Tình bạn thời thơ ấu rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ

Tình bạn thời thơ ấu rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ

Bạn bè đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Từ tuổi thơ ấu, chúng ta khát khao được kết nối và những mối quan hệ ban đầu đó định hướng và phát triển nhân cách khi ta trưởng thành. Khi quan hệ với một ai, chúng ta học cách suy nghĩ vượt ra ngoài bản thân để hiểu được nhu cầu và mong muốn của những người khác.

Tình bạn thời thơ ấu rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ

Ảnh: (Shutterstock*)

Bạn bè đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Từ tuổi thơ ấu, chúng ta khát khao được kết nối và những mối quan hệ ban đầu đó định hướng và phát triển nhân cách khi ta trưởng thành. Khi quan hệ với một ai, chúng ta học cách suy nghĩ vượt ra ngoài bản thân để hiểu được nhu cầu và mong muốn của những người khác.

“Là con người, chúng ta là những thành phần của xã hội ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Mỗi giai đoạn có những mục tiêu khác nhau cần đạt được và thành thạo, với việc tôn trọng sự phát triển xã hội và đạo đức, và mỗi giai đoạn đều rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên một người trưởng thành hoàn thiện”, theo lời tiến sĩ Theodote K. Pontikes, bác sĩ tâm thần học về trẻ em và vị thành niên tại Hệ thống Y tế Đại học Loyola.

Tình bạn và việc học tập ở người khác bắt đầu trong giai đoạn thơ ấu thông qua những tương tác ban đầu với cha mẹ, những người chăm sóc chủ yếu khác và các thành viên gia đình. Khi một đứa trẻ phát triển và khám phá thế giới bên ngoài ngôi nhà và tương tác với những trẻ em cùng lứa, chúng bắt đầu hiểu các tập tục xã hội nhiều hơn.

“Bằng cách tương tác với những đứa trẻ như chúng, trẻ em bắt đầu học cách hình thành chính kiến, điều này có thể khiến chúng nhận ra sự khác biệt về suy nghĩ và cảm xúc của những con người khác nhau. Quá trình này tạo điều kiện học tập cách giải quyết vấn đề và phát triển các kỹ năng tư duy phê phán, cùng với việc thực hành cách thức phản ứng lịch thiệp trong tình huống phát sinh những bất đồng khi căng thẳng. Đây là những tình huống hay gặp trong suốt cuộc đời, và trẻ em cần một nền tảng vững chắc để biết cách phản ứng như thế nào”- Pontikes nói.

Theo Pontikes, các bậc cha mẹ có thể giúp đỡ con cái bằng cách tổ chức những buổi chơi đùa cùng bạn bè dưới sự giám sát và tình bạn tốt đẹp giữa các phụ huynh sẽ là mẫu hình tốt cho con trẻ. Ngoài ý nghĩa khuyến khích, tình bạn thơ ấu giúp trẻ hiểu biết hơn về tình bạn, sự đánh giá xã hội, quản lý thời gian, lòng yêu thương và sự đồng cảm.

“Các cuộc tụ họp gia đình, trường học và nhà thờ là những nơi tuyệt vời để cung cấp các cơ hội ban đầu cho trẻ em tìm hiểu làm thế nào để tương tác với người khác và hình thành tình bạn. Khi những đứa trẻ lớn hơn, tham gia vào một môn thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa có thể giúp trẻ xây dựng thêm các kỹ năng xã hội và tiếp tục đề cao lòng tự trọng”- Pontikes nói.

Tình bạn rất quan trọng đối với những đứa trẻ, nó còn quan trọng hơn việc duy trì sự hiện diện của phu huynh trong cuộc sống của con cái.

Pontikes nói: “Các bậc cha mẹ cần phải hỏi các con về một ngày của chúng, những trải nghiệm và cảm xúc của chúng. Trẻ em cần cảm thấy tin tưởng để chúng có thể mở lòng và trung thực với cha mẹ về những niềm vui, những cố gắng và những mối quan tâm của chúng. Khi một đứa trẻ dường như cô lập và không thể hiện sự quan tâm đến những người khác, nên tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia để loại trừ bệnh trầm cảm và các trạng thái khác. Điều này cũng giúp cho trẻ và phụ huynh có cơ hội tìm kiếm hướng dẫn phù hợp, để tối ưu hóa tiềm năng của một đứa trẻ”.

Bởi: Loyola University Health System

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN