10 cách ứng xử với những người xấu tính

10 cách ứng xử với những người xấu tính

Trong cuộc sống, chúng ta khó mà tránh khỏi những căng thẳng và mệt mỏi mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực về công việc, gia đình và cả những người xấu tính chúng ta phải tiếp xúc hàng ngày.

Chỉ cần nói những lời chạm đến lòng tự cao, tự ti của họ, có thể các tính khí trong con người họ sẽ trỗi dậy sử dụng những ngôn ngữ không hay và gây sự với chúng ta.

Trong xã hội có rất nhiều loại tính cách “xấu” khác nhau, vậy làm thể nào chúng ta có thể phân biệt người này người kia để giao tiếp của chúng ta trở nên có hiệu quả hơn? Chúng ta không nhất thiết phải xa lánh những người xấu tính xấu nết, mà quan trọng là làm sao để họ thay đổi quan niệm, thay đổi tư tưởng và thay đổi cả tính cách. Chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích các tính cách này để hiểu và biết cách giao tiếp với họ.

Dưới đây là 10 cách ứng xử với những người xấu tính bạn không nên bỏ qua:

1. Người tự cao

Người tự cao

Người tự cao

Người tự cao luôn tự xem bản thân mình giỏi hơn và xuất sắc hơn bất kỳ ai, họ sẽ không lắng nghe và chia sẻ với ai. Vì họ có tính cách này nên họ không coi trọng bạn cho dù bạn là cấp trên của họ. Những dự án của bạn có đồng đội như thế đôi khi khó có thể thuyết phục và có tiếng nói chung. Bạn không thể loại trừ họ bởi vì tính cách tự cao tự đại của họ. Họ dẫu sao vẫn là thành viên trong nhóm của bạn. Hãy để họ cùng biểu quyết với mọi người về các ý tưởng cho dự án. Sau cùng, họ phải chấp nhận thực hiện ý tưởng mà được biểu quyết chiếm đa số.

2. Người đố kỵ

Người đố kỵ

Người đố kỵ

Người đố kỵ là người có những cảm xúc tiêu cực khi thấy người khác giỏi hơn, may mắn hơn và thành công hơn mình. Có thể bề ngoài họ khen ngợi, tán dương bạn nhưng trong lòng không hề hài lòng. Họ ghen tức tật đố ‘Mình hẳn phải xứng đáng có được những thành công đó’. Mặc dù bạn cho họ thấy rằng họ được đánh giá cao, là một phần của sự thành công, nhưng phần lớn họ lại càng ghen ghét với thiện ý và sự khiêm tốn của bạn. Đây là một tính xấu mà mỗi người chúng ta nên tránh.

Chỉ tổn hại cho sức  khỏe chúng ta nếu trong lòng “ghim” sự ghanh ghét và đố kỵ. Tính cách này dễ nhận thấy, hãy lắng nghe ý kiến và sẻ chia với đồng đội của bạn để cùng nhau khuyên bảo họ thay đổi cách nhìn về người khác và bỏ đi các tâm tính xấu. Họ sẽ thay đổi vì họ không thể đơn độc trên thế giới này vì tính cách ích kỷ của mình.

3. Người xét nét

Người xét nét

Người xét nét

Người xét nét cho rằng con người nên nhận lời chỉ trích hơn khen ngợi, như thế mới tiến bộ. Họ luôn dò xét người khác, để ý từng chút một cho nên không để tâm nghe những gì bạn nói. Rồi một ngày đẹp trời họ sẽ “tuôn” ra những lời không hay về bạn.

Nếu bạn quen với những người như thế thì hãy để họ bình tâm, trò chuyện chân thành và phân tích cho họ thấy: “Dù ai có làm tốt hay chưa tốt thì cũng nên động viên họ và thúc đẩy họ ngày một tốt hơn. Những lời chỉ trích chỉ tạo thêm xung đột và hiểu lầm thôi”. Họ sẽ suy nghĩ về những gì bạn nói và chuyển biến tâm tính. Tính cách này dễ thay đổi, nhưng cần có người chỉ ra khuyết điểm của họ và khuyên bảo họ.

4. Người điều khiển

Người điều khiển

Người điều khiển

Đây là loại người thích kiểm soát hoặc điều khiển người khác. Họ ranh mãnh và tìm cách ràng buộc bạn theo ý họ. Tuy nhiên, bạn không cần phải đối đầu với họ, trước hết cân nhắc các việc nếu có tính ràng buộc và tránh nhiệm trước khi ký kết hay thỏa thuận, sau là “nhẫn” để khuyên lơn họ, cho họ có chiều hướng thay đổi.

Mỗi ngày hãy nhắc họ: “Sống tốt, làm người tốt. Quan tâm và chia sẻ với người, chắc chắn anh/chị sẽ sớm tìm được người tự nguyện trung thành”. Hãy phân tích cho họ thấy cuộc đời rất ngắn ngủi, không nên sống vì bản thân quá nhiều, hạnh phúc sẽ đến khi mở rộng tấm lòng yêu thương tất cả mọi người.

5. Người giả dối

Người giả dối

Người giả dối

Người giả dối là người biểu hiện bề ngoài rất quan tâm và thân thiện với bạn, nhưng không xuất phát từ sự nhân văn và tấm lòng của họ, mà đến từ mục đích cá nhân. Khi bạn cần họ giúp đỡ, họ giả vờ lánh xa. Đặc biệt khi bạn khó khăn, họ sẽ tìm cách từ chối.

Để nhận biết người này không dễ, nhưng “cái kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”. Không ai có thể che dấu mãi nhân cách xấu của mình. Cách làm họ thay đổi chính là bạn sống thật với họ bằng cả tấm lòng. Sự lo lắng và chăm sóc của bạn dành cho họ dần dần sẽ làm tâm của họ biến chuyển.

6. Người nói dối

Thường thì con người hay có lối nghĩ “nói dối” cũng được miễn là không gây hại cho người khác. Nhưng dần dần nó biến thành cái ‘tật’ không bỏ được, “giả vờ” trong mọi tình huống mọi hoàn cảnh. Do đó, tính xấu này cần nên loại bỏ. Chúng ta nên nói điều Chân, làm điều Chân, nghĩa là chân thành, chân thật. Bạn nên góp ý thật lòng để những người nói dối thay đổi tâm tính: “Nên sống chân thật, những người xung quanh bạn cũng sẽ như thế và thật tâm hỗ trợ bạn trong cuộc sống. Còn ngược lại, xung quanh bạn sẽ là những người tương tự như bạn”.

7. Người ngồi lê đôi mách

Người ngồi lê đôi mách

Người ngồi lê đôi mách

Những người này thích kiếm nhặt các thông tin “hot” để bàn tán, cười nhạo, nói xấu người khác. Họ thêm bớt lời nói để các tin đồn của họ “giật gân”, để lôi cuốn người nghe. Bạn nên mạnh dạn nói với họ: “Không nên nhiều chuyện và lan truyền thông tin không đúng sự thật”. Sau này, khi thấy bạn, họ sẽ giật mình và im lặng nếu có tin đồn nào đó. Và rồi chắc chắn họ sẽ thận trọng hơn trong lời nói hơn.

8. Người suy đồi

Người suy đồi là người đi theo những tật xấu, thói quen xấu của xã hội. Họ biết các hành vi, hành động của họ là xấu, không đúng đắn, nhưng họ vẫn lôi kéo người khác giống như họ. Cơ bản bởi vì họ không tự giải thoát hay tự khống chế bản thân mình. Đôi lúc bạn không nhận ra, kết thân với họ vì được vui chơi thỏa thích mà. Và rồi một ngày bạn đã trở thành người “xấu” giống họ. Mỗi người chúng ta đều thấy mặt tốt, mặt xấu của xã hội, chỉ có điều là chúng ta có thật sự quyết tâm tránh xa những điều xấu đó không.

Vì vậy, khi nhận ra được điều đó, chúng ta cần thành tâm khuyên bảo họ, tránh để họ đi vào con đường sa ngã. Hãy giúp họ trong khả năng có thể của bạn và điều quan trọng nhất là bạn cần phải giữ vững bản thân, đừng để bị họ lôi theo.

9. Người ăn bám

Người ăn bám

Người ăn bám

Bản chất của người này là lười biếng, không muốn hoạt động hay tìm kiếm kế “sinh nhai”. Vì thế mà luôn dựa dẫm vào người khác, nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn người khác.

Khi tiếp xúc với những người này, bạn nên cho họ thấy sự rạch ròi và quyết đoán, để cho họ thấy sự sinh tồn của một con người đáng quý như thế nào, dù cho đó có là một công việc thấp kém như bán vé số, buôn ghánh bán bưng… Chúng ta nên nhận ra giá trị thực của cuộc sống để mỗi người có thể hướng đến thế nào là sống đẹp và có ý nghĩa hơn.

10. Người đổ lỗi

Người đổ lỗi không bao giờ thừa nhận tránh nhiệm, thừa nhận lỗi sai. Họ là người ma mãnh, có “tài” chỉ điểm người khác. Nếu bạn làm việc với họ thì nên cẩn trọng trong giao tiếp. Họ sẽ nói những điều không hay với cấp trên của bạn dù chỉ là một lỗi nhỏ để cấp trên có cái nhìn khác về bạn, để họ được trọng dụng và thăng tiến như họ muốn bằng mọi giá.

Như vậy, khi bạn biết họ đang “chơi khăm” mình, bạn hãy nhanh chóng xếp một lịch hẹn để trò chuyện và tâm sự với họ. Bạn cần cho họ thấy ai ai cũng từng phải va vấp hay sai phạm ít nhất một lần trong đời, nhưng không vì thế mà không cho họ một lần sửa sai. Sống tranh hơn thua không phải là kẻ quân tử. Sống thật với chính mình là tốt nhất!

Theo DKN

Xem thêm: 

Sources:

BÀI LIÊN QUAN