Bài học cổ nhân: Làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng

Bài học cổ nhân: Làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng

Ngô Khởi là một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc. Câu chuyện của ông tranh luận với tướng quốc Văn Điền trở thành một điển tích về việc làm quan nên lấy việc quốc gia đại sự làm trọng thay vì lòng ích kỷ cá nhân.

Ngô Khởi

Chân dung Ngô Khởi được vẽ vào triều Minh. Ảnh: Wikipedia.

Ngô Khởi làm Thái thú ở Tây Hà, danh tiếng rất cao. Về sau nước Ngụy muốn sắp đặt một người làm Tướng quốc, đã tín nhiệm Điền Văn.

Ngô Khởi không vui, nói với Điền Văn: “Xin ngài cùng tôi so sánh công lao, có được không?”.

Điền Văn nói: “Được!”

Ngô Khởi nói: “Thống soái ba quân, khiến cho binh sĩ một lòng chiến đấu, kẻ địch không dám xâm phạm. Ngài so với tôi như thế nào?”.

Điền Văn nói: “Tôi không bằng ngài”.

Ngô Khởi nói: “Quản lý văn võ bá quan, khiến cho trăm họ gần nhau, để cho kho lương luôn đầy đủ. Ngài so với tôi ai mạnh hơn?”.

Điền Văn nói: “Tôi không bằng ngài”,

Ngô Khởi lại nói: “Trấn thủ vùng Tây Hà khiến cho quân Tần không dám xâm phạm phía đông. Tôi và ngài ai mạnh hơn?”.

Văn Điền nói: “Tôi không bằng ngài”, Ngô Khởi nói: “Ba phương diện này ngài đều ở thế thấp, mà chức vị lại cao hơn tôi, như vậy là tại sao?”,

Điền Văn nói: “Quốc Vương tuổi còn trẻ, trong nước không được ổn định, các đại thần không gần nhau, trăm dân không tín nhiệm, thời thế lúc này nên lấy việc quốc gia đại sự giao cho ngài hay cho tôi?”.

Ngô Khởi trầm ngâm một lúc lâu rồi nói: “Nên giao cho ngài”.

Điền Văn nói: “Đây chính là nguyên nhân mà chức vị của tôi cao hơn ngài”.

Ngô Khởi mới biết đây là điều mà mình không bằng Điền Văn.

Phân tích: 

Ngô Khởi văn võ song toàn, là một người có nhiều hoài bão, muốn là một nhà quân sự và nhà chính trị gia có danh tiếng bất hủ, nhưng vấn đề là chỗ tính cách ông ta. Người như Ngô Khởi có thể dùng hai chữ Danh, Lợi để khái quát tiêu chuẩn, có tính vội với cái lợi trước mắt, khiến cho Ngô Khởi thiếu đi sự thông minh tài trí, tự cao tự đại.

Sự khác biệt Ngô Khởi và Điền Văn ở chỗ, Ngô Khởi nghĩ đến chức vụ là vì tư lợi, còn Điền Văn là vì quốc gia đại sự, lo cho dân, cho nước. Cũng may, Ngô Khởi là người hiểu biết, sau khi Điền Văn chỉ ra chỗ sai, ông cũng thẳng thắn thừa nhận Điền Văn ở vị trí tể tướng sẽ phù hợp hơn mình. Chính vì thế mà ông sau này đã trở thành một nhà quân sự nổi tiếng, nhà chính trị, nhà cải cách lớn thời Chiến quốc.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN