Củ gừng – một loại thảo dược, siêu thực phẩm bạn không nên bỏ qua

Củ gừng – một loại thảo dược, siêu thực phẩm bạn không nên bỏ qua

Củ gừng – thảo dược, siêu thực phẩm tuyệt vời có thể chữa trị rất nhiều loại bệnh, từ bệnh viêm khớp đến bệnh tim mạch. Vậy điều gì đã khiến gừng trở thành một loại thảo dược đa năng như vậy?

Củ rừng

Gừng được coi là một loại thảo có tính nóng trong y học cổ truyền, vì vậy nó đặc biệt hữu ích cho những người có thể trạng lạnh. (marilyna / iStock)

Củ gừng là một “siêu thực phẩm”

Siêu thực phẩm là các loại thực phẩm và thảo dược có hàm lượng tuyệt vời các chất dinh dưỡng, chúng bổ sung cho nhau để thúc đẩy tiềm năng của cơ thể. Những thực phẩm này thường là sự kết hợp của axit béo no, dinh dưỡng thực vật chống oxy hóa, và các axit amin thiết yếu.

Củ gừng là một loại thảo dược, siêu thực phẩm, được sử dụng trên toàn thế giới ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hy Lạp, các nước vùng Caribbean, Anh và Mỹ.

Củ gừng được dùng làm thành các loại trà gừng, đồ uống có gừng, bia gừng, bánh gừng, bánh quy gừng… Hầu như mọi nền văn hóa đều có lịch sử sử dụng khả năng mạnh mẽ của gừng để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và giảm viêm.

Giàu các chất chống oxy hóa

Loại siêu thảo dược kỳ diệu này  đứng thứ 13 trong danh sách các thực phẩm chống oxy hóa, tự hào với số điểm ORAC ấn tượng: 28,811. Củ gừng có chứa một số loại dầu dễ bay hơi đem đến cho nó hương vị và mùi đặc trưng: zingerone, shogaols và Gingerols. Những loại dầu này là các chất có khả năng chống vi khuẩn, chống virus, chống nấm và chống ký sinh trùng mạnh mẽ. Ngoài ra, gừng ức chế sự hình thành tế bào ung thư đồng thời làm tăng khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bẩm sinh của cơ thể.

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Các phương pháp cổ điển sử dụng gừng để cải thiện quá trình tiêu hóa. Chín chất khác nhau được phát hiện trong gừng giúp kích thích các thụ thể serotonin trong ruột, đem đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Điều này làm giảm nguy cơ viêm ruột và tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Củ gừng được xếp vào loại thuốc tống hơi (giảm khí đường ruột) và chống co thắt đường ruột (giúp làm dịu đường ruột) vì chúng giúp tạo nhu động ruột. Gừng được biết đến là có khả năng giảm cơn sốt liên quan đến buồn nôn, say tàu xe, và các trạng thái của “ốm nghén”. Ngoài ra, nó giúp hỗ trợ việc sản xuất mật, do đó gừng rất hữu ích trong việc tiêu hóa chất béo.

Có tác dụng chống viêm mạnh mẽ

Củ gừng cũng có vai trò quan trọng trong liệu trình chống viêm và giảm đau tự nhiên.

Một hợp chất gọi là 6-gingerol đã được chứng minh có tác dụng giúp ngăn ngừa việc tạo ra phân tử nitơ có hoạt tính cao, oxýt nitric, vốn có thể nhanh chóng tạo thành một peroxynitrite gốc tự do nguy hiểm. Ngoài ra, gừng giúp bảo vệ các kho lưu trữ glutathione của cơ thể  (glutathione là chất chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do). Gừng cũng rất giàu kali, giúp sản xuất năng lượng điện và cai nghiện. Gừng là một nguồn mangan tuyệt vời, giúp bảo vệ niêm mạc của các mạch máu tim và đường tiết niệu. Gừng có chứa silicon,vốn rất tốt cho da, tóc, răng và móng tay. Gừng giúp hấp thụ canxi và làm giảm viêm trong mô xương, giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.

Gừng hữu cơ được tạo ra thông qua một chu kỳ lên men tiên tiến trong ba tháng giúp mở ra tiềm năng dinh dưỡng đầy đủ trong gừng. Điều này đồng nghĩa với tăng tiềm năng chống oxy hóa và các chất Gingerol hữu ích được ở trong môi trường trung gian cho phép nó giúp ổn định đường ruột và tối ưu hóa sức khỏe tổng thể.

Ngoài ra gừng còn có rất nhiều công dụng khác như: có thể chữa trị được bệnh rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, say độ cao, viêm khớp, cảm lạnh thông thường, đau bụng, liệu pháp bổ sung trong quá trình hóa trị liệu, trợ giúp tiêu hóa, mệt mỏi, cảm cúm, nhức đầu, bệnh tim, viêm nhiễm, say tàu xe, đau bụng kinh…

Cần chú ý liều lượng khi sử dụng gừng

Điều mà mọi người ít biết nhất về củ gừng (tên khoa học là zingiber officinale) là sự bí mật ẩn chứa trong loại thảo dược này, đó chính là liều lượng sử dụng.

Cho dù bạn đang uống trà gừng, gừng dạng viên nang hoặc rượu gừng, hay các gói chiết xuất cô đặc, bạn cũng phải cân nhắc hai điều: liều lượng và thời gian sử dụng. Một lưu ý quan trọng nữa là hiệu lực của sản phẩm bạn đang sử dụng, bởi vì các loại dầu dễ bay hơi, các chất hóa học trong gừng như gingerol và shogaol là những thành phần có lợi. Hãy cân nhắc tới việc chỉ mua những loại thảo dược chiết xuất còn đầy đủ thành phần các chất vì củ gừng cũng chứa các sulfide (có lưu huỳnh), polyphenolic, carotenoids, coumarin, saponin, sterol thực vật, curcumins, và phthalides, tất cả đều góp phần vào hiệu quả của gừng.

Liều lượng là quan trọng! Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cũng cần được lưu ý. 

Củ gừng đã được nghiên cứu chuyên sâu vì nguồn gốc cổ xưa của nó là từ y học cổ truyền phương Đông, y học Ấn Độ (Auyervedic) và cả y học Ả Rập. Củ gừng được công nhận là giúp giảm bớt những rủi ro liên quan đến bệnh tim vì nó là chất làm loãng máu tự nhiên. Điều này có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tim, khi các mạch máu có thể bị ứ tắc, dẫn đến cơn đau tim hoặc đột quỵ. Chắc chắn là cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

trà gừng

Hãy hỏi bác sĩ Đông y để xác định đúng liều lượng.

Hướng dẫn liều dùng thông thường

Đối với tình trạng buồn nôn và ói mửa liên quan đến thai nghén, các nghiên cứu trên người cho thấy rằng hàng ngày dùng 1g gừng có thể có hiệu quả đối với sự buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi sử dụng trong thời gian ngắn (không quá 4 ngày). Một số nghiên cứu đã nhận thấy rằng gừng thì tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm cảm giác buồn nôn vào buổi sáng.

>> Công thức trà gừng: tan sỏi thận, làm sạch gan và giết chết tế bào ung thư

– Đối với trẻ em: Không cho trẻ em dưới hai tuổi dùng gừng. Gừng có thể được sử dụng cho trẻ em trên hai tuổi để điều trị buồn nôn, đau bụng, và nhức đầu. Liều dùng tiêu chuẩn: Dùng từ 75 mg đến 2000 mg chia làm nhiều lần cùng với thức ăn. Đối với chứng buồn nôn, đầy hơi, hoặc khó tiêu: 2-4 gam rễ tươi hàng ngày (0,25-1,0 gam rễ củ dạng bột) hoặc 1,5-3,0 ml (30-90 giọt) chiết xuất dạng lỏng mỗi ngày.

– Người lớn: Nói chung, không dùng quá 4 gam gừng mỗi ngày, bao gồm cả trong thực phẩm. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều hơn 1 gam mỗi ngày. Đối với bệnh đau viêm khớp: dùng 250 mg gừng 4 lần mỗi ngày trong vài tháng. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng gừng nếu bạn sắp dùng thuốc làm loãng máu.

Bí quyết tạo đồ uống có gừng

Dưới đây là một công thức ngon và rất lành mạnh cho một người yêu thích các đồ uống có gừng- Ginger Ale.

Cách tạo Ginger Ale chống viêm

2 muỗng canh nước dừa chua Kefir

1-2 ly nước dừa

2-4 oz gừng tươi thái nhuyễn

(1oz = 28,35gr)

2 muỗng canh nước gừng  Terrain (tùy theo ý thích)

Kết hợp tất cả các thành phần và lên men trong 24 giờ bạn sẽ có một món đồ uống tuyệt vời, giàu probiotic thay thế cho nước ngọt.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN