Bài học cổ nhân: Câu chuyện trọng thị nhân tài của Yến Tử

Bài học cổ nhân: Câu chuyện trọng thị nhân tài của Yến Tử

Những người tài năng, thường có chút dị biệt so với người thường, đồng thời có cái tôi rất lớn. Để họ mang tài năng ra giúp mình, giúp người thì quả thật không dễ. Qua câu chuyện trọng thị nhân tài của Yến Tử dưới đây, ta thấy được thái độ đối đãi với nhân tài của người xưa như thế nào.

Bài học cổ nhân: Câu chuyện trọng thị nhân tài của Yến Tử

Ảnh: dkn.tv

Yến Tử trên đường đi sứ nước Tấn về, nhìn thấy một người mặc áo da lộn, lưng đầy cỏ đang nghỉ ngơi ở ven đường, khí chất không tầm thường. Yến Tử sai người lại hỏi: “Tại sao anh lại đến nơi này?”.

Người đó trả lời: “Tôi tên là Việt Thạch Phu, hiện đương làm nô lệ cho người Tề”. Yến Tử than: “Ôi! Tôi hiểu rồi!”, lập tức cởi con ngựa bên trái xe, chuộc Việt Thạch Phu ra, cho ngồi cùng xe về nước.

Đến quán trọ nghỉ ngơi, Yến Tử không chào hỏi Việt Thạch Phu mà đi thẳng vào trong. Việt Thạch Phu lấy làm giận, tuyệt giao với Yến Tử.

Yến Tử lại sai người đến nói: “Tôi không phải là bạn của anh, nhưng tôi đã cứu anh từ trong hoạn nạn, tôi đối với anh như vậy vẫn chưa có ý nghĩa gì sao?”.

Việt Thạch Phu giận dữ nói rằng: “Tôi nghe nói người quân tử không hiểu người đứng trước mặt mình, có thể nhận lấy sự nhục nhã. Tôi đã hiểu người trước mặt tôi, có thể ưỡn ngực làm người rồi, cho nên tôi muốn tuyệt giao với anh”.

Yến Tử nghe được vội chạy đến trước mặt Việt Thạch Phu cung kính xin lỗi: “Trên đường đi, tôi mới chỉ nhìn thấy bề ngoài của anh nhưng bây giờ tôi đã nhìn thấy tâm trí anh. Tôi nghe nói, xem xét con người thực tế của người khác, không thể để ý đến cách nhìn của người khác với mình. Người xem xét hành vi của người khác không thể suy nghĩ được lời nói của người khác. Bây giờ tôi nhận lỗi với anh, anh đừng tuyệt giao với tôi nhé!”.

Việt Thạch Phu nghiêm cẩn đáp: “Anh đã dùng lễ đối đãi tôi, tôi sao dám chẳng cung kính vâng mệnh!”.

Từ đó về sau, Yến Tử đãi Việt Thạch Phu làm thượng khách.

Cảm nghĩ:

Những người tài năng, thường có chút dị biệt so với người thường, đồng thời có cái tôi rất lớn. Để họ mang tài năng ra giúp mình, giúp người thì quả thật không dễ.

Qua câu chuyện dưới đây ta thấy Yến Tử là một người rất tinh tường và rất biết trọng dụng nhân tài. Ông nhận ra Việt Thạch Phu khí chất không tầm thường dù đang làm nô lệ cho nước Tề. Sau khi chuộc ra, vì một chút sơ xuất mà khiến Việt Thạch Phu tức giận. Tuy có chút ủy khuất vì mình cứu người mà người phụ mình, nhưng Yến Tử rất nhanh chóng nhận ra sai lầm của mình và sửa sai, xin lỗi Việt Thạch Phu.

Người xưa có câu: “tôi trung không thờ hai chủ”. Nên những người quân tử ngày xưa vô cùng thận trọng khi tìm minh chủ cho mình. Nên khi biết được tấm lòng của Yến Tử, Việt Thạch Phu đã vô cùng xúc động: “Anh đã dùng lễ đối đãi tôi, tôi sao dám chẳng cung kính vâng mệnh!”. Đó chính là xúc động vì tìm được người tri kỷ vậy.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN