“Sống có mục đích” nghĩa là gì?

“Sống có mục đích” nghĩa là gì?

“Sống có mục đích” nghĩa là gì? Nó có nghĩa là bạn thức dậy sớm vào mỗi buổi sáng và chọn sống theo cách mà dẫn hướng đi đến việc hoàn thành các mục tiêu tối hậu của đời người.

mục đích sống

Ảnh: CMB

Tất nhiên, việc nhận thức được những mục tiêu tối hậu của mình có thể là một thách thức. Ở mức bề mặt nhất, người ta có thể nói rằng họ muốn giàu có, lập gia đình, được hạnh phúc, được nổi tiếng, đoạt giải Nobel, v.v. Tuy nhiên, rất nhiều người giàu có và nổi tiếng, ngay cả những người thành công, cũng cảm thấy trống rỗng bên trong.

Vài người trên con đường dẫn đến hạnh phúc thuần khiết thường để bản thân xao lãng vào việc giao tiếp xã hội, giải trí, và chủ nghĩa vật chất, hoặc có khuynh hướng thoát ly thực tế với các chứng nghiện rượu, ma túy, mua sắm, tình dục, chơi game, hoặc công việc gặp khó khăn. Hạnh phúc thật sự và sự mãn nguyện xảy ra khi bạn sống với niềm đam mê, làm việc khiến thế giới này tốt đẹp hơn, và cảm thấy được ủng hộ, được đánh giá cao, và được yêu thương suốt cuộc hành trình.

Liệu việc sống có mục đích nghĩa là bạn cần phải có sự cứng rắn như một con hổ mẹ, tính toán mỗi bước đi sao cho phát huy tối đa từng cơ hội tốt đẹp cho bản thân? Không phải. Mà hãy chậm lại một chút để thưởng thức hương thơm của những bông hoa, nhận thức được chính mình và những người khác, cảm nhận những quan điểm khác nhau, và quyết định cách giải quyết tốt nhất có thể.

Một cái tên khác cho việc “sống có mục đích” là “chánh niệm ” (mindfulness). Đây là một kỹ năng mà chúng ta có thể phát triển theo thời gian lên đến mức độ nào đó, và tránh được việc thời gian cứ tự trôi mất.

Bạn thực sự mong muốn điều gì trong cuộc sống?

Tận hưởng cuộc sống bằng niềm vui

Sống có mục đích nghĩa là biết được bạn thực sự mong muốn điều gì trong cuộc sống. Bạn muốn khỏe mạnh hơn để có năng lượng làm những gì bạn muốn, để trở thành một hình tượng tốt đẹp cho con cái, và tự cảm thấy bản thân mình tốt đẹp? Khi ấy hãy nhìn vào những thói quen cần thay đổi của bạn và nhường chỗ cho những gì bạn muốn. Khi bạn cảm thấy có sự kháng cự, hãy để bản ngã cũ của bạn (chống lại sự thay đổi) trò chuyện với “bản ngã” mới của bạn (mong muốn nhiều hơn cho bạn), và cổ vũ cho cái tôi mới của bạn.

Hãy tử tế với chính mình nếu bạn mắc sai lầm,  và đừng cố gắng tranh cãi với “cái tôi” cũ, và quan sát xem liệu mỗi tuần bạn có trở nên tốt hơn so với tuần trước không, trong khi chống chọi lại việc bỏ cuộc sau lần “thất bại” đầu tiên. Khi mà những thói quen mới và có lợi trở thành thường xuyên và dễ dàng hơn, bạn có thể nhìn vào những phạm vi khác nữa của cuộc sống quanh bạn mà bạn có thể cải thiện chúng tiếp..

Điều này gồm có việc ưu tiên cao hơn cho các mối quan hệ (bạn bè và gia đình), cẩn thận hơn với cách tiêu tiền (hãy quyết định tiêu vào những đồ vật hay dịch vụ sẽ cải thiện cuộc sống của bạn lâu dài, chứ không phải những thú vui phù du), và sử dụng thời gian của bạn một cách khôn ngoan (nhưng đừng trì hoãn).

Để giúp bản thân sống đúng cuộc sống mà bạn muốn, cách tốt nhất là giảm tiếp xúc với những cám dỗ, chẳng hạn như ăn quá nhiều thức ăn có đường, xem quá nhiều TV, hoặc mua những thứ bạn không thực sự cần.

Một cách tiếp cận khác giúp bạn chuyển đổi sang cuộc sống mà bạn mong muốn là khuyến khích bản thân. Có thể là giao tiếp với những người chia sẻ cùng các giá trị bạn đánh giá cao và bớt giao tiếp với những người làm bạn nhụt chí. Bạn cũng có thể bày ra quanh nhà hình ảnh của những gì bạn muốn đạt được trong đời. Một số người có những phản hồi tích cực về những gì họ thấy hoặc nói, mường tượng về những gì họ mong muốn cho cuộc sống, hoặc treo lên thêm các hình ảnh của những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ.

Bạn cũng có thể quyết tránh xa chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa tiêu dùng, và các quy phạm xã hội. Có thể làm điều này bằng cách cầu nguyện hay thiền định, đi dạo, đi bộ đường dài hoặc cắm trại, làm vườn, nhảy qua những tảng đá trong một cái hồ, câu cá, viết nhật ký hay học một số loại hình nghệ thuật. Bạn nghĩ mình không có khiếu nghệ thuật ư? Vậy hãy thử tô màu trong một cuốn sách tô màu.

Một hệ thống thần kinh khỏe mạnh

Lạc quan

Làm công việc của một người chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp, tôi đã thấy rằng các chấn thương về thể chất, tinh thần, và tình cảm, và căng thẳng lặp đi lặp lại có thể bị ngấm đẫm trong cơ thể, tâm trí và tinh thần của một người. Chúng có thể áp đảo hệ thống thần kinh, và vì vậy nhiều bộ phận có thể đóng lại như một cầu chì bị nổ để ngăn chặn tình trạng quá tải. Kết quả là càng ít hơn các dây thần kinh sẵn sàng cho hành động và bạn phát triển các mô hình phản ứng.

Trong các giới hạn của thực tế cuộc sống, sự đau đớn và nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến bản năng tồn tại và tự vệ mạnh mẽ đến mức đầu óc lý trí của bạn ngần ngừ khi cần ra quyết định. Những lựa chọn cuộc sống của bạn trở nên hạn chế hơn khi bạn bám chặt vào những hình mẫu “an toàn” mặc định – thậm chí cả khi chúng không có lợi cho việc chữa bệnh, tăng trưởng, phát triển, hay hạnh phúc.

Chăm sóc hình thể theo từng giai đoạn có thể giúp tái thiết lập dòng chảy thần kinh thích hợp để bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn, an toàn hơn, và tự do hơn khi xem xét những lựa chọn mới cho cuộc sống. Những lựa chọn lành mạnh có mục đích trở thành một phần trong lối sống của bạn với việc chăm sóc hình thể, bởi vì quá trình thay đổi được nâng đỡ, khuyến khích và hỗ trợ suốt hành trình. Công việc của chúng tôi có mục tiêu trở thành một thánh đường linh thiêng nơi cuộc sống có mục đích được tán thành và chia sẻ.

Theo một câu chuyện ngụ ngôn của các thổ dân, trong mỗi chúng ta có hai con sói. Một con hèn nhát, lười biếng, giận dữ, thù hận, dối trá, độc ác, và phá hoại. Con kia dũng cảm, từ bi, hữu ích, tốt bụng, trung thực, chăm chỉ, và yêu thương. Con sói nào mạnh mẽ hơn trong một con người? Con sói bạn nuôi dưỡng.

Chánh niệm và sống có mục đích là chọn đúng “con sói” để nuôi dưỡng trở thành mẫu người mà bạn muốn trở thành.

Tiến sĩ Sabrina Chen-See là một bác sĩ nhi ​​khoa và là người chăm sóc sức khỏe gia đình có trụ sở tại Vancouver. Bà là một tín đồ mạnh mẽ trong việc đóng góp tích cực cho xã hội, và thường xuyên tình nguyện đóng góp thời gian và kỹ năng chỉnh hình cho cộng đồng và các sự kiện từ thiện. Website: www.DrChenSee.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN