Bài học cổ nhân: Dùng âm nhạc để tu thân và giáo hóa đạo đức

Bài học cổ nhân: Dùng âm nhạc để tu thân và giáo hóa đạo đức

Cổ nhân rất chú trọng đến ảnh hưởng của âm nhạc trong tâm hồn con người. Họ dùng âm nhạc để phát huy phần lễ nghiã giữa người với người, và để tu thân dưỡng tính. Đồng thời âm nhạc cũng thường được dùng để chỉ dạy các tiêu chuẩn đạo đức.

>>Tác dụng đặc biệt của âm nhạc cổ điển với sức khỏe

>>Câu chuyện về “Thập đại danh khúc” Trung Hoa cổ điển

Trong phần Nhạc ký của kinh Lễ, sách của Khổng giáo, đã được sắp đặt lại ở triều đại nhà Hán, có câu như sau : “Đức giả, tính chi đoan dã; nhạc giả, đức chi hoa dã”, (tạm dịch ‘bậc đạo đức, có sự ngay thẳng, đoan chính nằm trong tính tình; nhạc sĩ là bông hoa của đức’) đã chỉ rằng ‘Đức chính là thiên tính của con người; còn Âm nhạc là đóa hoa của đạo đức tỏa sáng. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng cổ nhân rất chú trọng đến ảnh hưởng của âm nhạc trong tâm hồn con người. Họ dùng âm nhạc để phát huy phần lễ nghiã giữa người với người, và để tu thân dưỡng tính. Đồng thời âm nhạc cũng thường được dùng để chỉ dạy các tiêu chuẩn đạo đức.

âm nhạc

Ảnh: Tầm nhìn rộng.

Đức Khổng Tử rất coi trọng hàm nghĩa đạo đức trong âm nhạc. Ông nói: “Âm nhạc là cách tốt nhất để áp dụng sự thay đổi trong phong tục tập quán. Đi theo Lễ nghiã chính là cách tốt nhất để trị an dân chúng”. Ông cũng tin rằng hàm nghĩa bên trong cùng tính chất nghệ thuật của âm nhạc là phản ảnh của sự thiện lành và đẹp đẽ. Nguyên nhân tại sao âm nhạc có thể được dùng để giáo dục con người là tính chất phổ biến của nó. Âm điệu và tiết tấu của âm nhạc có sức mạnh làm rung động tâm hồn con người, làm vang động tới tận đáy lòng của họ. Nói về Nhạc thì không thế nào không đề cập đến Lễ nghiã được. Bởi vì Nhạc là âm vang của đức tính, còn Lễ là những quy tắc hướng dẫn tư tưởng và hành vi của con người. Trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa, âm nhạc và lễ nghiã hòa hợp với nhau thành một hệ thống văn hoá Lễ-Nhạc rất hoàn chỉnh. Hệ thống này nối với trời đất, hòa hợp với âm dương, còn có ý nghiã rất cao xa và thâm sâu, làm thành những quy tắc hướng dẫn cho mọi thứ trong xã hội nhân loại, khiến cho lòng người hướng Thiện, và phong tục tập quán trong xã hội cũng dần dần được trở nên tốt đẹp. Từ đó mà dẫn đến sự an bình lâu dài trong xã hội.

Âm nhạc có rất nhiều loại và nhiều tầng cấp khác nhau. Chỉ có những âm điệu nào mà hòa hợp với đạo Trời, thì mới xứng đáng được mang danh là âm nhạc thật sự. Âm điệu của nhạc ở cấp thấp đều đi ngược lại với nguyên tắc của đạo Trời, cổ võ sự thả lỏng những bản tính xấu xa của con người, từ đó sẽ hướng dẫn người ta đi theo văn hoá đồi trụy hoặc hung bạo quá khích, cuối cùng sẽ đi đến sự huỷ diệt bản tính Thiện của con người. Đó cũng là âm nhạc của sự mất nước. Mặt khác, âm điệu của nhạc ở tầng cấp cao là thể hiện của đạo Trời, khiến cho người nghe cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, và dần dần hun đúc đức tính Thiện lương của con người cùng nuôi dưỡng tâm tánh tốt của họ.

Vào thời Xuân Thu chiến quốc ở nước Lỗ, (năm 722 trước Công Nguyên tới 481 trước Công Nguyên) vua Ngụy Văn Hầu hỏi Tử Hạ rằng: “Nhạc thời cổ xưa khác với nhạc ngày nay như thế nào?”. Tử Hạ trả lời: “Nhạc thời cổ xưa là loại nhạc thanh cao nhã nhặn, có âm điệu và tiết tấu được truyền xuống từ các bậc thánh nhân hoặc các vị đạo đức cao, ví dụ như bản nhạc “Hàm Trì” của vua Hoàng, bản nhạc “Đại Chương” trong thời vua Nghiêu, bản “ Thiều” trong thời vua Thuấn, bản “Hạ” trong thời vua Vũ, v.v…Những bản nhạc như thế này có tiết tấu bình hoà trang trọng và đầy ngụ ý sâu xa. Khi người quân tử nghe loại nhạc này, họ có thể nói ra được nghiã lý bên trong của bản nhạc là dùng Đức mà thờ kính Trời. Họ sẽ suy gẫm tìm cách để tu sửa bản thân, sống hoà hợp với mọi người, sau này có thể dẫn dắt quốc gia theo đường hướng tốt lành, để rồi mang lại hòa bình cho thiên hạ. Trái lại, nhạc ngày nay một số có thể xem là chìm đắm, đam mê cuồng nhiệt, bởi vì cách tiết tấu, và âm thanh là hỗn tạp, và nông cạn, chứa đủ loại ham muốn vật chất, khiến cho người ta sau khi nghe xong sẽ cảm thấy ý chí suy đồi, hoặc cảm thấy kiêu căng, có thể nói nó không có ý nghiã bên trong gì cả. Phần lớn âm nhạc loại này đều là tác phẩm của hôn quân hoặc của bầy tôi loạn bậy. Nó hoàn toàn trái ngược với tinh thần dùng đạo đức để cai trị, và còn có hại cho nền tảng đạo đức nữa. Do đó không thể mang danh là âm nhạc được”

Nội hàm đạo đức ẩn chứa bên trong âm nhạc còn vượt cao hơn cả bản thân của âm nhạc. Đó cũng là thành phần văn hoá hàm chứa bên trong mà rất cần thiết cho một xã hội. Phẩm chất thanh cao nhã nhặn hay thô tục thấp kém ở trong âm nhạc đều phản ảnh chuẩn mực đạo đức cao hay thấp trong xã hội, và cũng phản ảnh nền chính trị trong sáng hay hôn mê u ám. Ví dụ như âm nhạc của các thánh nhân thời cổ xưa đều tuyên dương đạo Trời, dùng Đạo để trị dân, khiến cho người ta chú trọng việc tu sửa bản thân và thúc đẩy xã hội tiến tới sự phồn thịnh. Nhạc của thời thịnh vượng là khoan thai quảng đại mà hiền hòa, làm cho người nghe cảm nhận được sự an định hài hòa trong xã hội.

Nội dung và ý nghĩa bên trong của âm nhạc là quan trọng nhất. Nói một cách khác, đạo đức tu dưỡng của người nhạc sĩ và của người nghệ sĩ trình diễn bản nhạc thì quan trọng hơn cả khả năng kỹ thuật của họ. Lịch sử cũng cho thấy những nhạc sĩ nổi tiếng xuất sắc đều là những người có đạo đức cao. Ví dụ như Sư Khoáng trong thời Xuân Thu, ông không những có khả năng trình diễn nhạc rất cao thâm, mà lại còn giữ gìn phẩm hạnh của mình rất thanh cao, trong sạch. Ông đã sáng tác những bản nhạc nổi tiếng như là “Dương Xuân”, “Bạch Tuyết”. v..v..vượt trên hẳn sự trong sáng của loại nhạc thanh nhã. Bản nhạc “Bạch Tuyết”, lấy dây Thương (trong ngũ âm Cung , Thương, Giốc, Chuỷ, Vũ) làm chủ, chứa đầy sự tự nhiên thanh khiết, mang âm điệu của rừng cây tuyết trúc; bản “Dương Xuân” lấy dây Cung làm chủ, chứa đầy khí Xuân của vạn vật, mang ý nghĩa gió Xuân hiền hoà, nhẹ nhàng mà quét sạch hết mọi thứ xấu cũ, đã biểu đạt chí hướng và phẩm cách thanh cao của người quân tử đang truy cầu những lý tưởng tốt đẹp. Nhiều chư hầu ở các nơi cũng mời ông đến trình diễn nhạc. Mỗi lần ra trình diễn, Sư Khoáng đều mặc quần áo nghiêm trang, chỉnh tề, theo đúng nghi lễ, rồi dùng tấm lòng chân chính cùng với chính niệm để đạt đến cảnh giới yên tĩnh bên trên mà làm cho thân tâm hợp lại thành một và hòa hợp với Trời đất. Đồng thời khi thưởng thức nhạc của ông, người ta sẽ được cảm hoá hướng về thiện lành, và tư tưởng sẽ được thăng hoa.

Trong cảnh giới nghệ thuật, âm nhạc thanh cao có thể làm cho tâm hồn cảm thông mà sinh ra sự sáng suốt. Xuyên qua những quan niệm chính xác về thẩm mỹ cùng với chuẩn mực đạo đức cao, người ta có thể nhận thức được những ý nghĩa ẩn dấu bên trong về triết lý đời người và về vũ trụ ở cảnh giới càng cao thâm hơn. Từ đó có thể đi sát theo đạo Trời để nắm được sự vĩnh hằng. Nói một cách khác, nghệ thuật chân chánh là văn hoá do chư Thần và trên Trời truyền xuống cho con người.

Ngày nay, những nghệ sĩ của đoàn Nghệ Thuật Thần Truyền Shen Yun đang trình diễn nền văn hoá Thần truyền bác đại tinh thâm này trên khắp thế giới mà thuần chất thiện lành, thuần chất đẹp đẽ của Trung Hoa cổ xưa, làm cho người ta hiểu biết nhiều thêm những ý nghiã sâu kín về lịch sử, đời người, vũ trụ, v..v… Loại văn hoá này đã làm rung động tới tận đáy lòng người xem, cho dù họ là người của bất cứ quốc gia nào hay thuộc chủng tộc nào, phần lớn các khán giả đều có những lời khen ngợi, tán thưởng nhiệt liệt. Ngày nay, vào thời khắc then chốt của lịch sử, sau khi nghe được sự thật, càng ngày càng có nhiều người đi theo con đường của “Chân, Thiện, Nhẫn”, và đã chọn lựa chính nghĩa và thiện lương!

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN