Thời gian như chiếc bóng câu, vì thế hãy trân quý từng phút giây

Thời gian như chiếc bóng câu, vì thế hãy trân quý từng phút giây

Cổ nhân thường nói: “Thánh nhân bất quý xích chi bích, nhi trọng thốn chi âm”, ý nói rằng bậc thánh nhân không coi trọng bảo vật mà là coi trọng thời gian, coi trọng mỗi một phút giây đang có. Đời người là do vô số những khoảnh khắc tạo thành, lịch sử trường kỳ cũng là do vô số những khoảnh khắc tạo thành. Khoảnh khắc đó là sự ngắn ngủi, khi qua rồi sẽ chẳng thể tìm lại, do đó cần trân quý.

Thời gian có hạn, Khổng Tử trân quý từng phút giây.

Khổng Tử từng nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ”, ý nói rằng một con người mà cả đời sống trong mơ hồ mộng mị, không biết được chân lý, vậy coi như kiếp người uổng phí, thế nên nếu một người mà kiên trì theo đuổi chân lý của cuộc đời, của vũ trụ, như thế cho dù buổi sáng nghe được đạo, buổi chiều chết đi cũng không có gì phải nuối tiếc. Ở đây chúng ta có thể thấy, theo đuổi chân lý quan trọng cỡ nào? Cổ nhân cho rằng, giá trị đích thực của đời người đó là cầu Đạo, cầu chân lý chứ không phải là truy cầu danh lợi.

Khổng Tử nói:Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ. Ảnh: DKN.TV

Khổng Tử từng cảm thán mà nói rằng: “Thệ giả như tư phu, bất xá trú dạ” (thời gian như nước sông chảy, đêm ngày không ngừng nghỉ). Cũng từ đó mà Khổng Tử luôn là người “lấy gương làm mẫu” trân quý thời gian như vàng, đêm ngày truy cầu chân lý. Khổng Tử: “Học như bất cập, do khủng thất chi”, “kỳ vi nhân dã, phát phẫn vong thực, nhạc dĩ vong ưu, bất tri lão chi tương chí”, ý rằng khi học tập thì có tâm thái như sợ không kịp, không còn thời gian, học được rồi thì lại sợ quên mất. Nói người này dụng công quên cả ăn, học tập vui vẻ đến quên đi cả mọi ưu phiền, học đến cả bản thân sắp già rồi còn không biết.

Trân quý thời gian và mối quan hệ mật thiết với Nho giáo.

Tuân Tử nói: “Quân tử: Học bất khả dĩ dĩ’; ngô thường chung nhật nhi tư hĩ, bất như tu du chi sở học dã; ngô thường kỳ nhi vọng hĩ, bất như đăng cao chi bác kiến dã; bất tích khuể bộ, vô dĩ chí thiên lý; bất tích tiểu lưu, vô dĩ thành giang hải”.

Tuân Tử cho rằng tu dưỡng tinh thần không thể to lớn bằng bồi dưỡng đạo đức, phúc phận sẽ thông thể nào dài lâu bằng cảnh giới vô tai vô nạn. Đối với quyền lợi trước mắt mà không bị tư dục, ác niệm dẫn dắt, bị thế lực to lớn đè ép cũng không khuất phục, thiên hạ vạn vật cũng không thể làm cho lay động, đây chính là đức hạnh, là liêm chính. Người quân tử quý là ở chỗ đức hạnh vẹn toàn không chỗ thiếu sót. Vì vậy, người quân tử học đạo thánh hiền thì phải không ngừng nghỉ. Cả ngày suy nghĩ viển vông không bằng một phút học tập, kiễng chân nhìn trời đất, không bằng lên núi cao ngắm nhìn thiên hạ, học tập chính là không ngừng tích luỹ từng chút từng chút một.

lên núi tầm đạo

Học tập chính là không ngừng tích luỹ từng chút từng chút một, lên núi tầm Đạo.

Có thể thấy, người xưa trân quý thời gian, là để học tập, để nghiên cứu đạo lý, truy cầu chính đạo, tu thân tạo đức. Đây cũng là tư tưởng của văn hoá truyền thống trong Nho giáo ảnh hưởng. Trong Thư Kinh có chép: “Ta nhĩ quân tử, vô hằng an tức, tĩnh cộng nhĩ vị, hảo thị chánh trực, thần chi thính chi, giới nhĩ cảnh phúc” ý nói: “Bậc quân tử không truy cầu nhàn rỗi, phải đối đãi nghiêm túc với bản thân, yêu quý đức hạnh chính trực. Thần Phật trông thấy đều ban cho hồng phúc cát tường”. Người quân tử phải không ngừng tu dưỡng, có được đức hạnh mới có được phúc phận.

Khuất Nguyên, một chính trị gia, nhà thơ nổi tiếng yêu nước thời Sở Vương, trong Sở Từ biểu đạt sự lo lắng của mình cho nhân dân và đất nước, ông từng nhiều lần biểu đạt đời người ngắn ngủi, cuộc sống trôi qua trong chốc lát, cần phải trân quý thời gian mà cầu đạo, tu thân lập đức, như vậy mới có thành tựu. Thời gian không đợi chúng ta:

“Cốt dư nhược tương bất cập hề, khủng niên tuế chi bất ngô dữ

Nhật nguyệt hốt kỳ bất yêm hề, xuân dữ thu kỳ đại tự

Lộ mạn mạn kì tu viễn hề, ngô tương thượng hạ nhi cầu tác

Lão nhiễm nhiễm kì tương chí hề, khủng tu danh chi bất lập

Lập niên tuế chi vị yến hề, thì diệc do kì vị ương.

Khủng đề quyết chi tiên minh hề, sử phu bách thảo vi chi bất phương”.

Có thể thấy chữ “Khủng” (sợ) ở đây được lập đi lập lại, biểu thị rõ ràng người xưa đối với thời gian trân quý như thế nào? Đồng thời cũng nói lên thời gian đối với đời một người là vô cùng cấp bách.

Nắm bắt thời gian, kịp thời nỗ lực

Bản nhạc phủ thi nổi tiếng ‘Trường ca hành’ triều đại nhà Hán viết:

“Thanh thanh viên trung quỳ,  triêu lộ đãi nhật hi, dương xuân bố đức trạch, vạn vật sanh quang huy.

Thường khủng thu tiết chí, hỗn hoàng hoa hiệp suy.

Bách xuyên đáo đông hải, hà thì phục tây quy?

Thiểu tráng bất nỗ lực, lão đại đồ thương bi”.

Đoạn thơ này mượn nguyên lý sự vật liên tưởng đến thời gian bốn mùa trong năm rồi so sánh với sông Giang, ví thời gian và mọi vật trôi đi như nước chảy ngày đêm, cần nắm chắc lấy thời gian. Khuyên người nhân thế cần phải không ngừng nỗ lực từ ngay khi còn trẻ, ngay khi còn có cơ hội, đừng để khi cơ hội qua đi, đến lúc già rồi sinh ra ân hân, tục ngữ có câu: Trẻ không cố gắng, già ân hận.

Lục Văn Dụ thà thiếu chứ không tham

Người xưa dạy đừng làm gì để về già hối hận. (Ảnh: xahoi.com.vn)

Triều Minh có bản ‘Minh Nhật Ca’ nổi tiếng:

“Minh nhật phục minh nhật, minh nhật hà kì đa?

Ngã sanh đãi minh nhật, vạn sự thành tha đà.

Thế nhân nhược bị minh nhật luy, xuân khứ thu lai lão tương chí.

Triêu khán thủy đông lưu, mộ khán nhật tây trụy.

Bách niên minh nhật năng kỉ hà .

Thỉnh quân thính ngã minh nhật ca”.

Trong đoạn cơ này đã có 7 lần nhắc tới Minh nhật (ngày mai), không ngừng nhắc nhở con người chúng ta cần phải trân quý thời gian, việc hôm nay chớ để ngày mai, đừng lãng phí thời gian của chính mình đời người có hạn. Chúng ta cần phải hiểu được giá trị của đời người, chân quý thời gian hiện có, bởi thời gian trôi đi chẳng thể nào quay lại. Tác giả đã dùng bài ca để gửi gắm đạo lý một đạo lý nhân sinh, ý nghĩa thực sự của mỗi một sinh mệnh.

Minh Vũ/DKN

Xem thêm: Câu hỏi thú vị: Bạn có thể làm gì trong một giây?

Sources:

BÀI LIÊN QUAN