuyệt tích, giống như những người sản xuất bút lông, và cho rằng máy vi tính cuối cùng rồi sẽ đảm đương được công việc đó. Điều đó hãy còn quá xa vời (Don’t hold your breath). Dịch thuật bằng máy có một vai trò nhất định–và không nghi ngờ gì, vai trò ấy ngày càng lớn–nhưng nó chỉ dịch theo nghĩa đen đơn thuần, chỉ hiểu được ý nghĩa bề mặt. Nhập “Don’t hold your breath” vào Google Translate và bạn sẽ có kết quả dịch là một lệnh cấm ngừng thở. Cần phải là con người mới hiểu được các tầng lớp về mặt ngữ nghĩa trong từng ngữ cảnh và mới tạo ra được một cái gì đó rất thú vị để đọc.

Tuy nhiên, quá trình này là sự hạ thấp bản thân hay sự khiêm tốn, chủ yếu bởi vì là một dịch giả, bạn liên tục nhận thức được những hạn chế của bản thân: có tất cả các sự kiện hay các tương tác được mô tả trong văn bản gốc mà bạn chẳng biết gì về nó, hoặc chưa bao giờ có kinh nghiệm. Hoặc bạn cần nhiều thời gian để tái tạo sự sắc sảo, nhịp điệu, và vẻ đẹp của tác phẩm gốc, nhưng do một loạt các lý do, bạn đành phải chấp nhận ở một mức nào đó.

Tôi cũng thấy rằng sự khiêm tốn là một điều cần thiết trong thực tế. Khi tác phẩm gốc hơi tối nghĩa thì phản ứng đầu tiên thường là đổ lỗi cho tác giả. Tính khiêm tốn sẽ khiến bạn xem nội dung của tác phẩm gốc theo một quan niệm mới–để đánh giá tác phẩm ấy thật sự là gì, chứ không phải từ những điều mà bạn có thể cho rằng nó đáng lẽ ra phải như vậy. Nếu bạn tiếp cận một câu khó hiểu với giả định rằng bạn đang thiếu thiếu một cái gì đó, thì thường là bạn đúng. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên của tôi là: phải mặc định người sai là bạn, chứ không phải là tác giả.

The Fall of Language in the Age of English (Nhà xuất bản Đại Học Columbia, năm 2015) cảnh báo về sự gia tăng không thể kiểm soát của ngôn ngữ tiếng Anh.

Tôi đã hợp tác với nữ nhà văn Nhật Bản tên Minae Mizumura để dịch 2 cuốn sách của cô ấy, bao gồm cả cuốn sách vừa mới phát hành The Fall of Language in the Age of English (Nhà xuất bản Đại học Columbia, năm 2015; tạm dịch: Sự xuống dốc của ngôn ngữ trong kỷ nguyên tiếng Anh).

The Fall of Language lần đầu tiên được dịch bởi Mari Yoshihara–một giáo sư tại Đại học Hawaii, cũng đã tìm được nhà xuất bản cho cuốn sách của mình. Sau đó, Mizumura yêu cầu tôi xem lại toàn bộ cuốn sách với cô ấy–nhằm kết hợp với những thay đổi được cô thực hiện sao cho tác phẩm dễ tiếp cận và phù hợp hơn với những độc giả không phải người Nhật. Cuốn sách này khám phá tầm quan trọng của văn học nước nhà và cảnh báo về sự gia tăng không thể kiểm soát của ngôn ngữ tiếng Anh, xót xa rằng không những các sắc thái tinh tế mà cả “những điều chân thật” sẽ đều có nguy cơ bị đánh mất nếu chỉ được tiếp cận bằng những ngôn ngữ khác. Việc dịch một cuốn sách như vậy sang tiếng Anh có vẻ ngược đời, nhưng nó nhấn mạnh rằng trong thời đại của chúng ta, những ý tưởng chỉ có thể lan tỏa nếu chúng được trao đổi bằng tiếng Anh.

Trong quá trình cộng tác dịch hai cuốn sách trên, cô Mizumura và tôi đã vạch ra một trình tự làm việc như sau:

Trước tiên, tôi bỏ ra một khoảng thời gian cần thiết để lập một bản phác thảo. Thông thường tôi dịch một mình– thường vào khoảng từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng.

Sau khi bản phác thảo được hoàn thành, cô Mizumura và tôi sẽ rà soát nó một cách riêng biệt, thử đưa ra những thay đổi và đề ra các câu hỏi. Sau đó, chúng tôi dành nhiều thời gian cùng với nhau để thảo luận, thăm dò, nghiên cứu và định hình lại.

Vào cuối ngày, tôi về nhà và xem lại những gì chúng tôi đã hoàn thành (một lần, trước một thời hạn, “ngày” của chúng tôi kết thúc vào lúc 5 giờ sáng). Khi đầu não của chúng tôi bắt đầu tê cứng vì kiệt sức, chúng tôi gặp nhau cách nhật, chứ không phải là hàng ngày.

Số lần phải viết lại là không cố định, nhưng mỗi một chút cải tiến, mỗi một bước tiến gần hơn đến kết quả mà cả cô ấy và tôi đều mong muốn đạt được, là một quá trình diễn ra trong niềm vui vô bờ. Càng vui hơn nữa khi được dịch tác phẩm của một nữ nhà văn lớn như Mizumura.

Quy trình viết lại thường liên quan đến việc tập trung vào các điểm chính của tác giả (hoặc cảm xúc của nhân vật) và đảm bảo nó được truyền đạt như ý định ban đầu. Nó giống như việc đưa âm nhạc và lời nhạc đi vào đời sống: bạn phải tập trung đến nhịp độ, tiết tấu, và cách phân nhịp, và trên tất cả là bạn phải nỗ lực tạo ra được âm nhạc, chứ không phải là một tập hợp của những nốt nhạc. Nếu một cụm thành ngữ khi dịch sang tiếng Anh nghe không được xuôi tai, thì tốt nhất nên thay đổi hoặc bỏ luôn cụm từ đó đi. Hãy xem ví dụ dưới đây, từ cuốn The Fall of Language:

Bản phác thảo: Tuy chỉ giống như một chòm sao trong số các ngôi sao trên bầu trời, nhưng văn học Nhật Bản đương đại có đầy những tác phẩm cung cấp hương thơm của “thực tế” Nhật Bản vào thời điểm đó, và cũng chứa đầy “những chân lý” chỉ có thể nhìn thấy được thông qua ngôn ngữ Nhật Bản.

Bản cuối cùng: Tuy nhiên, những tác phẩm văn học Nhật Bản đương đại chứa đựng nhiều điều phi thường về mặt ngôn ngữ cũng như về tính văn chương, đa dạng và phong phú đến mức chẳng thể nào lựa chọn. Nó cũng chứa đầy “những chân lý” chỉ có thể nhìn thấy được thông qua ngôn ngữ Nhật Bản. (trang 153).

Trong một ví dụ khác, khi miêu tả vẻ đẹp ấn tượng của những thanh niên Iowa, Mizumura viết rằng trông họ như bước ra từ “những thước phim tuyên truyền của Đức Quốc xã”. Đối với độc giả phương Tây thì lời khen ngợi ấy quá mơ hồ, ngay cả khi hình tượng ấy giúp ta hình dung được những dáng người cao ráo và uyển chuyển với mái tóc vàng óng ả. Cô ấy không muốn bỏ đi cụm từ trên–cô không thích phải hiệu chỉnh với lý do nhạy cảm chính trị, Ơn Chúa–thế nên chúng tôi đã thỏa hiệp: “Những người mà tôi thầm nghĩ rằng giống hệt như trên tạp chí Jugend thời Hitler trong những thước phim tuyên truyền của Đức Quốc xã–dẫu họ có lẽ không thích phép ẩn dụ như thế–đang đi dạo trong khuôn viên trường học với những bước sải dài uy nghi” (trang 25, đoạn in nghiêng được thêm vào).

Liệu tôi có dám thêm vào như vậy hoàn toàn theo ý kiến của riêng tôi? Tất nhiên là không. Nhưng không giống như Lydia Davisngười gần đây dịch cuốn tiểu thuyết Madame Bovary của nhà văn Flaubert, tôi có thể tham khảo ý kiến của tác giả.

Mặt khác, những điều này chỉ đại diện cho một vài trong vố số những lựa chọn mà các dịch giả, nhà văn hay những cá nhân khác cần phải quyết định. Dịch giả được giao phó cho rất nhiều quyền hạn; nên họ nhất định phải có sự khéo léo và tính thận trọng. Tương tự như vậy, tôn trọng tiếng nói và tầm nhìn của tác giả, dù họ đang sống hay đã khuất, là điều tối quan trọng.

Và khi một câu hoặc một mẩu đối thoại nhỏ được dịch thật chính xác– chính xác đến mức dường như đó là lời của người bản ngữ– điều đó làm ta hài lòng một cách sâu sắc và thậm chí là phấn khích nữa.

Bây giờ, tôi hỏi bạn, về bất kỳ những điều trên thì có đúng là “vô vị” không?

Bài viết này được công bố lần đầu trên tờ The Conversation. 

>> Đắc nhân tâm ; cuốn sách thay đổi cuộc sống hàng triệu người trên thế giới

Sources:

BÀI LIÊN QUAN