Câu chuyện ngoài đời thật của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký

Câu chuyện ngoài đời thật của Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký

Truyện và phim Tây Du Ký thật sự đã làm say mê lòng người bao thế hệ. Theo thời gian, câu hỏi muôn thuở liệu các nhận vật Tây Du Ký có thật hay không dần chìm vào quên lãng.

Tây du ký

Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký phiên bản 1986. Ảnh: Báo Mới.

Người Trung Hoa cổ xưa tin rằng họ được tạo ra từ các vị Thần Phật, được dạy cách sinh sống và ban cho nền văn hóa đạo đức nhất định. Và tác phẩm Tây Du Ký cũng không ngoại lệ, khi tác giả Ngô Thừa Ân viết, chắc hẳn đã được nhiều vị Thần trợ giúp, để lại nền văn hóa tu luyện, tín ngưỡng Thần Phật cho con người.

Trong suốt quá trình lịch sử, đã xuất hiện rất nhiều người tu luyện, những câu chuyện của họ vốn đã thu hút rất nhiều thế nhân trong cõi bụi trần. Nhưng đường đời của con người ta là quá dài, dài đến quên đi bao nhiêu ký ức, và bị cái bận rộn của cuộc sống khiến ta không thể nào nhớ lại được.

Đại đạo sắp khai truyền, nhưng các chúng vương Hoa Hạ Thần Châu (ý nói Trung Quốc) vẫn không hề từ trong mê thức tỉnh, ngược lại, bởi do luân hồi chuyển kiếp quá lâu, vì thế trăm phương nghìn cách cũng không thể nào kết thúc được ân oán tình thù, cái chết khổ sở vây bám lấy chúng vương.

Lúc này một vị đại thần hộ pháp dũng mãnh kim cương vừa nhìn thấy, nói: “Tại sao ngài không giúp Thánh Vương một tay”. Đại thần Như Ý Văn Giác nghĩ một hồi, liền dùng tay chỉ vào Linh Quang Bảo Văn Chu, nói: “Đồng nhi thay ta hạ thế một chuyến, viết một cuốn sách quý, biến thành người trần, ban tên “Ngô Thừa Ân”, tức “ta” được kế thừa ân đức cứu độ của trời cao.

Chúng Thần tương trợ “Tây Du Ký”

Dân gian có câu “Tinh thành thạch khai”. Trên thượng giới cũng như vậy, rất nhanh và rất nhiều thần đều biết, đều muốn giúp đỡ. Chúng Thần đàm luận không hề ồn ã, rất thông suốt, đó chính là hoạt động của tầng tầng thiên thể. Từ khi có “Tây Du Ký” , thì tư tưởng của con người thế gian được khai mở, đó là do trong sách có rất nhiều vị Thần trợ giúp.

Khi Bảo Văn Chu chuyển thế viết sách, “Tôn Ngộ Không” và “Trư Bát Giới” vây quanh “Ngô Thừa Ân”, niệm chú tất thảy. “Tôn Ngộ Không” trong lịch sử là có thật, nhưng đương nhiên không phải ở triều đại nhà Đường.

Cách đây rất rất lâu, khi mà Phật Thích Ca Mâu Ni còn chưa trú tại trần thế, thế gian có rất nhiều Pháp môn tu luyện. Bởi vì đại đạo cần khai truyền trên thế gian, cho nên các môn các phái tu luyện, đã không ngừng diễn các vai đặc sắc khác nhau, đó cũng coi như đặt nền móng chỉ đạo nền văn hóa cổ xưa trên thế gian. Ví dụ vũ đạo, âm nhạc, hội họa, giáo dục, truyền thông v.v. từ các phương diện đều mở ra viễn cảnh về chu kỳ tuần hoàn có lương tính, đối với đạo đức của nhân loại và thượng giới có vô vàn lợi ích.

Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới đích thị là có thật

“Tôn Ngộ Không” đương nhiên không phải là khỉ, khi mà Tôn Ngộ Không tu đạo, tính tình nóng nảy thường xuyên gãi má gãi tai, thường được đồng môn lần lượt gọi là “Hồ Tôn”. Sư Phụ của Ngộ Không thường hữu ý sắp xếp những chướng ngại, khi làm không tốt, không đạt được yêu cầu, thì ma tính trên thân Ngộ Không, dưới tác động của yếu tố đó, khiến sự ngông cuồng trỗi dậy, giống như những con khỉ hoang dại. Nhưng từ sâu trong nội tâm của Ngộ Không, ẩn chứa khát vọng tu đạo mạnh mẽ, và luôn đấu tranh với ma tính cửa tự thân một cách thiên hôn địa ám.

Cho đến tận khi Ngộ Không dần dần vứt bỏ được phần ma tính của mình. Khả năng chịu khổ và sức chịu đựng, không đơn giản như chúng ta nghĩ đó là điều đương nhiên. Khổ tận trong tâm, thật sự cảm nhận được mỗi tấc da thịt của mình đều đắm chìm trong mùi vị của khổ hạnh, và trong bối cảnh như thế, Ngộ Không vẫn một mực bảo trì tâm cầu đạo của mình, và nhất tâm dứt trừ ma tính đang dai dẳng đeo bám. Ngộ Không thực sự đã bị đè dưới chân núi mấy trăm năm liền. Cho đến khi Phật Đà khai công khai ngộ rồi, Ngộ Không mới được giải phóng thoát ra. Từ đó Ngộ Không tận tâm kiệt lực bảo hộ Phật Pháp, một lòng bảo vệ điều đã thầm hứa trong tâm, một lòng hướng tới cứu độ người của mình.

Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không được miêu tả trong “Tây Du Ký” bị giam dưới chân núi Ngũ Hành Sơn 500 năm, đến khi được Đường Tăng cứu thoát ra, cùng đi Tây Thiên thỉnh chân kinh. Lúc đó ngụ ý thực sự khi an bài là: Chúng thần tại thế gian bị đè trong tam giới như “Ngũ Hành Sơn” (mọi thứ trong tam giới đều do ngũ hành cấu thành), ngày mà chuyển luân Thánh Vương truyền Pháp, cũng là ngày họ được đắc cứu. Những chúng Vương này nhất định phải trân trọng, cần nhất tâm nhất ý, không sợ những khó khăn trở ngại, hỗ trợ Thánh Vương chính Pháp đến cuối cùng, rồi mới được trở về.

Còn “Trư Bát Giới” khi đang tu đạo, rất hám sắc, tướng ăn không có, tướng ngồi không có, ngay cả tướng nằm cũng không, theo như lời sư phụ của Bát giới nói rằng: sống bừa bãi buông thả như tướng con heo. Nhưng trong tâm có duy nhất một điểm, đó là có được nguyên vọng tu đạo rất chân, sư phụ của Bát giới nhìn thấy điểm này, tìm mọi cách dạy bảo. Sư phụ đưa Trư đến một vùng đất trống bừa bộn, và đưa cho một cái bồ cào, nói rằng: mỗi ngày hãy dọn dẹp, cày đất một lần, chăm đất tốt mới có ngày hái quả ngọt.

Ý muốn nói với Trư rằng: muốn tu thành chính quả, thì mỗi lần cần xem lại chính mình, phải lao động vất vả và hy sinh thật nhiều, thì mới đạt được mục tiêu cuối cùng của mình. Ngày qua ngày, năm qua năm, trong khi chăm bón lại mảnh đất, “Trư Bát Giới” mới dần dần thực sự quy chính lại những hành vi sai trái của mình, đối với những phương pháp tu luyện mà Sư Phụ dạy cho anh ta mới thực sự lĩnh hội được sự huyền diệu, và chiếc bồ cào sắt kia sau này đã trở thành Pháp khí của Trư.

Trong sách “Tây Du Ký”, hình ảnh xấu xí của Trư Bát Giới, khi còn mang theo rất nhiều tâm người phàm, chính là xưa kia khi Bảo Văn Châu viết sách cố ý điểm hóa rằng: là người tu luyện, mà cứ không buông bỏ mang theo tâm thường nhân, cho dù đi hết tiến trình tu luyện, gặp được Như Lai, cũng không đắc được chính quả.

Vậy thì tu luyện ắt quan trọng là tu cái tâm của mình, trừ bỏ những thói xấu, tính xấu cũng như tâm xấu của bản thân để thực sự trở về với cái tâm của thiện lương, của sự trong sạch, tinh khôi, của sự hòa ái từ bi, thế chẳng phải khi đó con người sống trên đời này có khác chi trên thượng giới, một thế giới chỉ có hạnh phúc. Truyện của người xưa có thể là có thật hay không thật nhưng chúng ta không phản đối mà tôn trọng, vì dù sao những giá trị tốt đẹp mà chúng ta có được ngày nay cũng đã phải trải qua một thời kỳ rất dài lâu từ cổ xưa mà có được. Và những đạo lý vô cùng hoàn mỹ sâu sắc, những lời dạy từ thiên cổ vẫn thấm đẫm giá trị nhân văn Chân- Thiện- Nhẫn cho mọi thế hệ học tập và noi theo.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN