10 dưỡng chất thực vật tốt nhất để tiêu diệt tế bào ung thư

10 dưỡng chất thực vật tốt nhất để tiêu diệt tế bào ung thư

Trải qua ba mươi năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra 10 dưỡng chất thực vật tốt nhất có khả năng bảo vệ và thậm chí điều trị tận gốc hầu hết các bệnh ung thư.

rau củ quả

Ảnh minh họa.

Một mô hình y tế mới đang nổi lên nhanh chóng và rất tương hợp với y học truyền thống: nó nhắm thẳng vào gốc rễ của bệnh và giải quyết căn bệnh một cách vĩnh viễn, một số người gọi nó là “y học chức năng”. Trong điều trị ung thư, cách tiếp cận rất hợp lý này nhắm đến các tế bào gốc gây ung thư ngay tại nguyên nhân gốc rễ của ung thư ác tính. Chúng ta biết rằng các tế bào gốc gây ung thư có khả năng kháng lại điều trị hóa trị và xạ trị, thậm chí tăng số lượng và khả năng xâm lấn khi tiếp xúc với các phương pháp điều trị đã lỗi thời, nó không còn mấy tác dụng khi tiếp tục chữa trị bằng các “tiêu chuẩn chăm sóc” của các bác sĩ chuyên khoa ung thư thông thường. Rõ ràng, nếu một phương pháp điều trị ung thư không có khả năng tiêu diệt một cách chọn lọc và/ hoặc làm cho các tế bào ung thư tự chết đi mà không gây hại đến các tế bào bình thường khác, thì phương thức đó không có tác dụng chữa bệnh.

Chúng tôi rất vui khi được đóng góp ý kiến trong một báo cáo mới được công bố trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế với tiêu đề “Dưỡng chất thực vật tiên phong trong điều trị chống lại tế bào gốc ung thư”. Bài viết đã xem xét những bằng chứng về những tác dụng của các hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm và gia vị khác nhau đối với việc điều trị nhắm đến tế bào gốc ung thư.

Quả nho

Resveratrol là một dưỡng chất thực vật có trong quả nho. Hãy chắc chắn rằng nho bạn mua là hoàn toàn hữu cơ. (nautiluz56/iStock)

>> Làm thế nào để bạn được bảo vệ trước thực phẩm biến đổi gen (GMO)?

Bài viết dựa trên 30 năm nghiên cứu về đề tài phòng chống và điều trị ung thư. Theo bài viết, 10 chất tự nhiên sau đây là liệu pháp dinh dưỡng ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhất:

  1. Epigallocatechin-3-gallate (EGCG): Chiết xuất trà xanh.
  2. Curcumin: Các polyphenol chính trong củ nghệ.
  3. Resveratrol: Một dưỡng chất thực vật có trong quả nho, đậu phộng, và hà thủ ô Nhật Bản.
  4. Lycopene: Một carotenoid màu đỏ được tìm thấy trong dưa hấu, bưởi hồng, và cà chua.
  5. Chiết xuất từ quả lựu.
  6. Luteolin: Một flavonoid có trong ớt và các loại rau xanh khác nhau.
  7. Genistein: Một dưỡng chất thực vật có trong đậu nành, cỏ ba lá đỏ, và cà phê.
  8. Piperine: Cũng là một dưỡng chất thực vật có trong hạt tiêu đen.
  9. β-carotene: Một carotenoid màu cam được tìm thấy trong các loại rau khác nhau.
  10. Sulforaphane: Dưỡng chất thực vật chứa lưu huỳnh có trong các loại rau họ cải.

Các nhà nghiên cứu cho biết các dưỡng chất thực vật có thể nhắm tới một cách có chọn lọc các tế bào gốc ung thư như và đây là “một cột mốc quan trọng trong việc cải thiện điều trị bệnh ung thư bởi vì các loại thuốc chống ung thư tổng hợp đang được sử dụng thường rất độc hại đối với các cơ quan trong cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bệnh nhân”.

Cải xoăn

Sulforaphane là một dưỡng chất thực vật chứa lưu huỳnh có trong các loại rau họ cải. Ảnh: Lafood.

Họ cũng chỉ ra rằng các dưỡng chất thực vật hoặc chất chiết xuất nói trên có “mức độc tính thấp đối với các tế bào bình thường”, do đó chúng có thể được sử dụng kết hợp với các dưỡng chất thực vật khác và “mang lại hiệu quả tương hỗ mạnh mẽ”.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số vấn đề trọng yếu cho tương lai:

  • Tìm ra cách kết hợp các hợp chất này để tạo ra “các loại đồ uống từ dưỡng chất thực vật” nhằm giải quyết các phương pháp điều trị mà tế bào gốc ung thư có khả năng kháng lại.
  • So sánh các tác động của dưỡng chất thực vật tự nhiên với các thuốc tây y tổng hợp được cho rằng ít hiệu quả hơn.
  • Nghiên cứu mở rộng cần được thực hiện trên các tế bào gốc ung thư để hiểu rõ hơn về đường dẫn tín hiệu chi phối sự tự đổi mới và sống sót của chúng.

Các tác giả kết luận: “Sử  dụng các dưỡng chất thực vật có thể là một chiến lược điều trị đích thực để tiêu diệt tận gốc bệnh ung thư thông qua việc loại bỏ các tế bào gốc ung thư”.

Bài viết này được đăng lần đầu trên: www.GreenMedInfo.com

Tác giả: Sayer Ji | Dịch giả: Ngọc Yến

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN