Nội hàm sâu xa của chữ “Thư” trong tiếng Hán

Nội hàm sâu xa của chữ “Thư” trong tiếng Hán

Hàm nghĩa của chữ Thư là triển khai, trải dài, thư thái, dễ chịu, còn có nghĩa chậm rãi, thong dong. Dưới đây chúng ta sẽ nói một chút về nội hàm sâu hơn từ kết cấu của nó.

chữ Thư

Chữ Thư trong tiếng Hán.

Kết cấu chữ Thư (舒) là do chữ “Xả 舍 và chữ “Dữ 予” ghép lại thành chữ Thư 舒, trong đó nghĩa của chữ “Xả舍” là xả bỏ, buông bỏ, vứt bỏ. Chữ “Dữ予” trong tiếng Hán cổ đại thông với chữ “Dư余”, “Dư余” nghĩa là tôi, đồng thời chữ “Dư余” còn có nghĩa là dư thừa, cho nên gọi “Dư余” còn có nghĩa là “Ngu 愚” ,“Dục 欲”, “Ngục 狱” (4 từ này có âm đọc tương tự nhau trong tiếng Hán), đối với con người mà nói tất cả những đều này đều là thừa thãi. Ngoài ra, chữ “Dữ予” còn có hàm nghĩa là cho đi, cũng có nghĩa là phó xuất.

Con người đều có suy nghĩ vị tư, vì bản thân mình, chính những cách nghĩ này khiến đầu óc con người luôn căng thẳng, chỉ sợ bất cẩn một chút là sẽ mất đi thứ gì đó, vậy thì chúng ta thử nghĩ xem, trạng thái này có khiến con người thấy dễ chịu không?

Đồng thời chúng ta cũng biết rằng, mọi dục vọng của con người đều là vị tư, là vì bản thân mình, đều tồn tại là nhằm thỏa mãn dục vọng này của con người, nó sẽ không suy xét tới việc có làm tổn thương gì tới bản thân mình và người khác hay không, là không màng bất cứ hậu quả nào, mọi phiền não và khó chịu của con người xuất phát từ những dục vọng vĩnh viễn không thể được thỏa mãn của mình, vậy thì những dục vọng này sẽ khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hay sao?

Chính vì chấp trước của mình khiến chúng ta phải lo lắng, trăn trở, cũng chính dục vọng khiến con người trở nên ngốc nghếch vô tri, khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn (nhà Ngục狱) khó có thể giải thoát, khó có thể thi triển năng lực của bản thân (Giống như hình chữ Khốn困), khó có thể phẳng lặng, thong dong. Cho nên chỉ có xả bỏ tất cả những suy nghĩ vị tư, vì bản thân mình, xả bỏ tất cả những dục vọng tư tâm thì con người mới có thể thực sự được giải thoát, từ đó cảm thấy dễ chịu, đây chính là nội hàm chân chính của chữ “Thư-舒”.

Theo Chánh Kiến

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN