Giới học giả Mỹ: 10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công

Giới học giả Mỹ: 10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công

Bồi dưỡng được một đứa con “thành công” không có một quy tắc nhất định nào, nhưng tâm lý học gần đây nghiên cứu phát hiện rằng, đặc điểm của mỗi người có thể cho thấy trước được thành công, không có gì đáng bất ngờ, những đặc điểm này phần lớn đều có được từ gia giáo.

Dưới đây là tờ báo “Business Insider” của truyền thông Mỹ căn cứ vào nghiên cứu của giới học giả Mỹ đưa ra 10 điểm chung của cha mẹ có những đứa con thành công, đây có thể lấy làm tham khảo cho các cha mẹ.

1. Họ đều để con làm việc nhà

Họ đều để con làm việc nhà -10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công

“Nếu như con bạn không rửa chén, có nghĩa là đang có người rửa thay chúng”  Chủ nhiệm mới Julie Lythcott- Haims của trường đại học Stanford nói trong diễn thuyết TED. Julie còn là tác giả của cuốn sách “ How to Raise an Adult ( làm sao giáo dục một người trường thành)”.

Bà nói tiếp: “ vì vậy, chúng không chỉ trốn trách công việc, mà cũng không thể học hỏi được hai điều: có rất nhiều chuyện cần phải làm, và mỗi người chúng ta đều cần phải có cống hiến cho tập thể.”

Bà cho rằng trẻ em làm việc nhà từ nhỏ sẽ trở thành nhân viên hợp tác thuận lợi với đồng nghiệp, những đứa trẻ này biết cảm giác day dưa không chịu làm, vì vậy sẽ càng giàu lòng cảm thông, và có thể làm chủ mọi việc. Nghiên cứu của Julie dựa vào nghiên cứu nổi tiếng “ Harvard Grant Study”_ một nghiên cứu theo dõi bắt đầu từ năm 1951.

“ Thông qua việc để cho làm việc nhà như : đổ rác, giặt quần áo của mình… chúng ý thức được cần phải làm những việc vặt sinh hoạt, những việc này cũng là một phần của cuộc sống” Julie nói trong lúc được phỏng vấn.

2. Họ dạy con cách giao tiếp với người khác

Họ dạy con cách giao tiếp với người khác - 10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công

Đội ngũ nghiên cứu của trường đại học Pennsylvania State University và trường đại học Duke University tiến hành theo dõi điều tra các trẻ em của hơn 700 trường mẫu giáo các nơi của Mỹ, theo dõi đến lúc 25 tuổi, phát hiện khả năng giao tiếp của chúng ở trường mẫu giáo và thành công sau 25 tuổi có sự tương quan rõ ràng.

Nghiên cứu 20 năm lâu dài cho thấy, những đứa trẻ giỏi hợp tác với những đứa trẻ khác, có thể giúp đỡ và thông cảm người khác, và có thể tự mình giải quyết vấn đề giao tiếp, đến lúc 25 tuổi có cơ hội được vào đại học và có một phần công việc toàn thời gian cao hơn. Còn những đứa trẻ hạn chế về khả năng giao tiếp, thì xác suất bị bắt, nghiện rượu, xin nhận phúc lợi từ cộng đồng cũng cao hơn.

“ Nghiên cứu này cho rằng, để cho con có thể chào đón một tương lai lành mạnh, giúp đỡ chúng phát triển giao tiếp và kỹ năng biểu đạt tình cảm là một trong những chuyện quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm.” Kristin Schubert giám đốc dự án của Hội quỹ từ thiện Robert Wood Johnson_ nhà tài trợ cho nghiên cứu này phát biểu.

3. Họ có kỳ vọng rất cao đối với con

Họ có kỳ vọng rất cao đối với con- 10 điểm chung của cha mẹ những đứa trẻ thành công

Dựa vào số liệu điều tra giới tính của 6.000 đứa trẻ ra đời trong năm 2001, giáo sư Neal Halfon và các đồng nghiệp trong trường đại học California – Los Angeles phát hiện, sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái đối với thành công sau này của con có ảnh hưởng vô cùng to lớn.

“ những cha mẹ hy vọng con mình vào đại học, cho dù thu nhập có hạn, cũng sẽ giúp con mình thực hiện được mục tiêu này.” Điều tra phát hiện, trong số những đứa trẻ có biểu hiện không tốt ở trường, có 57% là cha mẹ kỳ vọng chúng vào đại học; những đứa trẻ biểu hiện tốt, thì có 96% được gửi gắm kỳ vọng vào đại học.

Hiện tượng này được gọi là Pygmalion Effect hoặc hiệu ứng kỳ vọng,  tức là kỳ vọng của một người đối với người khác có thể đủ để người đó tự mình thực hiện; đặc biệt là khi trẻ em được gửi gắm kỳ vọng cao hơn, chúng sẽ biểu hiện tốt hơn.

4. Quan hệ vợ chồng của họ rất tốt

Những đứa trẻ sống bên cạnh cha mẹ thích tranh cãi, cho dù gia đình đó là hoàn chỉnh hay là tan rã, vẫn luôn luôn không phát triển tốt bằng những trẻ em có cha mẹ hòa hợp. Trường đại học Illinois từng tiến hành một mục “ nghiên cứu tổng hợp”, giáo sư Robert Hughes.Jr của khoa phát triển con người và xã hội của trường đại học này có nhắc đến, một số nghiên cứu phát hiện trẻ em trong gia đình đơn thân hòa hợp, phát triển tốt hơn những đứa trẻ sống trong gia đình có ba mẹ thường xuyên tranh cãi.

Hughes.Jr còn nói, sự xung đột trước lúc ly hôn của cha mẹ gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ nhỏ, mà quan hệ sau khi ly hôn của cha mẹ đối với sự điều chỉnh tâm thái của trẻ nhỏ thì có sự ảnh hưởng rất lớn. Nghiên cứu phát hiện, sau khi ly hôn, người cha không có quyền giám hộ nếu như thường xuyên tiếp xúc con mình, mà không xảy ra xung đột với mẹ đứa bé, thì chúng sẽ có biểu hiện rất tốt.

Nhưng mà, một nghiên cứu khác phát hiện, những thanh niên hơn 20 tuổi lúc nhỏ từng trải qua cảnh ba mẹ ly hôn thì đến 10 năm sau vẫn vì vậy mà cảm thấy đau khổ. Những thanh niên có cha mẹ thường xuyên cãi nhau thì càng dễ có tâm trạng tuyệt vọng và hối hận

5. Trình độ học của họ phần lớn đều khá cao

Nhà tâm lý học Sandra Tang của trường đại học Michigan năm 2014 phụ trách một nghiên cứu phát hiện, người mẹ từng học trung học phổ thông hoặc đại học càng có khuynh hướng để con tiếp nhận giáo dục tương đồng. Nghiên cứu đối với hơn 14.000 trẻ em Mỹ vào trường mẫu giáo từ năm 1198 -2007 phát hiện, con của những bà mẹ vị thành niên ( dưới 18 tuổi) ít học hết trung học phổ thông hoặc đại học hơn.

Phần lớn nguyên nhân nằm ở mong muốn của phụ huynh. Báo cáo của một nghiên cứu công bố vào năm 2009 hiển thị kết quả tiến hành theo dõi lâu dài đối với 856 người ở khu vực kết hợp bang đô thị New York. Người viết báo cáo_ nhà tâm lý học Eric Dubow của trường Bowling Green State University phát hiện: “ trình độ học vấn của cha mẹ lúc con 8 tuổi, có mối liên kết rõ ràng với trình độ giáo dục về sau và thành công sự nghiệp sau 40 tuổi của con.”

6. Họ cho con học môn toán từ rất sớm

Một “ phân tích meta” đối với 35,000 trẻ em chưa đến tuổi đi học của Mỹ, Canada và nước Anh cho thấy, cho con học kỹ năng tính toán từ nhỏ là rất quan trọng, tốt nhất là khi chúng vào nhập học đã nắm bắt được cách viết chữ số, khái niệm toán học tuần tự và cơ bản. Nhân viên nghiên cứu Greg Duncan của Northwest University ( đại học Tây Bắc) tham gia trong nghiên cứu này nói: “ trình độ nắm bắt kỹ năng toán học của trẻ, không chỉ có thể đoán trước thành tích môn toán, còn có thể phản ánh biểu hiện về phương diện đọc sách trong tương lai.”

7. Họ thiết lập quan hệ rất tốt với con cái

Một nghiên cứu áp dụng cho 243 đứa trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó năm 2014 phát hiện, những đứa trẻ có được sự quan tâm yêu thương trước 3 tuổi không chỉ thành tích lúc nhỏ rất tốt, mà khi đến hơn 30 tuổi còn có mối quan hệ quen biết lành mạnh hơn, trình độ học cao hơn. Theo bài viết của nhà tâm lý học blogger nổi tiếng của Psyblog, cha mẹ có thể tận tâm chăm sóc con cái thì “có thể đáp lại tín hiệu mà con đưa ra một cách kịp thời và hợp lý”, và “ cung cấp một hòn đảo an toàn” để con khám phá thế giới.

Nhà tâm lý học Lee Raby của trường đại học Minnesota trong lúc được phỏng vấn đã tổng kết nói: “ sự đầu tư vào quan hệ cha mẹ và con cái từ lúc sớm có thể mang lại sự đền đáp lâu dài trong cả cuộc đời cha mẹ.”

8. Họ thường ít căng thẳng áp lực

Tác giả Brigid Schulte của một văn viết trên báo “Washington post” của năm ngoái có trích dẫn một nghiên cứu nói rằng, độ dài thời gian người mẹ ở bên cạnh con từ 3 tuổi đến 11 tuổi không có liên quan gì đến hành vi, hạnh phúc và thành tựu của con, thế nhưng, cách làm của “ cha mẹ bá đạo” hoặc “ cha mẹ kiểu người thường thất vọng” có thể sẽ có kết quả ngược lại.

“ người mẹ bị áp lực, đặc biệt người mẹ vì áp lực công việc mà hiếm có thời gian ở bên cạnh con, trên thực tế có thể có ảnh hưởng không tốt đến con,”. Một trong những tác giả của nghiên cứu này, nhà xã hội học Kei Nomaguchi của trường Bowling Green State University nói trên “báo điện tử”, vì tâm trạng sẽ lây nhiễm giống như bệnh cảm cúm vậy. Giống như niềm vui và nỗi buồn của người thân đều lây nhiễm cho chúng ta, nếu như cha mẹ mệt mỏi đau nhức hoặc buồn khổ gặp khó khăn, trạng thái cảm xúc của họ cí thể sẽ chuyển lên người của đứa con.

9. Họ xem trọng quá trình cố gắng hơn, mà chứ không lo lắng về thất bại

mother and son are preparing cooking in the kitchen

Từ cách nhìn của trẻ em đối với việc làm sao có được thành công, có thể thấy trước được biểu hiện sau này của chúng.

Nhà tâm lý học Carol Dweck của trường đại học Stanford phát hiện, trẻ em ( và người trưởng thành) đối với nhận thức về thành công thông thường có hai cách thức khác nhau. Như Maria Popova miêu tả :

1. “ tư duy cố định”, tức là giả định tính cách, trí lực và khả năng sáng tạo của chúng là trạng thái tĩnh lặng, nhận thức thành công là những yếu tố này cộng lại với nhau có thể đạt được tiêu chuẩn nhất định nào đó hay không, do vậy, để duy trì cảm giác cái tôi của thông minh, có kỹ năng, con người sẽ không tiếc mọi trả giá để theo đuổi thành công, né tránh thất bại.

2. “ tâm thái trưởng thành”, tức là không cho rằng thất bại là bằng chứng cho sự thiếu đủ thông minh, và xem cách nhìn này là sự khích lệ để thúc đẩy sự trưởng thành, cường hóa khả năng sinh tồn.

Hai loại cách thức tư duy này đều có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Nếu như trẻ được bảo rằng bản thân thi tốt là vì thông minh, đây thuộc về “ tư duy cố định”; nếu cái mà cha mẹ công nhận là sự cố gắng của con, thì cái con học được chính là “ tâm thái trưởng thành”.

10.  Mẹ có một công việc

Nghiên cứu của học viện thương mại Harvard phát hiện, người mẹ đi làm việc ở bên ngoài có rất nhiều lợi ích với sự trưởng thành của con. Người mẹ đi làm ở ngoài, số năm con gái họ được đi học sẽ càng dài, càng có thể có được một công việc với vị trí cao, thu nhập nhiều hơn 23% so với con gái được chăm sóc bởi bà mẹ nội trợ trong gia đình.

Nếu người mẹ có công việc, những đứa con trai luôn luôn là làm việc gia và giúp đỡ trông em trai em gái_ nghiên cứu phát hiện, bình quân mỗi tuần chúng dùng thời gian 7 tiếng rưỡi để chăm sóc các em, thời gian làm việc nhà cũng nhiều hơn 25 phút.

Giáo sư Kathleen L.McGinn của học viện thương mại Harvard cho rằng, “ vai trò tạo hình” của cha mẹ, sẽ truyền cho con thông điệp liên quan đến hành vi thích hợp, và quan niệm thích hợp. Gia đình có người mẹ đi làm, các con ít quan niệm “ không bình đẳng giới tính” hơn.

Xem thêm: Thất bại là món quà quý giá nhất cho những đứa trẻ, khen thưởng chính là con giao hai lưỡi.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN