Những điều thú vị bất ngờ về Đậu Lăng có thể bạn chưa biết

Những điều thú vị bất ngờ về Đậu Lăng có thể bạn chưa biết

Đậu Lăng là một loại thực phẩm phổ biến trên thế giới bởi vị ngon, nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại ít người biết đến loại đậu này. Chúng ta cùng tìm hiểu những điều thú vị bất ngờ về Đậu Lăng.

Đậu lăng

Ảnh: Bách Hóa Xanh.

Không nghi ngờ gì đậu lăng là một trong những loại thực phẩm nhiều tính năng nhất trong họ hàng nhà đậu đỗ. Thậm chí đậu lăng được biết đến rộng rãi không chỉ bởi tác dụng làm thực phẩm.

Từ thời Hy Lạp cổ đại người ta đã sử dụng đậu lăng để chống rung xóc (kiểu như xốp hiện nay) khi đóng gói đồ chế tác và điêu khắc giúp an toàn cho vận chuyển. Từ “lens (thấu kính)” trong tiếng Latin có nghĩa là đậu/đỗ và nguồn gốc của từ đó xuất phát từ hình dạng của loại hạt dinh dưỡng kỳ diệu này.

Việc canh tác đậu lăng đã có từ trước thời Hy Lạp cổ đại cho đến thời kỳ đồ đá mới (xấp xỉ 10.000 năm trước đây). Con người bắt đầu hoạt động canh tác trồng trọt từ khoảng thời kỳ này và đậu lăng là một trong những loại cây trồng được canh tác sớm nhất, bắt nguồn từ khu vực Trung Đông. Cho nên không có gì lạ khi trong Kinh Thánh có rất nhiều chi tiết liên quan đến từ đậu lăng. Món đậu lăng hầm Esau của Pháp là một loại súp đậu được đặt theo tên của ông Esau. Trong Kinh Cựu Ước, ông Jacob là người đã mua quyền thừa kế của ông Esau bằng một đĩa đậu hầm. Có lập luận sau đó cho rằng khái niệm Mùa Ăn Chay (Lent) được đặt theo tên của từ đậu lăng (lentil) bởi vì vào thời đại tôn giáo rất thịnh trị này đa số mọi người đều nghèo đến nỗi họ không đủ khả năng để mua cá cho bữa ăn của mình, bởi vậy đồ ăn chính của họ là đậu lăng.

Tuy nhiên với chúng ta, chúng ta tìm đến đậu lăng vì tác dụng đặc biệt về ẩm thực của nó. Không có mấy thực phẩm chứa đựng nhiều công dụng như thế. Người ta có thể chế biến đậu lăng thành bất cứ món gì, nào là món pates, nước xốt, súp, món Dhal (của Ấn Độ), món bột đậu chiên và salad.

Đậu lăng chứa rất nhiều dưỡng chất và rất giàu chất xơ dễ tan, trong các loại thực phẩm thực vật nó đứng thứ ba về hàm lượng đạm.

Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với nguy cơ mắc bệnh tim mạch theo dõi trên 16.000 người đàn ông trung niên ở Mỹ, Phần Lan, Hà Lan, Nam Tư cũ, Hy Lạp và Nhật trong vòng 25 năm, sau khi phân tích dữ liệu người ta phát hiện rằng chế độ ăn với nhiều đậu đỗ có mối liên hệ với tỉ lệ 82% giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch!

Tim mạch

Đậu lăng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Bách Hóa xanh.

Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine khẳng định, một chế độ ăn giàu chất xơ dễ tan như đậu lăng giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.  Trong số 10.000 người trưởng thành, những ai ăn nhiều chất xơ nhất (khoảng 21 gram một ngày hoặc hơn) đã giảm được 12% bệnh động mạch vành và giảm 11% bệnh về tim mạch. Những người ăn nhiều chất xơ dễ tan đạt được kết quả thậm chí còn tốt hơn.

Thực tế hạt đậu lăng cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch, không chỉ vì nó chứa nhiều chất xơ mà còn vì nó chứa lượng lớn axit folic và magie. Axit folic từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ cho tim mạch bởi vì nó làm giảm mức độ homocysteine trong cơ thể, là một loại axit amino có hại cho thành mạch và là nhân tố nguy hiểm gây ra bệnh tim. Axit folic chuyển hóa homocysteine thành cysteine hoặc methionine, là hai chất lành mạnh cho cơ thể. Axit folic cũng là một dưỡng chất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cho thấy có gần đến 70% các dị tật thai nhi như tật nứt xương sống hay dị tật ống thần kinh là do thiếu axit folic trong chế độ ăn. Hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ ở độ tuổi sinh nở nên tăng cường bổ sung axit folic không chỉ trong thời kỳ mang thai, mà trước khi mang thai thì axit folic cũng rất cần thiết cho họ.

Hàm lượng magie trong đậu lăng là một nhân tố khác nữa rất tốt cho tim mạch. Magie được biết là giúp làm giãn các thành mạch và mạch máu, do đó làm giảm tắc nghẽn và tăng cường lưu thông máu, oxy và dưỡng chất cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy mức độ chất magie thấp trong cơ thể  không chỉ có mối liên hệ đến bệnh về tim mạch, mà sau khi bị nhồi máu cơ tim thì hàm lượng chất magie thấp còn làm tổn thương cho tim gây ra bởi gốc tự do.

Tác dụng của đậu lăng chưa dừng lại ở đó. Đậu lăng là nguồn cung cấp vitamin B quan trọng, đặc biệt là vitamin B-3. Đậu lăng còn có hàm lượng cao các chất sắt, kẽm và canxi, vì thế nó là nguồn thực phẩm phổ biến thay thế cho thịt đỏ. Chất sắt được cơ thể hấp thụ tốt hơn khi nó được ăn cùng những thức ăn giàu vitamin C như các loại rau màu xanh thẫm. Một tô món đậu lăng đó mà được ăn cùng bánh mì naan nóng thì sẽ là một bữa trưa thịnh soạn và rất tốt cho sức khỏe, với giá chỉ khoảng 1 đô la một phần! Một bữa ăn thanh đạm không hẳn đã nhạt nhẽo và nhàm chán. Đậu lăng cũng rất giàu đạm, là nguồn cung cấp đạm tương đương với thịt. Mặc dù chỉ thiếu hai axit amino nhưng khi đậu lăng mọc mầm thì nó lại khác. Khi mọc mầm thành giá đỗ nó chứa đủ tất cả các axit amin. Ngoài ra giá trị dinh dưỡng của nó cũng tăng lên khi đã mọc mầm.

Ngoài lời phàn nàn là “thức ăn chay thời thượng” nhạt nhẽo thì chẳng có gì khác mà bạn có thể phàn nàn về loại đậu đỗ nhỏ bé này thêm được nữa.

Với những công thức sau đây thì bạn sẽ thấy đậu lăng chứa nhiều dưỡng chất và đa năng đến thế nào. Như câu chuyện ngụ ngôn về trái sồi và cây sồi to lớn, tuy nhỏ bé nhưng chúng ta không nên đánh giá thấp chúng….

Ảnh: Happy Trade

Các loại đậu lăng

Có rất nhiều các loại đậu lăng nhưng một số loại thông dụng nhất là:

ĐẬU ĐỎ TÁCH ĐÔI

Đây có lẽ là loại đậu phổ biến nhất. Chúng dùng tốt nhất khi nấu thành súp hoặc ninh nhừ vì chúng dễ nhuyễn khi nấu và không giữ được nguyên hình dạng hạt. Một công dụng hay của loại đậu này là để làm đặc món hầm hoặc món đút lò. Thay vì dùng hạt nêm hay chất làm đặc bạn hãy thử cho một nắm tay vừa đủ hạt đậu đỏ này vào món đút lò khi nó sắp xấu xong. Bạn sẽ thấy những hạt đậu này hút chất lỏng bị thừa do nấu quá tay và còn cung cấp một lượng lớn protein cho bữa ăn.

ĐẬU LĂNG NÂU

Loại này cũng dễ bị nhuyễn và nát khi nấu quá tay nhưng nếu nấu vừa chừng thì chúng sẽ giữ được nguyên dạng hạt. Loại này để nấu súp hoặc nước dùng rất tốt.

ĐẬU LĂNG VÀNG

Thực ra đây là loại đậu xanh tách đôi và chúng giống với đậu lăng đỏ chỉ có điều là đậu lăng vàng thì chắc hạt hơn một chút.

ĐẬU LĂNG BELUGA

Đây là loại đậu lăng rất hấp dẫn, nó được gọi như vậy vì khi nấu nó có màu lấp lánh giống như trứng cá muối. Loại này giữ được nguyên dạng hạt và chắt hạt hơn khi nấu. Nó rất ngon khi được dùng làm món ăn kèm hoặc để nấu súp hoặc làm món trộn.

ĐẬU LĂNG PUY (ĐẬU XANH PHÁP)

Với tôi đây là vua của các loại đậu lăng. Nhỏ và mạnh mẽ, chúng cũng giữ nguyên dạng hạt sau khi nấu và có thể làm được rất nhiều món từ pate cho đến trộn với rau hay nấu súp và nước sốt. Đậu lăng nâu và đậu xanh Pháp chứa hàm lượng dưỡng chất cao hơn người họ hàng đậu lăng đỏ và vàng.

ĐẬU LĂNG ĐEN (URAD DHAL)

Thực tế đây là một dạng có họ với đậu đỗ, khi giữ nguyên vỏ và tách đôi thì chúng được gọi là đậu lăng trắng. Loại này rất hay được dùng cho các món nấu ăn kiểu Ấn Độ. Không ngạc nhiên lắm khi Ấn Độ là nước sản xuất đậu lăng lớn nhất thế giới. Nhưng hẳn bạn còn ngạc nhiên hơn nhiều khi biết rằng Canada là nước sản xuất đậu lăng lớn thứ hai thế giới!

Tác giả: Magnus Mumby, www.organiclifestylemagazine.com | Dịch giả: Jessica

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN