Thói ghen ăn tức ở của người Việt Nam và Trung Quốc

Thói ghen ăn tức ở của người Việt Nam và Trung Quốc

Đố kỵ, ganh ghét, so bì hay ghen ăn tức ở là những cụm từ dùng để nói về “tâm tật đố” (theo cách nói của nhà Phật)” của con người. Ở Việt Nam, Trung Quốc thói xấu này đặc biệt nổi cộm.

Thói ghen ăn tức ở của người Việt

Một công ty sản xuất ở Hà Nội muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực xuất khẩu. Vị trưởng phòng kinh doanh (nội địa) được chỉ đạo tuyển dụng một nhân viên mới. Một nữ nhân viên xuất nhập khẩu đã được mời về. Sau vài tuần làm việc, cô nhân viên đã chứng mình được mình là người có năng lực, được nhiều người khen là thông minh sáng tạo. Khó chịu vì ít được mọi người quan tâm hơn, và cũng e ngại vị trí của mình bị lung lay, vị trưởng phòng kinh doanh kia đã tìm cách chèn ép để đẩy cô nhân viên đi.

Thói ghen ăn tức ở của người Việt

Cô nhân viên được giao làm đủ thứ việc lặt vặt như dịch tài liệu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong nước… tưởng chừng như liên quan đến công việc xuất nhập khẩu nhưng thực chất toàn là công việc của bộ phận khác. Biết mình bị “đì”, cô đành ngậm ngùi chuyển sang một công ty khác.

Sang công ty mới ít tên tuổi hơn, cô chỉ muốn công việc ổn định nên không tìm cách thể hiện mình quá mức. Tuy nhiên, một số nhân viên biết cô là người đã từng làm việc ở một công ty lớn, nên hay xoi mói, bới lông tìm vết, tìm cách bắt những lỗi như đi làm không đúng giờ, đánh máy chậm, hay khiếu ăn mặc kém – những thứ ít liên quan đến chuyên ngành của cô. Thậm chí, họ còn đơm chuyện, bịa đặt và nói xấu sau lưng cô.

Đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong muôn vàn ví dụ về thói ghen ăn tức ở của người Việt.

Không chỉ có cơ quan hay doanh nghiệp, thói ghen ăn tức ở xuất hiện mọi nơi mọi lúc trong mọi tầng lớp trong xã hội. Như một nhà nọ có 2 chị em thường thay nhau nấu cơm. Người chị thường nấu ngon hơn nhưng người em lại hay phải vào bếp hơn. Một lần người chị làm bữa, được cả nhà ăn khen ngon, người em lên tiếng gắt gảu “nấu thế này có gì đặc biệt đâu”. Tâm ganh tị nhen nhóm, tình cảm 2 chị em dần dần xa cách.

Rồi chuyện 2 gia đình láng giềng đang sống cạnh nhau thân thiết ở một vùng quê nọ, nhưng một nhà sau đó giàu lên và xây một căn nhà rất to. Nhà kia bỗng sinh lòng ghen ghét, tìm cách gièm pha, nói xấu bóng gió với hàng xóm về nhà giàu này.

Một nhà văn từng tổng kết rằng đố kỵ là một trong những thói hư tật xấu khiến người Việt không thể lớn. Đây là căn bệnh của cả dân tộc. Nếu một người làm tốt, người khác không muốn thừa nhận thành quả mà cứ gạt đi. Nhưng nếu làm kém hoặc mắc sai lầm, người khác sẽ coi đó là cái cơ để đem ra bêu rếu. Nhà văn kia cho rằng sở dĩ người Việt đố kỵ vì cộng đồng không có tiêu chí về đạo đức, tài năng.

Thói ghen ăn tức ở của người Trung Quốc

Ở Trung Quốc, thói ghen ăn tức ở còn ghê gớm hơn ở Việt Nam. Vì ghen ăn tức ở mà uất ức đến chết hay gây ra cái chết của hàng triệu người.

Còn nhớ khi xưa, trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, Chu Du vì ghen tức Gia Cát Lượng tài trí hơn mình, bao lần tìm cách hãm hại mà không được, cuối cùng vì uất hận hộc máu mà chết. Đây là tiêu biểu về tâm đố kỵ.

Chu Du

Chu Du

Ghen ăn tức ở ngày nay còn khiến ta nhớ đến câu chuyện 17 năm về trước tại Trung Quốc, khi một nguyên thủ quốc gia vì tâm đố kỵ của mình đã bất chấp mọi thủ đoạn tìm cách sát hại cả triệu người dân lương thiện.

Đó là vào ngày 20/7/1999, khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp nhắm vào các học viên môn khí công rất phổ biến lúc bấy giờ là Pháp Luân Đại Pháp mà hậu quả vẫn còn lưu đến tận ngày nay.

Do môn khí công này hiện nay đã rất phổ biến do hơn 100 quốc gia đang tập luyện, nên nhiều người trên thế giới hẳn đã có dịp tiếp xúc hoặc nghe nói về môn tập này. Hiểu một cách sơ lược, môn tu tập này hướng dẫn học viên phải luyện 5 bài tập giống với thể dục nhưng với các động tác trông rất đơn giản. Quan trọng hơn, họ còn được chỉ đạo phải tu tâm, với nguyên lý cụ thể là Chân-Thiện-Nhẫn, và tin vào Thần Phật. Phần tu tâm này khiến cho môn Pháp Luân Đại Pháp trở nên khác biệt với rất nhiều môn khí công cùng xuất hiện thời đó.

Sau khi xuất hiện năm 1992, hàng nghìn rồi hàng vạn người đã đến tập, và đến năm 1999 ước tính có khoảng 70-100 triệu người tham gia, chủ yếu qua hình thức khẩu truyền và tâm truyền, vì khi đó các phương tiện truyền thông không sẵn có như hiện nay.

Chính quyền Giang Trạch Dân ban đầu ủng hộ cho môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp này do thấy nhiều lợi ích. Tại một đất nước đông dân nhất thế giới, lãnh đạo chỉ muốn dân ngoan ngoãn nghe lời mình. Những người tu Chân-Thiện-Nhẫn làm được điều đó. Trong một quốc gia còn thiếu thốn về dịch vụ y tế, lãnh đạo muốn người dân tự tập luyện để cải thiện sức khỏe. Những người tu Pháp Luân Đại Pháp làm được điều đó.

Tuy nhiên, khi môn tu luyện này ngày càng thu hút nhiều người theo, tâm đố kỵ của Giang Trạch Dân cũng lớn dần.

Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân

Để leo lên chức đứng đầu ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã phải dùng bao nhiêu mưu mô, đổ máu của biết bao người mới đạt được. Nhưng môn tập Pháp Luân Công, chỉ trong vài năm ngắn ngủi được truyền ra đã có hàng chục triệu người yêu mến và tập theo. Điều này khiến Giang không thể chịu đựng được. Và đã phát động đàn áp dã man môn tập này với phương trâm “vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” khiến hàng chục triệu người chết, bị mổ cắp nội tạngtù tội. Gây ra thảm án kinh hoàng nhất lịch sử hiện đại.

Giải pháp nào cho tâm đố kỵ?

Cách đây hơn 2.500 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tổng kết: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”. Như vậy, nếu diệt được tâm này nghĩa là trừ bỏ được nỗi khổ tâm lớn nhất của con người.

Để thực hiện được việc này cần hững thay đổi căn cơ về giáo dục, về chuẩn mực đạo đức, trong đó có việc bài trừ thói đố kỵ.

Cá nhân chúng ta cũng cần tự tu dưỡng đạo đức để không ngừng nâng cao giá trị đạo đức và bài trừ dần tâm đố kỵ.

Cuốn Chuyển Pháp Luân là một trong những ví dụ về những cuốn sách tốt nhất hiện nay giáo dục con người từ căn bản. Chúng ta có thể lấy đó làm tham khảo.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN