Làm người nên làm được ba điều: lương thiện, trầm tĩnh và khiêm nhường

Làm người nên làm được ba điều: lương thiện, trầm tĩnh và khiêm nhường

Làm người nếu có thể lương thiện một chút, liền tăng một phần phúc phận, khiêm nhường một chút liền tăng một phần hàm dưỡng, trầm tĩnh một chút sẽ tăng một phần trí tuệ và năng lực.

Cổ nhân, Làm người nên làm được ba điều: lương thiện, trầm tĩnh và khiêm nhường

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

Làm người lương thiện tất có phúc báo

Người nhân ái tự sẽ có người khác giúp đỡ. Vì thế lương thiện là nguyên tắc hành xử của cổ nhân, cũng là phúc phận lớn nhất của đời người. Lương thiện giống như dòng chảy ngầm của dòng sông, mạnh mẽ mà không ồn ào gợn sóng. Một người mà có thể tu dưỡng hiền hậu trở thành phẩm cách thì chính là một tâm hồn cao thượng.

Người lương thiện có tấm lòng nhân ái mà bao dung, biết nghĩ cho người khác, có thể làm được liền tận lực mà làm. Vậy nên tương giao với người lương thiện không phải lo lắng phòng bị vì người ta sẽ lo cho mình, giúp đỡ mình.

Gặp được người lương thiện là là nhân duyên tốt nhất. Luận ngữ có nói: “Khả dĩ thác lục xích chi cô, khả dĩ ký bách lý chi mệnh, lâm đại tiết mà bất khả đoạt dã” (Có thể ủy thác cô nhi, có thể gửi ký gửi vận mệnh quốc gia, bảo trì đại tiết không thay lòng đổi dạ). Một người như vậy, mọi người đều muốn tương giao, làm bạn, đều rất tín nhiệm.

Cũng chính vì thế người lương thiện sẽ được mọi người quý mến, tin tưởng, tôn trọng vì vậy mà có thể tích lũy được các mối quan hệ và sự ủng hộ. Làm việc gì cũng dễ dàng, hanh thông, tức là phúc báo vậy.

Khiêm nhường biểu hiện hàm dưỡng

Yến Tử

Lục Văn Dụ thà thiếu chứ không tham (Ảnh: xahoi.com.vn)

Muôn sự, lui một bước chính là Khiêm, không ngạo mạn chính là Khiêm, nhường một bước chính là Khiêm, nói thêm một lời cảm ơn, xin lỗi, chính là Khiêm.

Cổ nhân có câu chỉ có thể thu phục lòng người thông qua đức độ, chỉ có thể thuyết phục được mọi người thông qua lý giải thuận đạo, có vậy việc làm tất sẽ thông thuận. Đức tính khiêm tốn hòa nhã có thể thu phục được nhân tâm, có được niềm tin của dân chúng.

Trong “Sử ký”, Lão Tử từng nói với Khổng Tử: “lương giả thâm tàng như hư, quân tử thịnh đức dung mạo như ngu.” Ý là một thương nhân tài giỏi rất rõ việc đầu cơ tích trữ hàng hóa, mà bề ngoài thoạt nhìn dường như chẳng có gì cả, một vị quân tử phẩm hạnh cao thượng, giấu trong vẻ ngoài thoạt nhìn giống như là ngu muội. Đây chính là cái gọi là “đại trí giả ngu ”.

Khiêm kết hợp một cách hài hòa với “thủ ngu” của Đạo gia, là cảnh giới của bậc đại trí huệ, đại hàm dưỡng. Tiến sỹ Tăng Quốc Phiên thời nhà Thanh từng nhấn mạnh “thiên địa gian duy khiêm cẩn là tái phúc chi đạo, kiêu thì mãn, mãn thì khuynh vậy.”

Khiêm tốn, là tu dưỡng thường giữ tâm bình, là một phương pháp phản phác quy chân, là đại cảnh giới quang mà không diệu. Không bao giờ muốn tự mãn, kiêu căng, cho là mình hơn người, ỷ mình cao quý mà miệt thị kẻ khác. Khiêm nhường như kẻ hèn mọn, mới đích thực là vị trí chính xác trong cuộc sống, là chỗ tốt nhất để quy tàng.

Trầm tĩnh thể hiện của trí tuệ

thiền

Có tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật.

Chúng ta có thể thấy trong ba gia là Phật gia, Đạo gia, Nho gia đều có nhắc đến “tĩnh khí”. Trong Phật gia có câu: “Do giới nhi định, định năng sinh tuệ” (tạm dịch: từ giới mà có thể định, định có thể sinh trí tuệ). Đạo gia có câu: “Thục năng trọc dĩ chỉ, tĩnh chi từ thanh; thục năng an dĩ cửu, động chi từ sinh.” (tạm dịch: Ai có thể làm được cái đục yên tĩnh lắng dần xuống thành trong? Ai có thể làm cho cái yên tĩnh kéo dài, dần trở nên động?” Nho gia: “Tri chỉ nhi hậu hữu định, định nhi hậu năng tĩnh, tĩnh nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc.” (tạm dịch: Biết đến cùng rồi mới định được, định mới có thể tĩnh, tĩnh rồi mới có thể suy nghĩ tinh tường, suy nghĩ tinh tường rồi mới có thể lĩnh ngộ được).

Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông. Gia Cát Lượng viết thư cho con trai:” “Hành của người quân tử là tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chí không xa, phải tĩnh mới học được và muốn có tài phải học, không học thì không mở rộng được cái tài, không có chí thì học không thành.” Đây chính là lĩnh hội cả đời của Gia Cát Lượng.

Tĩnh là tính cách của các bậc đại trí huệ. “Chiêu Đức tân biên” nói: “Thủy tĩnh cực tắc hình tượng minh, tâm tĩnh cực tăc trí tuệ sinh” (Nước cực tĩnh tất thấy hình, tâm cực tĩnh tất sinh trí tuệ)

Nước sâu chảy không một tiếng động, nước nông, nước cạn sẽ chảy róc rách. Người nông cạn, khoa trương sẽ giống như nước cạn vậy. Còn người có đủ tĩnh khí, khiêm nhường, biết mình sẽ giống như một nguồn nước sâu.

Chúng ta khi làm việc, không nên hấp tấp mong cầu thành công, không nên mong muốn rằng mình có thể đổi đời qua đêm. Nếu như khi làm việc có thể coi bước lùi là bước tiến, khiêm nhường là hoạch lợi, mềm yếu là cương cường, thế thì sẽ rất ít gặp phải sự thất bại. Khi có ai đó nói điều gì không tốt về mình, trước tiên chúng ta cần phải xét lại hành vi của chính mình xem có thật sự đã sai gì không. Nếu như có, minh chứng rằng người kia đã nói đúng. Nếu không có, cũng chỉ chứng minh rằng người kia đã nói không đúng mà thôi. Nếu người kia nói đúng, đương nhiên chúng ta cần phải khiêm tốn tiếp thu. Nếu người kia nói không đúng, đối với chúng ta cũng không có gì là tổn hại. Vậy sao chúng ta lại phải để tâm oán trách người kia.

Tăng quốc Phiên thời trẻ hành sự có những lúc không tránh khỏi nóng nảy. Thầy của ông ta Lý học đại gia, Đường Giám tiên sinh tặng cho ông ta một chữ tĩnh. Từ đó Tăng quốc Phiên ngày ngày đều ngỗi tĩnh (thiền) một hồi, trong việc trị học tùng chính (các công việc của một đại thần) thể hội cũng như phương pháp đều ứng sử hơn người, thu được rất nhiều lợi ích.

Chỉ những người thủ tĩnh mới có thể phát hiện những hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống bình dị. Những người gấp gáp, bước chân vội vàng bỏ qua rất nhiều những điều tốt đẹp. Chúng ta có thể đã từng phung phí những năm tháng cuộc đời hoặc lê bước trên đường đời lầy lội nhấp nhô, nhưng nếu chúng ta có thể dừng lại một chút, bỏ qua những can nhiễu công kích của thế tục, thản nhiên nhìn xuyên qua những phức tạp phồn hoa và tìm một chút yên tĩnh, an định trong tâm có thể chúng ta sẽ đột nhiên cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN