Nhật ký trước lúc chết của nữ tiến trẻ 32 tuổi mắc bệnh ung thư cảnh tỉnh giới trẻ

Nhật ký trước lúc chết của nữ tiến trẻ 32 tuổi mắc bệnh ung thư cảnh tỉnh giới trẻ

Vũ Quyên, một nữ tiến sĩ trẻ du học nước ngoài về, cô là giáo viên trẻ ưu tú của trường đại học Phục Đán Trung Quốc. Tháng 12/2009 cô được chẩn đoán bị ung thư vú, tới ngày 19/04/2011 thì qua đời khi vừa tròn 32 tuổi. Trong thời gian mắc trọng bệnh, Vũ Quyên đã đem cuộc sống sinh hoạt của mình viết thành Nhật Ký Ung Thư gửi lên Blog, điều này đã thu thút hàng chục triệu người quan tâm.

Tiến sĩ Vũ Quyên

Sức khoẻ là điều vô cùng quan trọng, khi đối diện với sự sống và cái chết, chúng ta sẽ phát hiện rằng tăng ca làm thêm, mua sắm nhà cửa, xe cộ vượt quá mức cần thiết. Khi có thời gian, chúng ta tốt nhất dành cho người thân, gia đình, ông bà, bố mẹ, con cái, có tiền thì cố gắng chăm lo cho bố mẹ tốt hơn, đừng có bán mạng mà theo đuổi tiền bạc, mua sắm nhà to cửa lớn.

Hãy cùng đến với câu chuyện của Vũ Quyên để biết tại sao cô phải ra đi khi còn quá trẻ:

Thứ nhất tôi không bị di truyền.

Thứ hai thể chất của tôi rất tốt.

Thứ ba tôi mới sinh con được 1 năm.

Thứ tư người mắc bệnh ung thư vú thường từ 45 tuổi trở lên, khi đó tôi mới 31 tuổi. Vậy nguyên nhân tại sao?

Hàng ngày chúng ta cần phải cố gắng ngủ sớm, dành thời gian chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

Ngủ muộn sau 12:00

Mười mấy năm nay tôi có thói quen ngủ muộn, kỳ thực tôi vẫn quan niệm ngủ muộn đối với tầm tuổi tôi cũng không có gì nghiêm trọng. Tất cả những người tôi quen biết, họ đều như vậy, họ đều giống tôi, ngủ rất muộn. Nhưng thực ra, ngủ muộn là việc vô cùng không tốt cho sức khoẻ.

Nhớ lại hơn 10 năm nay, từ khi học chuyên ngành, khi ký túc xá không còn quy định giờ giấc tắt đèn đi ngủ thì tôi không khi nào đi ngủ trước 12:00 cả. Học tập, thi GRE, TOEFL, thi tốt nghiệp… muôn ngàn lý do, đồng thời nói chuyện, lướt web, thậm chí có những hôm thức thâu đêm, còn bình thường đều sau 1:00 đêm mới đi ngủ.

Sau khi tôi phát hiện mình bị ung thư, tôi bắt đầu học Trung Y, xem những sách như Hoàng Đế Nội Kinh mới biết việc đi ngủ đúng giờ là vô cùng quan trọng. Từ 23:00 ~1:00 Túc Thiểu Dương Đảm Kinh (44 huyệt vị trọng yếu của cơ thể) hoạt động, 01:00~ 03:00 gan hoạt động (nghĩa là đây là thời gian các bộ phận này hoạt động chính, khởi tác dụng tốt nhất.)

>> Bí quyết điều trị ung thư của Trung y khác hẳn với y học hiện đại.

Khi kiểm tra phát hiện bị ung thư, gan của tôi có mấy chỉ số vượt quá mức, nhưng mà từ trước tới nay, tôi không khi nào có tiền sử hay dấu hiệu bị bệnh gan. Tôi thấy vô cùng kỳ lạ, đồng thời tìm hiểu rốt cục là vì nguyên nhân gì khiến cho chức năng gan của tôi có vấn đề?

Sau khi xem được đoạn sách trên, cộng với giải thích của bác sĩ, thời gian từ 23:00~03:00 đây là khoảng thời gian hoạt động mạnh nhất của gan, cũng chính là thời gian gan bài tiết độc tố tốt nhất. Nếu như gan không có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến hiện tượng máu trong gan lưu thông đủ, các tế bào gan bị tổn thương sẽ khó có khả năng phục hồi, đồng thời tăng nguy cơ xơ gan.

Như vậy có thể thấy “Thức khuya trong thời gian dài, chính là tự sát”

Sau khi bị bệnh tôi nghĩ, chúng ta nên phòng tránh bệnh tật khi chưa quá muộn, chúng ta tốt nhất giành thời gian đi ngủ sớm, giữ gìn sức khoẻ. Có một số thú vui như nghe nhạc, xem phim, chơi game rất thú vị, nhưng không nên quá đam mê. Quan trọng hơn tất cả, chính là sức khoẻ của bản thân mình.

Hậu quả của việc tham ăn chỉ là tổn hại chính mình.

Ưa thích ăn thịt

Vũ Quyên trên giường bệnh.

Trước khi bị bệnh, mỗi lần ăn cơm mà không có thịt cá là tôi không có cảm giác ngon miệng, ăn cũng như không, không có cảm giác gì cả. Mẹ tôi cho rằng thói quen này của tôi là do cha tôi để lại.

Cha tôi khi ngoài 30 tuổi đã là đầu bếp cao cấp của chính phủ trong thập niên 90, khi ấy, ⅓ đầu bếp trong phủ khu vực tôi ở đều là đồ đệ và con cháu bố tôi. Trong những năm vật chất thiếu thốn, cơm không đủ ăn, các gia đình đều đói khát thì cả nhà tôi đều được ăn sơn hào hải vị.

Tôi rất thích trò chơi rắn săn mồi trên điện thoại, nhưng giờ đây nghĩ lại, bất kể bạn có nhanh nhậy linh hoạt như thế nào? Hậu quả của việc tham ăn luôn luôn là tự hại chính mình.

Sức khoẻ là vô cùng quan trọng, đừng phung phí tuổi thanh xuân và sinh mệnh của mình.

>> 16 thực phẩm gây ung thư phổ biến bạn rất không nên dùng

Học tập, làm việc luôn luôn theo kiểu đánh trận.

Nói đến điều này tôi không biết là nên tự hào hay đáng xấu hổ. Đứng trước ngưỡng cửa của một người sắp chết, nhìn lại 30 năm cuộc đời của mình. Tôi phát hiện ra rằng mình đã dùng tới hơn 20 năm để học.

Luôn lấy mục tiêu tốp đầu để phấn đấu học tập, tôi đã lãng phí, đánh mất tuổi thanh xuân và sinh mệnh của mình. Có một khoảng thời gian khá dài, tôi thuộc tốp nữ sinh “2 tuần”, chỉ những người trước khi thi hai tuần ra sức cầy ngày cầy đêm để học. Kết quả, thành tích thi được cũng chỉ là 2 tuần đó, rất kém.

Sau đó tôi bắt đầu học như kiểu đánh trận, tôi lao vào học bất kể ngày đêm không ngừng nghỉ như con thiêu thân, quên ăn quên uống, ra sức học tập, đỉnh điểm có hôm đọc sách liền một mạch 21h đồng hồ không nghỉ. Có những lần học liền một mạch hơn hai ngày rồi đi thi.

Tôi biết rằng những người có thói quen như tôi thực sự không phải ít, trong khoảng thời gian cuối cùng của cuộc đời mình, tôi muốn nhắc nhở những người có thói quen như tôi trước đây, hãy thực sự chú ý tới sức khoẻ của mình, đừng coi thường, đừng xem nhẹ nó kẻo lại có một ngày phải hối nhận.

Nhật ký trước lúc chết của nữ tiến trẻ 32 tuổi mắc bệnh ung thư cảnh tỉnh giới trẻ

Tôi hy vọng rằng những lời chia sẻ này của tôi có thể giúp ích được cho mọi người, cho bạn bè và những người thân của tôi.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN