5 lời nhắc nhở cho những ai muốn thăng tiến trong sự nghiệp

5 lời nhắc nhở cho những ai muốn thăng tiến trong sự nghiệp

Trong quá trình làm việc tại công ty, một số người có thể thăng tiến rất nhanh, còn một số khác lại không có cơ hội cho dù họ đã cố gắng rất nhiều. Tại sao vậy? Câu hỏi này không chỉ khiến các bạn trẻ băn khoăn mà còn khiến những người có thâm niên làm việc phải đau đầu suy nghĩ.

Bà Susan Robertson là một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nhân viên kinh doanh. Chuyên môn của bà là đào tạo và giúp nhân viên thăng tiến trong các vị trí công việc để họ trở thành người dẫn đầu. Theo một báo cáo đăng trên tạp chí Forbes, trong buổi chia sẻ với sinh viên trường Đại học Virginia Darden School of Business, bà Susan đã đưa ra 5 yếu tố có thể cản trở các nhà quản lý thăng tiến lên vị trí cao hơn. Có lẽ đây là 5 lời nhắc nhở cho những ai muốn bay cao trong sự nghiệp công tác của mình.

1. Bỏ qua vấn đề xây dựng người kế cận

Nhiều vị trưởng phòng thường mắc một căn bệnh chung, đó là không quan tâm đến vấn đề nhân sự. Nó biểu hiện ở việc các trưởng phòng thường không muốn trở thành hình ảnh xấu khi giải quyết vấn đề một cách trực diện, thậm chí họ còn chọn cách lờ đi coi như không biết.

Robertson nói: Tôi đã từng đứng ra giải quyết một số sự việc. Tôi nhận thấy rằng nhiều nhân viên cấp dưới rất biết nịnh nọt cấp trên, đến nỗi khiến người lãnh đạo không biết rõ mình cần phải làm gì, giống như một người bất tài. Nhân viên không có năng lực làm việc thường giỏi xu nịnh. Những thành phần này sẽ khiến cho tinh thần của đội không khởi lên được và còn dễ dẫn đến công việc bị đình trệ.

Là một người giữ vai trò lãnh đạo thì cần phải có nhìn nhận chính xác và thấu hiểu từng nhân viên dưới quyền, ngoài ra cần thực hiện việc giám sát để tăng cường hiệu suất công việc của cá nhân và tập thể.

2. Không thể thay đổi vị trí trưởng phòng

người giàu, thăng tiến

Trưởng phòng không cách nào thăng tiến lên cao là bởi vì họ đã thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay mà không chịu đào tạo dẫn dắt người kế cận. Cách quản lý này đã tạo nên vết thương chí mạng khiến cho người quản lý không thể thăng tiến.

Tầng quản lý cao nhất cần phải biết phân biệt người tốt xấu để trao quyền và đặt lòng tin, bồi dưỡng người tài để tiếp nối vị trí của mình. Giúp họ cách đưa ra những quyết sách và nhìn thấy những rủi ro để chỉ đạo cấp dưới.

3. Vĩnh viễn là người đi chữa cháy

bí quyết thành công, thăng tiến trong sự nghiệp

Muốn thành công thì hãy nỗ lực thật nhiều

Trái ngược với người lãnh đạo, vị trưởng phòng luôn đi chữa cháy cho nhân viên nhưng lại mặc kệ nhân viên của mình muốn làm gì thì làm. Tuy nhiên, họ có một đặc điểm chung là đánh đồng tất cả cấp dưới của mình có năng lực như nhau. Họ không phân biệt được thuộc cấp nào đáng để họ dẫn dắt và người nào không. Họ luôn nhìn vào ưu điểm của cấp dưới và suy nghĩ rằng các nhân viên sẽ biết tự sửa nhược điểm.

Việc bỏ qua yếu điểm và yếu điểm có thể sửa là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Với những lãnh đạo có con mắt nhìn người, họ sẽ nhìn thấy sự khác biệt này. Khi nhìn xét tổng thể, họ sẽ biết đề bạt nhân tài, cũng có thể loại những người không đem lại lợi ích cho công ty.

Tôi từng thảo luận với một trưởng phòng luôn đánh giá cao sự trung thành. Với anh ta, chỉ cần nhân viên làm ở công ty thời gian dài, điều đó cho thấy người này là nhân viên trung thành. Nhưng những nhân viên đó lại không thể nào kế cận công việc của anh ta.

Do đó, dù vị trưởng phòng có tài giỏi đến đâu nhưng anh ta không biết cách dẫn dắt người kế cận thì cũng không phải là một người có năng lực quyết định.

4. Kiêu ngạo

ID:83362568

Muốn thăng tiến trong một tổ chức, tính kiêu ngạo chắc chắn sẽ tạo ra trở ngại lớn. Người này thường rất thông minh, ỷ thế hơn người nên mang theo tính cách lạnh lùng thiếu khiêm tốn, nghiêm khắc võ đoán, ham muốn thăng tiến lên vị trí cao nhưng lại tự phụ.

Như vậy, vị trưởng phòng có tính kiêu ngạo thường hạ thấp năng lực của nhân viên, quá coi trọng ý kiến của mình. Vì thế sai lầm được tạo ra ngày càng nhiều và làm mai một nhân tài của công ty.

Họ tự cho rằng không gì là họ không làm được, từ đó mà bỏ ngoài tai lời góp ý của người khác. Đây là hệ quả của tính ngạo mạn, nó sẽ làm thui chột tài năng sáng tạo mới và không ai còn muốn đề đạt ý kiến.

Thực tế, năng lực cần nhất cho một trưởng phòng là sự thấu hiểu và biết lắng nghe thuộc cấp, biết đặt câu hỏi và đối đãi công bằng, biết lựa chọn ý kiến hay nhất để mang lại kết quả tốt nhất trong công việc.

Do đó, người khiêm tốn và biết quan tâm đến người khác sẽ biết đánh giá năng lực của cấp dưới. Đồng thời họ còn khích lệ khả năng sáng tạo của nhân viên và phát hiện tài năng tiềm ẩn ở họ. Đây là chìa khóa để mở ra cánh cửa thăng tiến lên vị trí quản lý hàng đầu.

5. Không hiểu chính mình

lo lắng

Người ngạo mạn thường không nhìn thấy yếu điểm của chính mình. Họ tự cho mình là tài giỏi, nhưng sự thật lại không phải như thế. Kết quả là, họ không thể nào sử dụng tài năng của người xung quanh và càng khiến cho những nhược điểm của họ ngày càng phát triển mạnh hơn.

Điều cần thiết đối với một vị lãnh đạo chính là có thể đưa ra những lời khuyên chân thành và nhắc nhở cấp dưới khi cần thiết. Họ biết sử dụng chuyên gia tư vấn hỗ trợ để khiến bản thân không ngừng phát triển.

Khả năng “Tự nhận thức” là điều mà một nhà lãnh đạo cần có để hoàn thiện chính mình, điều đó cũng trùng hợp với những gì mà bậc thầy triết học Socrates từng nói: “Cần hiểu biết chính mình”.

Muốn tiến lên những nấc thang cao hơn trong sự nghiệp lãnh đạo, ngoài năng lực đánh giá việc kinh doanh, người này còn cần phải nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Họ cần không ngừng theo đuổi phát triển bản thân, có như vậy mới có thể tiến đến vị trí cao hơn.

San San/DKN

Xem thêm: 8 phẩm chất cần thiết để có sự nghiệp thành công

Sources:

BÀI LIÊN QUAN