Kiểm soát tiểu đường bằng bữa sáng đầy đủ, bữa tối khiêm tốn

Kiểm soát tiểu đường bằng bữa sáng đầy đủ, bữa tối khiêm tốn

Bữa sáng no đủ có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kiểm soát nồng độ glucose và cân bằng insulin của mình bởi một bữa tối khiêm tốn.

Kiểm soát tiểu đường bằng điểm tâm đầy đủ, bữa tối khiêm tốn

Ảnh: báo Thanh Niên

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên dùng điểm tâm đầy đủ và ăn ít mỗi tối để kiểm soát tối ưu lượng đường trong máu, theo các nhà khoa học từ Thụy Điển và Israel trong một nghiên cứu quy mô nhỏ mới công bố trên tạp chí Diabetologia.

Nhóm nghiên cứu này đã làm việc với mẫu thử gồm 8 đàn ông và 10 phụ nữ sống chung với chứng tiểu đường tuýp 2 dưới 10 năm.

Những người tham gia có độ tuổi từ 30 đến 70 và họ có chỉ số khối lượng cơ thể BMI trong khoảng 22 và 35.

Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên để tuân theo một trong hai chế độ ăn uống, gọi là chế độ B hoặc chế độ D.

Theo chế độ B, suốt một tuần bệnh nhân ăn 2.946 kilojoule (kj) cho bữa sáng, bữa trưa 2.523 kj và bữa tối chỉ chứa 858 kj.

Những người theo chế độ D ăn 858 kj vào bữa sáng, bữa trưa cũng vậy và bữa tối 2946 kj.

Thực phẩm bữa ăn lớn bao gồm sữa, cá ngừ, thanh granola, trứng, sữa chua và ngũ cốc. Bữa nhẹ có ức gà tây thái lát, mozzarella, salad và cà phê.

Tất cả những người tham gia dùng điểm tâm lúc 8h sáng, ăn trưa vào 13h00 và bữa tối bắt đầu từ 19h00.

Giáo sư Oren Froy của Đại học Hebrew, Jerusalem cho biết, “Lịch trình thời gian và lượng dinh dưỡng trong từng bữa ăn của một người có thể là yếu tố quan trọng để cải thiện cân bằng glucose và ngăn ngừa các biến chứng trong chứng tiểu đường tuýp 2, hỗ trợ hơn nữa vai trò của các hệ thống sinh học trong quy trình chuyển hoá thức ăn”.

Trước và sau hai tuần kể từ khi bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, các nhà nghiên cứu xét nghiệm máu của họ.

Kết quả cho thấy, nhóm theo chế độ B có lượng đường glucose thấp hơn 20% trong khi như insulin, C-peptide và glucagon-giống như hormone peptide-1 (GLP-1) cao hơn 20% so với những người đồng hành cùng chế độ D.

Giáo sư Froy nhận định, “Các quan sát này cho thấy sự thay đổi trong thời gian và chế độ dinh dưỡng của bữa ăn ảnh hưởng đến nhịp điệu hàng ngày của insulin và incretin [C-peptide]. Kết quả đã chỉ ra người theo nhóm B giảm đáng kể mức độ glucose sau bữa ăn hàng ngày”.

Biên dịch từ Diabetologia

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN