Vì sao cha mẹ nên hạn chế con dùng máy tính hay xem TV?

Vì sao cha mẹ nên hạn chế con dùng máy tính hay xem TV?

Một nghiên cứu mới phát hiện rằng trẻ em sẽ ngủ nhiều hơn, học tập tốt hơn ở trường, cư xử tốt hơn và nhận ra được các lợi ích sức khỏe khác, khi các bậc cha mẹ giới hạn nội dung và thời gian mà con họ dành cho máy tính hoặc ngồi trước TV.

>> Tác hại của điện thoại đến trẻ: tự kỷ, u não, học kém, trầm cảm…

Trẻ em xem TV

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Douglas Gentile, một tác giả hàng đầu và phó giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Iowa, nói rằng ảnh hưởng không xảy ra ngay tức thì và nó làm các bậc cha mẹ khó nhận ra. Do đó, nhiều phụ huynh có thể nghĩ rằng theo dõi và hạn chế việc sử dụng phương tiện truyền thông của con họ là không đáng. Nhưng Gentile nói rằng nó có nhiều nguy hại hơn là họ nhận thấy.

“Khi phụ huynh tham gia vào chương trình hạn chế con dùng máy tính hay xem TV, nó có một tác động bảo vệ mạnh mẽ xuyên suốt một khoảng rộng nhiều phạm vi khác nhau mà họ hầu như chưa bao giờ trông đợi nhìn thấy”, Gentile cho biết. “Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hầu như không để ý rằng việc đặt giới hạn sử dụng phương tiện truyền thông của trẻ em sẽ có những hiệu quả này bảy tháng sau đó”.

“Thậm chí những thay đổi nhỏ cũng làm nên một sự khác biệt”, các nhà nghiên cứu cho biết. Họ không gợi ý rằng các bậc cha mẹ nên loại bỏ hoàn toàn thời gian ngồi trước màn hình, nhưng hãy tìm một sự cân bằng lành mạnh.

Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí JAMA Pediatrics, phát hiện rằng có một phản ứng dây chuyền kết hợp với những lợi ích của việc hạn chế cả thời gian ngồi trước màn hình và nội dung truyền thông. Gentile không ngạc nhiên khi thấy một sự ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, việc học tập và hành vi của trẻ.

Thêm vào đó, thời gian dùng màn hình bị hạn chế còn ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số béo phì (BMI). Nghiên cứu phát hiện rằng trẻ em ngủ được nhiều hơn nếu cha mẹ giới hạn thời gian ngồi trước màn hình, điều cũng đưa đến ít nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn. Việc phụ huynh hạn chế con mình tiếp xúc với chương trình truyền thông bạo lực dẫn đến sự gia tăng hành vi xã giao và giảm hành vi hung hăng bảy tháng sau đó.

Những sự thay đổi khó nhận biết

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thói quen sử dụng phương tiện truyền thông của hơn 1,300 trẻ học sinh được tuyển chọn để tham gia vào một chương trình phòng chống béo phì. Các học sinh và cha mẹ được khảo sát về mọi thứ, từ giới hạn thời gian dùng màn hình, đến việc tiếp xúc với chương trình truyền thông bạo lực, giờ đi ngủ và cách cư xử. Các giáo viên báo cáo điểm và nhận xét về hành vi của học sinh và các y tá trường học đo chiều cao và cân nặng của mỗi học sinh.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu vào lúc chương trình bắt đầu và khi chương trình kết thúc bảy tháng sau. Bằng cách quan sát những nhân tố này một cách tổng hợp với một nhóm trẻ em trong một năm học, nó làm cho các nhà nghiên cứu xác định được các khuôn mẫu vốn khó có thể nhận ra ở từng trẻ em một cách dễ dàng hơn.

“Là cha mẹ, chúng ta thậm chí không thấy được con cái mình cao lên và đó là một hiệu ứng nhận thấy được”, Gentile cho biết, “Ngay cả với những thay đổi mà chúng ta nhận thấy được thì chúng ta cũng không nhận ra và cách mà tất cả những thứ này liên hệ với nhau theo thời gian”, ông nói thêm. “Khi thời gian ngồi trước màn hình tăng lên, thì việc học hành của con trẻ giảm sút, nhưng chuyện đó không xảy ra sau một đêm. Nếu tôi xem TV nhiều hôm nay, tôi sẽ không nhận một điểm F trong lớp ngày hôm sau”.

Không ngồi nhiều hơn một hoặc hai tiếng ngồi trước màn hình mỗi ngày

Hiệp Hội Các Bác Sĩ Nhi Khoa Mỹ (American Association of Pediatrics) khuyến cáo không ngồi nhiều hơn một hoặc hai tiếng trước màn hình mỗi ngày đối với trẻ em hai tuổi hoặc lớn hơn. Những gì xảy ra trên thực tế vượt xa những lời khuyến cáo đó, điều có thể giải thích vì sao các bác sĩ cảm thấy vô ích khi nói với các bậc cha mẹ về hướng dẫn sử dụng phương tiện truyền thông, Gentile cho biết. Nghiên cứu cung cấp các bằng chứng sâu hơn vì sao các bác sĩ nhi khoa cần có cuộc trao đổi đó.

“Hy vọng là nghiên cứu này sẽ làm cho các bác sĩ nhi khoa tự tin hơn rằng nó đáng thời gian để nói với các bậc cha mẹ”, Gentile nói. “Ngay cả nếu các bác sĩ chỉ ảnh hưởng đến 10 phần trăm số phụ huynh thì vẫn có hàng triệu trẻ em có được kết quả sức khỏe tốt hơn”.

Các nhà nghiên cứu khuyên các bác sĩ nói với các bậc cha mẹ về chuyện đặt giới hạn và tích cực theo dõi việc sự dụng phương tiện truyền thông của trẻ em. Nó có thể bao gồm việc nói chuyện với trẻ em về nội dung truyền thông, giải thích mục đích của nhiều loại phương tiện truyền thông và cung cấp hướng dẫn sử dụng một cách hợp lý.

Bởi: Angie Hunt, Iowa State University (Các nhà nghiên cứu từ Đại học Des Moines, Đại học bang Ohio, tổ chức Mind Positive Parenting và đại học bang Michigan cũng đóng góp vào nghiên cứu này.)

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN