Trương Lương, nhà quân sư số 1 của Hán cao tổ Lưu Bang

Trương Lương, nhà quân sư số 1 của Hán cao tổ Lưu Bang

Là một trong những vị quân sư lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa. Cùng với Tôn Tẫn, Tôn Tử, Khương Tử Nha, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn… Trương Lương cũng được xem là bậc kỳ nhân góp phần khai sáng nên cơ nghiệp của nhà Hán.

Trương Lương (tự Tử Phòng) sinh năm 262 mất năm 189 trước Công Nguyên, cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà, là một trong “tam kiệt nhà Hán”.

Ông là nhà quân sư thiên tài của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Trương Lương nổi tiếng với khả năng điều quân từ xa, có thể “ngồi trong lều vải đánh thắng quân giặc cách đó cả ngàn dặm”. Cùng với tài năng xuất chúng về chiến lược quân sự, ông còn nổi tiếng về lòng khoan dung, và lòng kính trọng dành cho người cao tuổi, về sự khiêm tốn và lối sống tiết kiệm.

Trương Lương, nhà quân sư số 1 của Hán cao tổ Lưu Bang

Trương Lương (tự Tử Phòng) sinh năm 262 mất năm 189 trước Công Nguyên, cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà, là một trong “tam kiệt nhà Hán”.

Dù được vạn người tôn sùng là anh hùng quân sự, tuy nhiên, Trương Lương là một người có ngoại hình mảnh dẻ và tính tình ngay thẳng.

Gặp gỡ kỳ nhân khi đang lưu vong

Trương Lương thuộc dòng dõi sĩ tộc nước Hàn thời Chiến Quốc, tổ tiên nhiều đời làm khanh sĩ, 5 đời liên tiếp đều phục vụ Hàn tộc. Năm 230 trước CN, Tần Thủy Hoàng đánh bại nước Hàn, Trương Lương đã dành hết tài sản của gia đình vào việc thuê sát thủ ám sát Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, việc ám sát thất bại và Trương Lương buộc phải lưu vong sang nước khác.

Trương Lương bôn ba qua rất nhiều nơi trong thời gian đó. Vào một ngày mưa tuyết, Trương Lương nhàn rỗi tàn bộ gần cầu Hạ Bì thì gặp một ông lão đang ngồi trên cầu. Khi nhìn thấy Trương Lương, ông lão cố tình để rơi một chiếc giày xuống dưới cầu, rồi bảo Trương Lương đi nhặt. Dù đường rất trơn, và cảm thấy khó chịu với cử chỉ của ông lão, nhưng Trương Lương không chỉ đi nhặt giày, mà còn quỳ xuống đi lại chiếc giày vào chân ông lão.

Khi nhìn thấy Trương Lương, ông lão cố tình để rơi một chiếc giày xuống dưới cầu, rồi bảo Trương Lương đi nhặt.

Nhìn thấy được tấm lòng kính trọng dành cho người lớn tuổi của Trương Lương, ông lão mỉm cười bảo Lương là: “Tiểu tử này có thể dạy dỗ được”. Ông bảo Trương Lương sáng hôm sau hãy đến học ông. Ngày hôm sau, Trương Lương tới cầu trước khi bình minh, nhưng đã thấy ông lão ngồi sẵn ở đó. Ông lão giận dữ trách móc Trương Lương về việc để người cao tuổi phải đợi, và bảo Trương Lương hôm sau hãy quay lại.

Ngày thứ hai, dù đã đến sớm hơn cả ngày đầu nhưng Trương Lương lại đã thấy ông lão ngồi trên cầu.

Ngày thứ ba, Trương Lương quyết định tới cầu vào lúc nửa đêm và đợi cho tới khi ông lão đến. Hài lòng với thái độ của Trương Lương, ông lão đưa cho Trương Lương một cuốn sách và bảo: “ Khi cậu hoàn toàn hiểu rõ cuốn sách này, cậu sẽ trở thành sư gia của hoàng đế. Nếu cậu cần ta giúp, ta chính là tảng đá vàng dưới chân núi Cốc Thành”.

Theo truyền thuyết dân gian của Trung Quốc, ông lão đó chính là Hoàng Thạch Công, hay Tảng đá cổ màu vàng, một trong bốn học giả cổ đại hay còn gọi là Thương Sơn Tứ Hạo (bốn ông lão trên núi Thương).

Cuốn sách này là Tố Thư của Hoàng Thạch Công. Sau khi nghiên cứu Tố Thư, Trương Lương trở thành nhà mưu lược nổi tiếng, có tài ứng phó với nhiều tình huống. Cũng có truyền thuyết là Trương Lương đã tới chân núi Cốc Thành, và tìm thấy một tảng đá vàng ở nơi được chỉ dẫn. Ông đã xây một điện thờ cạnh tảng đá, và khi chết, tảng đá được chôn theo ông.

Nhà quân sư số 1 giúp Lưu Bang dựng quốc

Nhờ vào tài quân sư của Trương Lương về sách lược và chiến lược, Lưu Bang đánh thắng nhiều trận, và trở thành Hoàng đế lập quốc của triều Hán.

Đáng phải kể tới là một lời nói quan trọng của Trương Lương với Lưu Bang, đã giúp Lưu Bang có một quyết định quan trọng ảnh hưởng tới cục diện sau này. Khi Lưu Bang đánh vào kinh đô nước Tần, ông bị hấp dẫn bởi của cải, và phụ nữ đẹp, nên có ý muốn ở lại đấy. Tuy nhiên, Trương Lương hết sức can gián Lưu Bang, chớ vì ham thích cuộc sống xa hoa nhung lụa mà trở thành kẻ phàm phu tục tử, đã cốt vì thiên hạ giết bọn giặc tàn ác, thì nên ăn ở theo lối mộc mạc, để tỏ cái nền nếp của mình.

Trương Lương (tự Tử Phòng) sinh năm 262 mất năm 189 trước Công Nguyên, cùng với Hàn Tín và Tiêu Hà, là một trong “tam kiệt nhà Hán”.

Dù có luyến tiếc, nhưng Lưu Bang vẫn nghe lời Trương Lương, và rời bỏ cung điện. Cuối cùng, nhờ vậy Lưu Bang ghi dấu được trong lòng dân như một anh hùng chính trực nhận được sự ủng hộ của dân Tần, cuối cùng lên ngôi trở thành hoàng đế, thống nhất Trung Quốc.

Khi triều đại mới trở nên ổn định, Trương Lương xin cáo quan về tu Đạo. Lưu Bang khi phong thưởng cho công thần lập quốc, đã phong cho Trương Lương tước Lưu hầu. Trước khi Trương Lương cáo quan về hưu, ông đã phản đối ý định lập con thứ lên làm Thái tử của Lưu Bang. Sau khi giải quyết vấn đề thái tử kế vị, Trương Lương rời bỏ chức vị, dành cả đời còn lại một lòng tu Đạo.

Trương Lương – Một tấm gương mẫu mực

Những năm tuổi trẻ của Trương Lương, toàn bộ danh tiếng và của cải của ông bị mất khi nước Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt, và nước Tần xưng bá, thống nhất thiên hạ. Trương Lương đã trải qua hoàn cảnh từ người giàu sang, rơi xuống làm kẻ bần cùng, từ quan chức xuống làm thường dân.

Tuy nhiên, Trương Lương chưa bao giờ nhụt chí vì việc ám sát hụt Tần Thủy Hoàng. Sau khi đánh giá tình hình chính trị, ông đã về với Lưu Bang, và hỗ trợ Lưu Bang đánh bại nhà Tần, trả thù mất nước của nhà Hàn.

Trương Lương

Khi đã hoàn thành tâm nguyện trả thù mất nước, Trương Lương không ham danh vọng, quyền lực, của cải, hay cuộc sống xa hoa nhung lụa, ông chọn trở về với cuộc sống đạm bạc, ở ẩn, tu đạo thành Tiên, đạt tới cảnh giới giác ngộ cao.

Sau khi ông mất, Trương Lương trở thành tấm gương mẫu mực cho các đời quân sư hoàng đế.

Theo Epotimes

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN