Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – Phần I

Tiểu thuyết “Thằng Hóm” – Phần I

Tiết trời tháng chạp càng về khuya càng lạnh buốt thấu xương. Gió bấc càng lùa, lùa từng đợt trên các lùm cây run sợ. Lá khô bị ngứt, lìa cành, rụng tơi bời trên mặt đường, kêu lạo sạo. Phố xá vắng tanh, lạnh ngắt, chỉ thỉnh thoảng mới thấy bóng một thầy cảnh sát đi tuần bằng xe đạp hoặc nghe tiếng một bác “cà phê, ô lê, ba tê, bánh tây” rao lanh lanh. Không khí đượm một u sầu tang tóc.

Trước rạp chiếu bóng Olympia, bên kia đường, hai đứa trẻ đang ngồi co ro sát vào nhau, bốc cơm nguội đựng trong một vỉ buồm cũ nát đặt trên bực cửa ra vào của một hiệu sơn đã đóng cửa kín im ỉm từ chập tối. Một đứa đầu trọc lốc, gầy nhom, trạc mười lăm mười sáu tuổi, mình quấn tròn trong mảnh khố tải rách sướt mướt, nó nhặt được ở bến Phà Đen cách đây bốn, năm hôm. Đứa ngồi bên, bé nhỏ hơn nhưng cứng cáp hơn, chừng độ mười bốn mười lăm, mặt mũi láu lỉnh, kéo chùm lên tạn đầu một cái áo lanh voát sơ mướp vừa xin được không biết của ai hồi sớm mai. Hai đứa ngồi ăn lặng lẽ như hai cái bóng. Chúng ăn có vẻ ngon lành lắm, quên cả cái rét cắt thịt đang hành hạ thân thể chúng. Trong vỉ buồm chỉ còn độ hơn bát nữa, thằng nhớn, chợt thấy một gánh phở ở ngõ Yên Thái bước ra, vội kéo tay thằng bé, bảo:

– Đi mày, ra xin ít nước phở ăn nốt chỗ cơm này đi.

Thằng bé bị kéo mạnh tức mình văng lên:

– Làm chó gì mà nhắng lên thế. Xin nó có cho đầy đấy.

– Mày cứ ra, tao xin cho mày xem. Đị, gói cơm lại.

– Để im tao xem đã.

Vừa nói thằng bé vừa sờ vào gấu quần, rồi nói tiếp:

– Đếch thèm xin đứa nào! Tao còn một xu đây. Ra mua mà chén. Thằng nhớn tròn mắt hỏi:

– Xu đâu thế?

– Lại còn đau được nữa. Bố để dành được đấy. Chứ lại như cái thằng mày có đồng nào là sơi hết ngay ấy à!

– Khá nhỉ! Nhưng này, nước phở tao xin được tội chó gì mà mua. Để xu đấy mai sơi cái khác.

Thằng bé đã gói vỉ cơm, đứng giậy trả lời hách dịch:

– Đây mà có tiền trong túi thì chẳng thèm xin sỏ đứa nào hết. Mai hẵng hay. Cần chó gì! Đi!

– Ừ đi

Hai đứa trẻ khênh nệnh đi ra đầu phố hàng Da. Chúng mua một xu nước phở, xin đủ tý hành, tý tiêu, tý ớt, tý dấm rồi thả cơm nguội vào bát. Thằng bé bảo thằng nhớn:

– Tếu, mày ăn trước đi. Liệu đẻ phần cho tao mấy.

– Thôi mày ăn trước đi, tao ăn sau cũng được.

– Khỉ bỏ mẹ! Bảo ăn trước đi mà lỵ

Tếu cầm bát ăn trước, còn độ nửa bát, nó đưa cho thằng bé:

– Đây mày.

Thằng bé nhìn vào mắt Tếu bảo:

– Tao xem chừng mày còn đói. Thôi cho mày và nốt đi, để tao một miếng đầy là đủ.

Còn đói thật Tếu và thêm hai ba miếng nữa. Còn độ một miếng, nó đưa thằng bé ăn nốt. Rồi không biết nghĩ thế nào, lúc ra máy uống nước nó lại hỏi thằng bé:

– Hóm ơi! Mày ăn thế có còn đói không?

– Đói là thường, cần gì cái sự ấy. Thôi uống nước đi rồi còn ngủ chứ? Hơn mười giờ rồi còn gì?

– Ngủ đâu?

Hóm quắc mắt pha trò:

– Ông lại còn muốn ngủ đâu nữa? Bếp nhé? hoả lò nhé? lố bịch! Tối chó nàocũng hỏi ngủ đâu! Thật là cu tếu!

Tếu nhe răng cười khì. Tuy hơn tuổi nhưng nóvẫn phục Hóm là đứa khôn ngoan, linh lợi và gan dạ. Trong cuộc đời ma cả bông, nó đã được chứng kiến nhiều cử chỉ anh hùng của Hóm.

Từ hôm ấy, nó coi Hóm như một vị anh hùng, nhất nhất đều vâng theo lời Hóm. Lại ban lẫy nó thấy Hóm hi sinh một xu mua nước phở, “hi sinh” phần cơm cho nó ăn thì nó lại càng kính trọng Hóm bội phần. Hèn nỗi khi Hóm chế nhạo nó là lố bịch là ngu, là ngốc, là cu Tếu. Cái tên này chính Hóm đặt cho nó để riễu cái đầu trọc của nó.

– Mỗi khi như thế, nó lại nhe răng cười khì, không bao giờ dám nhận giận rỗi hay chế nhạo lại.

Hai đứa vừa ăn vừa uống nước ở máy xong thì Hóm truyền lệnh cho Tếu:

– Mày ra hang cáo lấy chiếu nhé, để tao lại hàng nước kia tảo mấy cái tắm mới được. Nghe không?

Hang cáo là cái tên nóng Hóm đặt ra để gọi cái nơi giấu chiếu của nó. Nguyên ở cuối phố đường thành có hai căn nhà, mặt trước ngoảng lại phía hàng Da, nhà đã đổ nát không có người thuê, vẫn bỏ hoang đến một năm nay. Chữa qua loa lại thì sở vệ sinh không cho phép mà phá đi làm cái mới thì chủ nhà chưa được tuổi. Thành thử hai căn nhà siêu vẹo đấy vẫn làm nơi chú ngụ tạm thời của một vài tay ăn sương anh chị lấy đó làm chỗ tụ họp. Hai căn nhà đã hoang phế thì cái chuồng tiêu ở liền ngay cạnh, có cửa mở ra phía hè đường thành để tiện việc cho phu thùng cũng bỏ không, gạch vụn chất bừa bãi cả ở trong chính cái chuồng tiêu vô dụng ấy đã được Hóm mệnh danh là Hang Cáo. mỗi buổi sớm nó lại quận chiếu giấu vào trong ấy tối đêm đến lấy ra và đắp.

Nghe Hóm sai, Tếu lần tới Hang Cáo nhưng không dám chui vào cứ đứng ngoài sờ soạng tìm. Nó vốn rát như cáy sợ từ con chuột sợ đi, nó còn đang lêu vêu như vậy chưa lấy được chiếu ra thì thằng Hóm đã đến sau lưng, hỏi:

– Ô hay mày không lấy chiếu ra còn đứng đấy làm cái trò gì thế?

– Tao sừo rồi chưảng thấy đâu cả, Hóm đấm Têua một cái sau lưng và bảo:

– Thôi xê ra đồ ăn hại, phải chui vào chứ lại đứng ngoài sờ. Rứt lời, nó chèo lên hòn gạch vỡ chui đầu vào Hang Cáo. Thấy động mấy con chuột cống chui tọt ra. Tếu rú lên một tiếng, lùi ra mấy bước, tựa vào thân cây nhội, nhìn. Còn hóm thì đã lấy tay chẹn được một con chuột to kếch sù đang kêu chí chí nắm cổ chuột dơ lên Hóm bòng lơn:

– Ồ sao chú lại dám vào ngủ ở hang cửa tô, hở! sao chú lại dám cả gan vào đắp chiếu của tôi, hở? Thôi, chẳng qua là cái số chú chết, chú đừng lên kêu ca nữa (nó bóp ghì cổ chuột) chú đã tắc thở chưa? Ái chà! lại rẫy cả thầy.Thôi chú hẵng nằm ngủ ở rãnh, mai tôi cho chú sơi bánh ôtô. Này cho mày Tếu!

Vừa nói Hóm vừa ném xác chuột lại chỗ thằng Tếu. Thằng này hoảng sợ chạy té sang bờ bên kia  Hóm mliền chui vào hang cáo. Nhưng nó đã nhảy ra ngay mồm chửi ầm ĩ:

– Tổ cha nó ra! Gớm thật! bố nào chơi khá thật! Hứ! Tếu cũng vừa chạy đến hỏi:

– Gì thế mày ?

– Mất mẹ nó chiếu rồi!

– Mất đi đằng nào?

– Chắc lại thằng nào phỗng mất chứ gì! Tiên sư nó ra! Được mai ông tìm được ông cho một trận.

– Thế làm thế nào bây giờ?

– Ngủ đất chứ còn làm thế nào nữa.

– Rét bỏ sừ!

Hóm gãi đầu suy nghĩ. Ở hôm đó là dấu hiệu của sự cáu kỉnh. Nó vừa gãi đầu vừa đi về mé bãi Đường Thành; Tếu ta lẽo đẽo theo sau, yên nặng. Bỗng Hóm vỗ bốp vào đùi hét lên: được rồi, chiếc lanh coát nó đang khoác rơi cả xuống đất. Tếu vội cúi nhặt lên đưa cho Hóm và hỏi:

– Đã nghĩ được mẹo gì hẫn?

– Có chứ! Có chứ! Rét thế này mà nằm đất thì bỏ mẹ! Rồi nó quay lại hỏi Tếu!

– Liệu mày có chạy được nhanh không?

– Làm gì?

– Có chạy được không thì bảo?

Tếu lắc đầu, rên rỉ:

– Tao mỏi chân lắm. Mới lại rét lắm…Nhưng chạy đi đâu?

Thôi được, tha cho mày, để tao làm lấy vậy. Mày có biết con mẹ Hai chột ở đằng Nguyễn Trãi không ?

– Con mẹ bán trầu nước, thuốc lá có thằng con lên bẩy ấy chứ gì?

– Phải

– Á! Tao hiểu rồi. Lại đấy xin ngủ nhờ phải không?

– Đồ ngu như con lợn! Ai lại đi ngủ nhờ. Nó có ba cái chiếu gửi ở trong nhà bà thịt lợn. Cứ tối nó đến đấy lấy, một cái rải ở trong hẻm nàh bác Gạo, hai cái hai mẹ con nó đắp.

– Ừ phải! Thế rồi sao?

Hóm trợn mắt:

– Thế rồi im cái mồm mày đi. Đếch biết cái gì cả! Mày có thấy rằng nó có thừa một cái chiếu không?

– Ừ ừ!

– Mày có biết rằng chúng mình thì thiếu chiếu không? Làm sao àm run bắn cả người lên thế?

– Rét lắm. Hình như có bụi mưa…

– Bây giờ, mày đi trước ra mái hiên nhà đờ măng chờ tao nghe chưa? Để tao lại toáy của mụ Hại Chột một cái chiếu ma ngủ chứ?

Tếu lo sự nhìn Hóm.

– Ngộ nhỡ nó kêu ầm lên, đọi xếp đến bắt được mày thì có chết không?

Hóm chầu môi rả lời rất tự nhiên.

– Bắt được thì được vào bóp ngủ càng ấm chứ việc gì mà chết? A lê! Mày cứ lại đằng ấy trước đi. Mày thì cái chó gì cũng gần lấy được.

Tếu không nói gì nữa , lẳng lặng đi về phía nhà Đờ măng. Hóm lém cho Tếu cái lanh coát rồi rẽ quặt sang phố  Nguyễn Trãi. Nó vừa đi vừa nghĩ cách làm thế nào mà lấy được cái chiếu cho êm thấm, tuy nói cứng với Tếu nhưng nó vẫn sợ đội xếp tóm được. Không phải nó sợ vào bóp mà nó sợ bị đánh. Lưng nó hiện còn đang đau cói vì cái rùi khui của thầy cảnh sát gác ở ngã bẩy Hàng Da vừa quật nó lúc trưa. Nó không muốn để in hằn trên vết rùi khui ấy những vết rùi khui khác.

Hóm đã đến trước cửa nhà bác Gạo phố Nguyễn Trãi đang ngon giấc. Phố Hàng Da không có một ai đi qua lại. Thăng Hóm chỉ nghe thấy tiếng ngáy khò khè của mụ Hai Chột ở hè cửa nhà bác Gạo. Nó thấy rành rành hai chiếc chiếu phủ lên mẹ con mụ. Nó nhìn ra phía rạp chiếu bóng không có đội xếp, nó nhìn ra phía đường xe lửa: kông có người, yên trí nó liền rón rén đến gần chỗ người nằm , giả vờ ngồi sụp ở trong hè nhà bác Gạo, như đổ tránh gió. Vừa may, lúc ấy mụ Hai Chột đang nằm co quắp, dáng chừng mỏi gối, ruỗi thẳng hai chân ra, cựa mình quay mặt vào trong . Cái chiếu đắp trên từ từ tụt ra ngoài, ngược lại với chiều quay của người đắp. Tiện tay Hóm kéo luôn nó, cho rơi hẳn xuống, không dính đén mụ Hai Chột nữa. Rồi đợi cho mụ nằm yên, biết rằng vừa dở mình xong chắc mụ ngủ mê mệt lắm. Hóm giật phắt ngay chiếu, ù té chạy về phía nhà Đờ măng. Nó chạy đã đến đầu phố Nguyễn Trãi mới thấy tiếng mụ kia kêu mất chiếu rầm rĩ. Kêu vậy thôichứ mụ có biết kẻ nào lấy của mụ đâu. Theo dự đoán của mụ thì chắc lại một tên ma cả bông nào cướp rật chiếu rồi chạy sang mé chợ Hàng Da. Mụ liền ngơ ngác chạy ra mé ấy, miệng chửi om sòm, trong lúc Hóm đang giải chiếu cướp được xuống hè nhà Đờ măng, cười khúc khích;

– Tếu, mày xem anh mày có thánh không?

– Thánh lắm chứ!

Rồi đứa đắp khố tải, đứa đắp lanh coát chúng nằm nói truyện gẫu với nhau. Tếu hỏi:

– Thế mụ ấy nó có biết không?

Hóm được thể nói khoác:

– Biết là thế nào! Nếu có biết thì thoát sao được? Phải biết! Đây lấy mà không có một tiếng soạt khẽ nào cơ.

Tếu thán phục hỏi:

– Mày làm thế nào tài thế?

– Ấy thế mới giỏi chứ lỵ!Mày thì đến xuống lỗ cũng đếch bắt chước được đâu, con ạ.

Tếu yên nặng không nói nữa, yên nặng để kính phục cái đứa trẻ tài giỏinằm cạnh nó. Hóm chưa buồn ngủ. Theo thói quen hằng ngày, nó kể một vài chuyện cho Tếu nghe. Những truyện mà hằng ngày Hóm kể cho Tếu trước khi đi ngủ toàn là những điều tai nghe mắt thấy của nó lúc ban ngày hoặc là những cái nghịch ngợm của nó, ghẹo người này hay lừa người khác.

 Hóm hỏi Tếu:

– Tếu mày có biết cái thằng bé con lên chín tuổi trần chuồng đi xin ở chợ Hàng Da không?

– À cái thăng bé mà nó bảo bố mẹ nó chết cả rồi phải không?

– Phải rồi! này ngày nào nó cũng xin được hơn hào chỉ đấy.

– Ồ thế thì cu cậu ấy tha hồ mà chén.

– Suỳ! nếu nó mà được chén vào đấy thì làm gì có chuyện!

Tếu ngạc nhiên, mở to mắt nhìn Hóm, hình như lấy làm lạ rằng ở hóm thì sao cái gì cũng khác thường cả. Hóm nói tiếp:

– Hôm nay tao mới biết nó hãy còn bố

– Sao bảo nó mồ côi?

– Thế mới kỳ quặc chứ! Nó còn bố. Bố nó mặt rỗ nhằng nhịt, mặc cái áo dài thâm thì đã bạc mẹ nó cả. Bố nó ở ở chỗ gậm cầu đăng chỗ bảng Hương ấy. Cứ sáng ra bố nó lại gọi nó dạy bắt nó phải đi ăn mày. Những câu nó nói là do bố nó dayh cả đấy. Thế rồi, trưa được bao nhiêu, tối được bao nhiêu  là bố nó lấy hết, ra hàng bác Tôm he ở đầu phố cửa đông dánh chén.

– Thế nó ăn gì?

– Mẹ nó ra! mỗi bữa nó chỉ được một xu xôi thôi. Hôm nào mà không xin được đủ liều cho bố nó uống rượu thì phải biết. Alê bốp! bốp! đét! Đét! Đòn bỏ mẹ!

– Bố đếch gì lại bố thế, nhỉ mày nhỉ?

Chưa kịp trả lời Tếu hắn đã tung lanh coát ngồi phắt dậy, chạy sang đường bên kia thì ra nó vừa nhìn thấy một thằng lính tây đi xe qua, ném mẩu thuốc lá còn cháy dở xuống hè. Nó nhặt được mẩu thuốc hút phì phèo, vào chỗ nằm chia cho Tếu:

– Này cho mày hai hơi thật dài.

Còn phần tao.

Thằng Tếu nghển dạy, kéo hai hơi thật dài, rồi lại nằm xuống ngồi cạnh nó, hóm vừa hút thuốc vừa hỏi chuyện:

– Tếu, mày có bố không?

– Chết rồi.

– Thế mẹ mày đâu?

– Chết rồi.

– Anh em mày đâu?

– Chết cả rồi.

– Lạ nhỉ. Thế trước khi mày ra Hà Nội , mày ở đâu?

– Ở nhà quê, nước lụt, chết mẹ nó cả.

– Sao mày lại không chết?

– Biết được!

Hóm hút một hơi dài, thở khói, ra chiều suy nghĩ, một nát nó lại hỏi:

– Thế mày có thương không?

– Thương chó gì! Có ai thương tao đâu. À Hóm, thế bố mày đâu?

Hóm không trả lời, ném mạnh ra xa mẩu thuốc lá hút gần hết, quay sang chuyện khác…

***

Thằng Hóm

– Này Tếu này!

– Hở, thằng lác nó kể cho tao một chuyện buồn cười lắm cơ, không biết có phải thật không.

– Chuyện gì?

– Nó bảo, hồi nó còn ở nhà quê, một đêm nó đi ăn trộm. Nó định vào một cái nhà ở đầu làng, vì các nhà khác canh phòng ghê lắm đếch vào được. Đến cái nhà ở đầu làng ấy nó đứng cửa, dò xét đường lối, bỗng nó thấy một con chó đang nằm chồm ngay dậy, nhưng thế quái nào lại ngã ngay bịch xuống đất. Rồi nó bảo nó thấy con chó lê ra tận một gốc chuối, đứng tựa lưng vào đấy mới cắn lên được vài tiếng. THế là nó chuồn thẳng không vào nhà đấy nữa.

– Sao lại thế?

– Tao cũng hỏi nó thì nó bảo nó cũng có lý – nó bảo nhà mà chó đói đến nỗi phait tựa lưng vào gốc chuối mới cắn lên được vài tiếng thì còn nước mẹ gì nữa mà vào.

Tếu phá lên cười. Hóm cũng cười và hỏi:

– Ở nhà quê có thật thế không mày.

– Thật gì?

– Có thật chó đói đến thế không

– Mày có ở nhà quê bao giờ không?

– Không, tao không ở nhà quê bao giờ cả

– Thảo nào đếch biết. Thế mày ở đâu?

– Tao ở tỉnh

– Tỉnh nòa?

– Quên mất rồi.

Hóm không quên. Nó chỉ không muốn nói đến đời riêng của nó cho Tếu nghe.

Một cái ô tô hôm chạy vụt qua, lá khô ở mặt đường bị quấn theo kêu loạt soạt. Trời đã khuya lắm. Hóm cũng đã hơi mệt. Nó liền nắm xuống ra lệch: “ thôi cấm chuyện đấy để tao ngủ rồi kéo lanh toát chùm kín đầu quặt lấy Tếu cho đỡ lạnh. Tếu cũng vừa kháy khò khò,

Đêm ấy thằng Tếu nằm mê những chó là chó.

Trương Tửu

Sources:

BÀI LIÊN QUAN