Thành thật là bước đầu tiên để trở thành một người tốt

Thành thật là bước đầu tiên để trở thành một người tốt

“Thành thật là bước đầu tiên để trở thành một người tốt. Chỉ có người nào không gian dối, chỉ thành thật thì mới có thể trở thành một người quang minh lỗi lạc mà thôi”. – Lương Quốc Chí.

Lương Quốc Chí là người sống vào thời đại nhà Thanh, đời vua Càn Long bên Trung Hoa. Ông là một người lương thiện với tính thành thật, và chính trực. Từ thuở còn nhỏ ông rất thông minh, vả lại còn có tính rất hiếu học. Khi ông mới được 17 tuổi thì đã thi đỗ Cử Nhân, tới năm 24 tuổi thì đỗ đầu kỳ thi của triều đình với danh hiệu Trạng Nguyên. Khi ông làm quan ở triều đình, ông vẫn không quên các bậc phụ lão ở quê nhà. Ông vẫn thường dùng một số lương bổng làm quan của mình để giúp đỡ những người trong làng nơi quê nhà. Làm quan ở bất cứ nơi nào, ông đều nghĩ đến sự an lành cùng lợi ích cho dân chúng trước hết, và làm những việc tốt lành cho dân quân nơi đó. Kết quả là mọi người đều khen ngợi ông.

cổ nhân

Ảnh: NTD Việt Nam

Lương Quốc Chí không những là người có học vấn cao, nhân phẩm rất tốt, mà còn có tài vẽ tranh và viết chữ thư pháp rất đẹp. Nhiều người cố thu thập những tác phẩm về tranh thư pháp của ông. Khi thu thập được, họ rất quý trọng những tác phẩm này.

Dưới ảnh hưởng của Lương Quốc Chí, con trai của ông cũng thích học viết thư pháp và vẽ tranh. Cậu bé xin cha chỉ dạy cho mình học vẽ. Có một hôm, cậu bé mang bút lông sang, xin cha chỉ dạy lần nữa. Vô tình cậu lỡ tay làm đổ bình mực, khiến cho mực văng ra dính cả lên mặt của mình. Lương Quốc Chí nhìn thấy, phát cười lên. Ông giúp cậu bé lau mực trên mặt, rồi nghiêm trang bảo con:

“Người ta phải học làm một người tốt trước khi học vẽ. Nếu không có đạo đức tôn nghiêm thì người ta không thể nào trở thành một họa sĩ nổi tiếng hoặc có thể vẽ được thư pháp tuyệt đẹp”. 

Con trai ông có vẻ không hiểu, cậu bé hỏi lại ông :

“Vẽ tranh chỉ là vẽ tranh thôi. Sao lại liên hệ tới chuyện làm một người tốt, thưa cha?”. 

Lương Quốc Chí trả lời:

“Một họa sĩ thật sự, họ vẽ với tấm lòng của họ, không phải với cây bút vẽ. Nếu con là một người chân thật và chính trực, tranh vẽ của con sẽ chứa đầy chính khí. Và rồi, khi người ta xem nó, họ sẽ cảm thấy bức tranh có hồn và đầy linh khí trong đó”.

Con trai của ông chớp chớp đôi mắt, cậu bé thực sự không hiểu rõ lời nói của phụ thân. Lương Quốc Chí bèn kể câu chuyện Tần Cối, là một gian thần giữ chức Tể Tướng đã vu cáo hãm hại Nhạc Phi, một trung thần giữ chức đại tướng quân đời nhà Tống (1127 – 1279 AD), cho con trai nghe.

Ông bảo:

“Tần Cối, thực ra là một người rất có tài và cũng rất giỏi vẽ tranh thư pháp. Nhưng hắn ta đã đi vào lịch sử với tiếng xấu gian thần làm toàn chuyện ác. Sau khi chết đi, mọi người còn nguyền rủa tên của Tần Cối. Không một ai muốn thu thập những tác phẩm của hắn cả. Họ nghĩ rằng giữ các tranh vẽ thư pháp của hắn thì sẽ đem lại tai họa cho mình. Bởi vậy người ta đem đốt nó hay quăng nó vào chỗ đổ phân. Bây giờ còn lại rất ít tranh thư pháp của ông ta. Người ta khinh tranh của Tần Cối giống như là họ khinh miệt con người của hắn ta vậy”.

Cậu bé gật đầu, như thể cuối cùng đã hiểu rõ ý nghĩa lòi dạy bảo của phụ thân. Lương Quốc Chí nói tiếp:

“Thành thật là bước đầu tiên để trở thành một người tốt. Chỉ có người nào không gian dối, chỉ thành thật thì mới có thể trở thành một người quang minh lỗi lạc mà thôi”.

Con trai của ông luôn luôn ghi nhớ lời dạy bảo của cha mình, suốt đời sống làm người chân thật, luôn luôn giữ chữ Tín, và về sau cũng trở thành một họa sĩ nổi tiếng, được người đời kính trọng.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN